Những vấnđề đặt ra củacác tổchức xã hộiđối với xâydựng nhà nước pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 68)

1.2 .3Tổ chức xã hội với việc thực thiquyền lực của nhândân

2.3.1 Những vấnđề đặt ra củacác tổchức xã hộiđối với xâydựng nhà nước pháp

Có thể khẳng định rằng, các TCXH ở Việt Nam đã và đang có nhiều những biểu hiện cụ thể, hoạt động sôi nổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và góp phần nhất định vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, thực tế các TCXH ở Việt Nam vẫn còn một số vấn đề đặt ra như sau:

2. 3.1.1Môi trường thể chế, pháp lý

Nhận thức bất cập, thiếu cơ chế triển khai chủ trƣơng

Hiện chưa có sự đồng thuận trong quan điểm về TCXH ở Việt Nam. Mặc dù các TCXH Việt Nam đang hoạt động khá mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, nhất là phát huy các điều kiện xây dựng NNPQ XHCN, nhưng, các quan điểm chính thức về các TCXH hiện chưa rõ ràng, ngay cả việc tranh luận trên các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, trên các phương tiện truyền thơng, báo chí cũng chưa thống nhất được về nội hàm của khái niệm này cũng như ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Đồng thời, chưa có sự nhận thức nhất quán giữa cơ quan nhà nước và giới nghiên cứu về vấn đề này. Vì thế, các quy chế pháp lý, các cơ chế phối hợp hoạt động giữa nhà nước Việt Nam và các tổ chức dân sự của nước ngoài, cũng như trong nước về các vấn đề xã hội nói chung và xây dựng NNPQ XHCN là chưa có. Điều này dẫn đến việc một số cơ quan còn e ngại các TCXH và tránh hợp tác với các tổ chức của nó, nhất là các tổ chức phi chính phủ, gây ra những đánh giá khác nhau về TCXH và làm hạn chế vai trị của hình thức tổ chức này lên đời sống xã hội. Đồng thời, nhận thức của các cơ quan nhà nước về vai trị của các TCXH nói chung còn chưa đầy đủ. Với cách thức tổ chức và hoạt động của các TCXH nói chung như hiện nay, các cơ quan nhà nước không đặt niềm tin cao vào khả năng phát hiện vấn đề cũng như đưa ra được phương án giải quyết vấn đề của các TCXH.

Điều này gây ra những đánh giá khác nhau về TCXH và làm hạn chế vai trò của tổ chức này lên đờisống xã hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình chuyển đổi nên quan niệm nhà nước làm tất cả và chỉ có các cơ quan nhà nước mới có thể làm tốt được vẫn đang ngự trị ở khơng ít các cơ quan các cấp và các cá nhân khác nhau. Vì vậy, việc tiếp cận của các TCXH trong việc thực hiện hoạt động phản biện các chính sách pháp luật và giám sát việc thực thi cịn gặp nhiều khó khăn. Cần nhìn nhận một cách khách quan, hiện nay chúng ta đang thiếu cơ chế pháp lý thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội vào các quá trình trên. Như đã biết, pháp luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được nghiên cứu một cách có hệ thống để cải tiến theo tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là dân chủ hóa quy trình xây dựng chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, việc thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội nói chung chưa có cơ chế đầy đủ để bảo đảm thực hiện. Trước hết, bản thân thể chế về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội thiếu đồng bộ, Luật về Hội chưa được ban hành sau nhiều thời gian chuẩn bị. Nhiệm vụ tư vấn, phản biện, giám sát xã hội của các tổ chức xã hội chưa được cụ thể hóa từ chủ trương của Đảng thành các quy định pháp lý để áp dụng cho các loại hội, hiệp hội tương ứng. Các chủ thể xây dựng pháp luật chưa khai thác triệt để sự tham gia của các tổ chức xã hội. Nhận thức của các cơ quan nhà nước, các đơn vị được giao xây dựng chính sách về vai trị của các tổ chức xã hội nói chung cịn chưa đầy đủ; từ đó, ý định mời các tổ chức xã hội tham gia là không thường trực, và nếu có, cũng khơng kèm theo hi vọng và sự tin tưởng lớn vào chất lượng đóng góp. Với cách thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức nói chung như hiện nay, các cơ quan nhà nước không đặt niềm tin cao vào khả năng phát hiện vấn đề cũng như đưa ra được phương án giải quyết vấn đề của các tổ chức xã hội. Hơn nữa, nguồn kinh phí do hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật khơng đảm bảo để thu hút sự tham gia hiệu quả của các chuyên gia, các nhà khoa học tiêu biểu, ngay cả khi cơ quan ban hành chính sách đánh giá cao năng lực của họ.

