Giải pháp về phía doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Những giải pháp cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam (Trang 40 - 43)

d. Thách thức về nguồn tôm xuất khẩu.

4.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp.

a. Nâng cao chất lượng tôm xuất khẩu và đa dạng hóa sản phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam muốn có được vị thế cao trên thị trường Nhật Bản trong điều kiện cạnh tranh ngày càng cao thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm là điều thiết yếu. Để làm được điều này các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải:

Quản lý chặt chẽ chất lượng nguồn hàng ngay từ khâu đầu tiên để loại bỏ những nguyên liệu không đạt yêu cầu.

Xây dựng và phát triển các chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMPSSOP, HACCCP trong chế biến nhằm đảm bảo ATVSTP.

Đẩu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại từ khi thu mua nguyên liệu, đến chế biến và vận chuyển sản phẩm.

Đổi mới, nâng cấp dây chuyền, công nghệ chế biến một cách đồng bộ để nâng cao giá trị dinh dưỡng của tôm thành phẩm.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm cần đa dạng hoá các mặt hàng tôm xuất khẩu để đáp ứng hơn nữa nhu cầu khách hàng. Trên thực tế, sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản còn quá đơn diệu về chủng loại cũng như kích thước. Vì vậy doanh nghiệp cần đi sâu nghiên cứu thói quen,tập quáng xu hướng tiêu dùng mặt hàng tôm trên thị trường Nhật để đưa ra chiến lược kinh doanh đúng hướng.

Khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm các doanh nghiệp cần chú ý tới các vấn đề:

- Tăng tỷ trọng các mặt hàng tôm tẩm bột và đồ hộp.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các loại tôm ăn liền mang đạm hương vị châu Á. Đây là những sản phẩm rất được người tiêu dung Nhật yêu thích.

- Các sản phẩm tôm cần được đa dạng hoá theo hướng chế biến tôm thành phẩm để tăng giá trị gia tăng.

b. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh nghệp Việt Nam yếu thế cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản đó là không nắm được thông tin đầy đủ về thị trường này.

- Nhật Bản là thị trường về tôm hết sức phong phú nhưng cũng rất khó tính và thường xuyên thay đổi. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường một cách sâu, sát để có được những thông tin chính xác, kịp thời.

- Đẩy mạnh hoạt động dự báo cầu về tôm, xu hướng tiêu dung, các thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Nhật Bản… để có hướng điều chỉnh kịp thời.

- Tăng cường giới thiệu sản phẩm qua mạng internet. Mỗi công ty cần xây dựng trang web riêng với thiết kế khoa học và gây ấn tượng, tiến tới ký kết các hợp

lựa chọn hình thức tiếp thị thông qua việc xây dựng bộ phận đại diện thương mại của công ty tại Nhật Bản.

Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu được xem như một vấn đề cần thíêt của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để xây dựng và phát triển thương hiệu các doanh nghiệp cần:

Nâng cao nhận thức trong doanh nghiệp về sụ cần thiết và tác dụng của việc tạo lập thương hiệu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần dành chi phí thích hợp cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu: đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển thị trường …

Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu trong chiến lược marketing

Cần đề cao chữ tín trong kinh doanh trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng.

Luôn biết làm mới sản phẩm của mình đồng thời phải nắm bắt được khẩu vị, thói quen tiêu dùng …của người tiêu dùng Nhật bản.

c. Phát triển mạng lưới phân phối trên thị trường Nhật Bản.

Xét về lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng mạng lưới tiêu thụ thủy sản tại thị trường Nhật Bản để tạo thế đứng vững chắc cho tôm Việt Nam, nhằm cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Để có thể mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản, ta có thể tận dụng lực lượng Việt Kiều tại Nhật Bản. Hiện nay, số lượng bà con Việt Nam đang sống và làm việc tại Mỹ khá đông đảo. Với trình độ khoa học cao do được tiếp xúc với nền khoa học hiện đại cộng với sự am hiểu về luật pháp Nhật Bản thì đây sẽ là một nguồn lực đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút và tận dụng trong việc hợp tác kinh doanh hoặc sử dụng làm môi giới, trung gian với các đối tác Nhật Bản. Đồng thời đồng bào Việt kiều cũng sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ đáng kể cho hàng hóa Việt Nam xuất sang Nhật Bản, và qua đó gián tiếp quảng bá cho tôm Việt Nam. Như vậy lực lượng Việt kiều đang và sẽ trở thành những đối tác quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó để phát huy vai trò của lực lượng này, các doanh nghiệp cần chủ động

trong việc tìm kiếm hợp tác đồng thời phải có đối sách phù hợp để ưu đãi, thu hút và đào tạo cho họ hợp tác kinh doanh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần xây dựng quan hệ với các nhà phân phối ở Nhật Bản vì đây là thị trường có phân cấp bán buôn bán lẻ…rõ ràng. Do đó, nắm chắc mạng lưới phân phối hàng và có quan hệ tốt với các nhà phân phối sẽ là ưu thế quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu, rộng vào thịt trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Những giải pháp cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam (Trang 40 - 43)