Các dự báo về triển vọng của hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật.

Một phần của tài liệu Những giải pháp cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam (Trang 36 - 37)

d. Thách thức về nguồn tôm xuất khẩu.

4.2. Các dự báo về triển vọng của hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật.

Nam sang Nhật.

Tuy Nhật Bản có ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh nhưng cũng chỉ thoả mãn được 2/3 nhu cầu trong nước. Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở Nhật có xu hướng giảm sút là do chất lượng các loại thuỷ sản sống theo hàng bị xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, Nhật Bản không còn được tự do đánh bắt ở các khu vực thuộc địa phận nước khác như trước đó. Ngoài ra, sự thay đổi của môi trường, khí hậu trái đất như dòng hải lưu, nhiệt độ nước biển tăng lên, tình trạng cạn kiệt nguồn cá, tôm ở các vùng biển lân cận do đánh bắt bừa bãi cũng làm giảm sút sản lượng khai thác. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Nhật Bản cũng giảm, do vậy Nhật Bản phải tăng cường nhập khẩu để thoả mãn nhu cầu của thị trường.

Năm 2009 là một năm đáng ghi nhận đối với ngành tôm Việt Nam bởi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 11/2009, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 190.490 tấn, trị giá trên 1,518 tỉ USD, tăng 7,4% về lượng và 0,73% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, tôm TCT ngày càng chiếm tỉ trọng cao, đạt xấp xỉ 50.000 tấn với kim ngạch cả năm dự kiến đạt 300 triệu USD.

Thống kê năm 2009 cho thấy, Nhật Bản gia tăng nhập khẩu tômTCT, chiếm 18% khối lượng.

Theo dự báo của ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Vasep, sang năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong khi xuất khẩu tôm TCT sẽ tăng gấp đôi lên 500 triệu USD, sản lượng đạt khoảng 150.000 tấn. Việt Nam có thể sẽ có lợi thế ở thị trường tôm chân trắng cỡ nhỏ do có nguồn lao động. KNXK tôm sú dự kiến sẽ đạt 1,4 tỉ USD. Theo ông Hoè, sang năm mới, giá thành tôm sú sẽ tác động trực tiếp lên xuất khẩu chứ không phải là thị trường. Năm 2010, tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn của các nhà nhập khẩu Nhật Bản trong khi Hàn Quốc sau khủng hoảng sẽ là thị trường quan trọng đối với tôm Việt Nam.

Tuy nhiên về mặt giá cả,thị trường Nhật Bản khó chấp nhận việc tăng giá tôm. Chỉ khi rơi vào tình trạng nguồn cung ứng bị thiếu nghiêm trọng thì mới tăng được giá. Việt Nam có lợi thế là giá tôm thấp hơn các nước khác cùng xuất khẩu tôm vào Nhật. Hơn nữa lại được hưởng ưa đãi về thuế nhập khẩu do việc ký kết hiệp định mang lại. Do đó, tôm của Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Những giải pháp cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam (Trang 36 - 37)