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các TCXH thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám

định xã hội. Nhưng, việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng còn chậm, chưa cụ thể, chế tài chưa rõ ràng và chưa đầy đủ về trách nhiệm. Nguyên nhân là do một mặt, các cấp ủy đảng từ Trung ương đến địa phương chưa quan tâm đúng mức, mặt khác vì chưa có cơ chế cung cấp thơng tin nên các Bộ, ngành, các cấp chính quyền và các cơ quan hữu quan chưa gắn trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện để các TCXH thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện chính sách. Các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước khơng ít nơi bị ảnh hưởng của bệnh thành tích hoặc tác động của các nhóm lợi ích. Điều đó khiến cho hoạt động giám sát, phản biện dễ bị coi là hoạt động soi mói vào nội tình cơ quan được tư vấn, phản biện nên các cơ quan này thường không mặn mà với hoạt động này và không phải lúc nào cũng có thái độ cởi mở đối với các kết quả phản biện, giám sát. Đối với các đề án, dự án, chương trình đã được các TCXH tham gia giám sát và gửi văn bản phản hồi tới các cơ quan, tổ chức (đặt hàng, yêu cầu...), do chưa có quy định rõ ràng về việc phản hồi các ý kiến, nên các cơ quan này chưa có trách nhiệm phản hồi khi họ nhận được văn bản của các TCXH. Việc tiếp cận thông tin hiện đang rất bị hạn chế cũng như chất lượng thông tin không cao, và trong nhiều trường hợp bị điều chỉnh khá nhiều khiến cho việc thu thập thơng tin và đánh giá chính xác là rất khó khăn, bằng chứng cho các kết luận và khuyến nghị bị hạn chế.

Triển khai mang tính hình thức

Ngồi ra, một vấn đề tưởng chừng mang tính kỹ thuật song ảnh hưởng đến quyết định mời hay không mời các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia xây dựng chính sách; đó là việc tranh thủ ý kiến chuyên gia thường diễn ra ở giai đoạn khi dự án, dự thảo đã được thống nhất giữa các cơ quan nhà nước với nhau ở mức độ nhất định. Sự tham gia “sau” của các chuyên gia, các nhà khoa học gây cảm giác e ngại về khả năng họ sẽ đưa ra các ý kiến trái ngược không cần thiết hoặc nêu vấn đề đã từng được thảo luận. Nhiều trường hợp, việc lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học lại chỉ mang tính hình thức và khơng thực chất. Bằng chứng là thời hạn của việc tiếp nhận ý kiến phản hồi ghi trên văn bản còn sớm hơn cả thời gian văn bản, dự thảo chính sách được chuyển đến các tổ chức xã hội được xin ý kiến. Chính

vì vậy, một là các tổ chức xã hội khơng thể có thời gian để chuẩn bị ý kiến phản biện để phản hồi; hai là tâm lý khi gặp trường hợp này cũng không muốn tham gia phản biện. Theo đó, việc giám sát cũng bị hạn chế.

2.3.1.2Năng lực hạn chế

Khó tiếp cận các cơ quan ban hành chính sách

Các tổ chức xã hội mặc dù có thế mạnh về nghiên cứu và tư vấn chính sách trong một số lĩnh vực chuyên môn nhất định, nhưng như đã nêu ở phần trên, không phải tổ chức nào cũng có thể tiếp cận được các cơ quan xây dựng, ban hành chính sách đề thực hiện việc phản biện chính sách. Việc tiếp cận với các cơ quan tiếp thu tư vấn phải thông qua cầu nối là LHHVN hoặc các tổ chức tương tự để tư vấn với các cơ quan quản lý nhà nước/cơ quan hoạch định chính sách. Việc các các cơ quan có vai trị “cầu nối” có sẵn sàng thực hiện vai trị cầu nối hay khơng phụ thuộc vào nội dung tư vấn có phù hợp với ý tưởng và quan điểm của tổ chức cầu nối và năng lực của TCXH làm công tác tư vấn. Do vậy, các TCXH không chỉ làm tốt công việc chun mơn của mình mà phải thường xuyên làm việc chặt chẽ với các cơ quan “cầu nối” để họ sẵn sàng đóng vai trị kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan hoạch định chính sách.

