Đánh giá thực trạng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Những giải pháp cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam (Trang 26 - 28)

Nhật Bản.

a. Thành tựu đã đạt được.

Thứ nhất là tỷ trọng của xuất khẩu tôm trong ngành thuỷ sản và đóng góp của xuất khẩu tôm vào GDP hàng năm nhìn chung là ổn định.

Bảng 3.4: Tỷ trọng xuất khẩu tôm trong xuất khẩu thuỷ sản

Đơn vị: %

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Tỷ trọng 49 52 50,5 47 50

Nguồn: Trung tâm tin học, Bộ thuỷ sản.

Thứ hai, về chất lượng sản phẩm tôm xuất khẩu: theo đánh giá của các nhà nhập khẩu Nhật, do nuôi tôm ở Việt Nam chủ yếu mang tính quảng canh và quảng canh cải tiến nên vị tôm ngọt tự nhiên, ngon hơn tôm nuôi nghiệp ở Thái Lan và Inđônêsia. Do đó, tôm của Việt Nam được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Tuy nhiên trong khâu chế biến còn phải chú ý nhiều đến vấn đề VSATTP và hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm xuất khẩu.

Thứ ba, về chủng loại tôm xuất khẩu: trước kia tôm Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là tôm sú thì sang những năm gần đây đã có sự thay đổi về chủng loại.Không chỉ có tôm sú mà Việt Nam còn xuất khẩu cả tôm hùm, tôm càng xanh và đặc biệt là tôm TCT. Tuy khối lượng và giá trị tôm TCT xuất sang Nhật hiện nay còn chưa cao nhưng đây là loại tôm có tiềm năng rất lớn.

Thứ tư, về giá cả xuất khẩu: giá tôm của Việt Nam nhìn chung còn ở mức thấp, vẫn thấp hơn tôm của Thái Lan và Ấn Độ. Xu hướng tôm của Việt Nam sẽ

tăng giá trong thời gian tới do sự khan hiếm về nguồn cung tôm và một phần cũng do chất lượng tôm của Việt Nam được cải thiện đáng kể.

Bảng 3.5: Giá tôm sú xuất khẩu sang Nhật

Đơn vị: USD/kg.

Cỡ tôm sú 2000 2001

4- 6 pounds/con 26,5 21,85

6- 8 pounds/con 24,85 20,85

16- 20 pounds/con 17,5 13,35

Nguồn: VASEP, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. b. Hạn chế

Về chất lượng tôm xuất sang Nhật.

Chất lượng tôm của Việt Nam xuất sang Nhật chưa đạt yêu cầu và hầu hết là chưa được kiểm định một cách chặt chẽ trước khi xuất khẩu.Do đó, ngay trong tháng 12/2006, khi phía Nhật Bản áp dụng lệnh kiểm tra 100% các lô hàng nhập từ Việt Nam thì đã có rất nhiều lô hàng bị trả lại do phát hiện có chất cấm trong tôm.

27/12/2006 lô hàng 13.800 kg tôm và sản phẩm chế biến của công ty Cái Đôi Vàm (Cà Mau) cập cảng vào Nhật ngày 15/12/2006 có dư lượng kháng sinh chloramphenicol 0,0007 ppm;

- Ngày 5/1/2007 lô hàng tôm 41600kg của Cty Việt Phú (Tiền Giang) có dư lượng kháng sinh chloramphenicol 0,0007 ppm;

- Một lô hàng 6.510kg tôm đông lạnh của một Cty khác (phía Nhật chưa báo tên) cập cảng ngày 14/12/2006 có dư lượng kháng sinh chloramphenicol là 0,0006 ppm. Cả ba lô hàng trên phía Nhật đang yêu cầu trả lại Việt Nam, hoặc hủy tại chỗ hoặc không được dùng làm thức ăn cho người.

Về chủng loại cũng như kích thước: mặt hàng tôm xuất sang Nhật chủ yếu là tôm sú. Các loại tôm khác như tôm hùm, tôm càng xanh, tôm TCT chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Hơn nữa các mặt hàng tôm xuất khẩu hầu hết là tôm đông lạnh hoặc tôm nguyên con chỉ qua sơ chế, giá trị gia tăng thấp. Các loại tôm đã qua chế biến như tôm xông khói, tôm tẩm bột …. là những loại được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản và có giá trị gia tăng cao xuất sang Nhật với số lương rất hạn chế. Cần đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng tôm này để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu Những giải pháp cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam (Trang 26 - 28)