Thiếu năng động và tính chuyên nghiệp

Số lượng cán bộ, nhân viên của các TCXH khơng nhiều, trong đó lại phải đảm nhận nhiều cơng việc khác nhau, vì vậy có rất ít cán bộ chun trách cho hoạt động phản biện, giám sát. Trình độ chun mơn của cán bộ mảng này còn hạn chế. Hơn nữa, một mặt, độ tuổi trung bình của các cán bộ tại các tổ chức này cũng tương đối cao, nên hạn chế về sự năng động và tính chun nghiệp trong cơng tác tổ chức thực hiện. Mặt khác, hoạt động phản biện, giám sát là một dạng nhiệm vụ mới và có nhiều điểm khác biệt so với việc triển khai một đề tài nghiên cứu hay hội thảo, hội nghị khoa học, đặc biệt là trong công tác truyền thông và tổng hợp ý kiến tư vấn, vì vậy cần có nhiều thời gian để cơng tác tổ chức dần đi vào chun nghiệp. Ngồi ra, vị thế xã hội của các TCXH khơng cao, điều đó khiến cho việc thu hút cán bộ có

năng lực về làm việc gặp khó khăn và dịng chảy cán bộ có tay nghề cao ra khỏi các tổ chức này là khơng nhỏ.

Năng lực tài chính yếu

Hầu hết các TCXH ở Việt Nam đều ở tình trạng thiếu hụt về tài chính, nguồn tài chính khá hạn hẹp, không ổn định và bị lệ thuộc vào các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ nước ngồi, sự đóng góp của các thành viên, v.v.. Một số TCXH có mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước như các hiệp hội nghành nghề, các tổ chức khoa học cơng nghệ thì có sự hỗ trợ kinh phí từ phía nhà nước thơng qua việc chi cho dịch vụ công, ký kết các hợp đồng dịch vụ, quy định điều tiết, chi trả phí dịch vụ cho các tổ chức này hoạt động. Vì các TCXH là các tổ chức ngồi cơng lập, tự chủ về tài chính và hoạt động, nên các TCXH rất ít nhận được sự hỗ trợ kinh phí của cơ quan quản lý nhà nước. Ngay cả việc các TCXH tiếp cận với ngân sách nhà nước (ngân sách địa phương hoạt động KH&CN, từ các quỹ phát triển KH&CN... như LHHVN) cũng cịn nhiều khó khăn. Để thực hiện được hoạt động nói chung và hoạt động phản biện, giám sát chính sách nói riêng, các TCXH phải tìm kiếm kinh phí thơng qua đấu thầu. Việc thực hiện các hoạt động tư vấn với quy mô lớn hay nhỏ, chuyên gia tư vấn giỏi hay khơng và hình thức tư vấn sẽ phụ thuộc khá nhiều vào kinh phí thơng qua đấu thầu nhiệm vụ. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng phản biện, giám sát. Còn các tổ chức không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước (chia làm nhiều đối tượng, những tổ chức cộng đồng, dân chúng hoạt động chủ yếu theo sở thích), tiềm lực tài chính đến từ các hội viên và sự đóng góp của các nhà hảo tâm nên không mạnh, dẫn đến vị thế, phạm vi hoạt động yếu, hẹp, do đó mức ảnh hưởng đến việc gây áp lực lên sự thay đổi chính sách và các việc khác cũng yếu hơn. Trong khi đó, những tổ chức phi chính phủ trong nước, tiềm lực tài chính mạnh hơn, với nhiều hoạt động thiết thực, mạnh dạn phản ánh các vấn đề nổi cộm trong xã hội thì lại dễ bị tổn thương bởi khơng được đánh giá, ghi nhận trong hoạt động của mình và đơi khi họ cịn bị hiểu nhầm là đang tiến hành các hoạt động chống phá chính phủ, nhà nước. Hiện nay, mơ hình tổ chức, bộ máy, nhân sự của các tổ chức xã hội chưa thống nhất, mỗi tổ chức có định hướng quan tâm khác

nhau; bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của các tổ chức này cịn hạn hẹp, vì thế chính sách đãi ngộ chưa xứng đáng. Đây là điểm không thuận lợi trong việc tập hợp các chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành để tham gia hoạt động. Do phải tự chủ về kinh phí và hoạt động dẫn đến hầu hết các TCXH chỉ có thể xây dựng cho mình đội ngũ cán bộ với quy mơ nhỏvà linh hoạt. Việc duy trì đội ngũ chuyên gia/cán bộ chuyên nghiệp làm việc thường xuyên và ổn định tại tổ chức khơng nhiều. Các TCXH cũng khơng có nhiều điều kiện để đào tạo dài hạn nâng cao năng lực cho cán bộ. Lực lượng cán bộ mỏng, ln có sự thay đổi, biến động trong q trình hoạt động và có một tỷ lệ khá lớn cán bộ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động và tính chun nghiệp của tổ chức, đặc biệt là với tổ chức làm về giám sát, phản biện chính sách.

2.3.2 Một số đề xuất, kiến nghị về vai trò của các tổ chức xã hộiđối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)