Một số đề xuất, kiến nghị về vai trò củacác tổchức xã hộiđối với xâydựng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 84)

1.2 .3Tổ chức xã hội với việc thực thiquyền lực của nhândân

2.3.2 Một số đề xuất, kiến nghị về vai trò củacác tổchức xã hộiđối với xâydựng

Việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị sau đây nhằm phát triển các TCXH và khắc phục những hạn chế, khó khăn mà nó gặp phải trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Những kiến nghị này tập trung chủ yếu vào vấn đề nhận thức, vào khía cạnh tổ chức, quản lý, là những điều kiện cần thiết để hiện thực hóa các quan hệ của các TCXH và phát huy vai trị của nó trong việc xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.

2.3.2.1Kiến nghị về mặt nhận thức

Thứ nhất, đổi mới nhận thức của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trị của các tổ

chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nâng cao nhận thức về vai trò của các tổ chức xã hội đối với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng các đồn thể phát huy vai trị của các tổ chức xã hội trên cơ sở quan điểm: Phát triển các tổ chức xã hội đi cùng với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phát triển các tổ chức xã hội trước hết bảo vệ và duy trì lợi ích của các thành viên, các tổ chức xã hội cịn góp phần quan trọng trong việc thực hành dân chủ, là cầu nối giữa

nhân dân với chính quyền, một trong những cơ sở quan trọng hình thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong đời sống xã hội luôn tồn tại những khoảng trống mà Nhà nước không thể bao quát hết. Để lấp đầy được những khoảng trống đó, chỉ có thể là các TCXH. Hiểu như vậy thì các TCXH là cái cần có để “lấp đầy” xã hội, tạo nên hiệu quả kinh tế - xã hội đầy đủ cho xã hội, chính là những gì độc lập với nhà nước, “ở ngồi, phi nhà nước”. Một xã hội chỉ có hoạt động của nhà nước, tất cả đều quy về nhà nước, thì sẽ là một xã hội nghèo, nghèo một cách tất yếu, đơn điệu và khơ cằn. Vì vậy, Nhà nước cần nhận thức đúng và xác định mức độ can thiệp của mình vào các thiết chế, TCXH, nhằm tránh sự can thiệp “thơ bạo” kìm hãm sự phát triển hợp quy luật của nó. Thơng qua việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa các TCXH với NNPQ, Nhà nước mới quản lý xã hội có hiệu quả, mới xây dựng được nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ hai, đẩy mạnh nhận thức của các tổ chức xã hội và cộng đồng về vai trị

của nó trong việc xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ việc nhiều TCXH ở Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả, chưa ý thức được vị trí, vai trị của mình trong tương quan với các tổ chức khác trong xã hội, chưa phát huy được hết vai trị của mình trong cơng tác vận động chính sách, giám sát, phản biện và các công việc cộng đồng khác. Các thành viên trong các TCXH phải tự nhận thức được vai trị của mình, phải biết TCXH là gì, từ đó, kết nối với các TCXH khác trong nước và trên thế giới để tận dụng các nguồn lực từ quốc tế cũng như nâng tầm nhận thức về các vấn đề chung của nhân loại mà TCXH có thể tham gia giải quyết.

Để thúc đẩy quá trình này cần phải có sự thừa nhận từ phía nhà nước, có sự thống nhất trong nghiên cứu khoa học về TCXH nói chung và XHDS Việt Nam nói riêng, phổ biến các kiến thức này đến với các thành viên của TCXH cũng như trong xã hội bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau. Mở các lớp tập huấn, các khóa đào tạo về nâng cao năng lực cho các TCXH trong các lĩnh vực khác nhau như vận động chính sách, xóa đói giảm nghèo, cơng tác cộng đồng, nhất là phản biện và giám sát xã hội... Tổ chức các diễn đàn nhân dân khu vực, quốc tế để trao đổi, cung

cấp thông tin định hướng về quan điểm và phối hợp thống nhất về nhận thức và hành động của các TCXH Việt Nam trong quan hệvà hoạt động đối ngoại.

2.3.2.2Kiến nghị về mặt tổ chức, quản lý

Thứ nhất, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối

với các tổ chức xã hội.

Trong quá trình phát triển của các TCXH Việt Nam, vấn đề khó khăn lớn nhất đó là chưa có một hệ thống pháp lý điều chỉnh trực tiếp đến sự vận hành của thiết chế này. Điều này đã làm giảm đi vai trò và tác động của các TCXH đến sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của yếu tố này, nhà nước cần đưa ra một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, khoa học, tổng thể giúp cho việc quản lý hoạt động các tổ chức này chặt chẽ hơn, hướng vào thực hiện xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Hoàn thiện hệ thống pháp lý về các TCXH trong việc đăng ký thành lập, tổ chức quản lý, lĩnh vực hoạt động, cách thức, phương pháp hoạt động, hội viên, cơ chế tài chính, cơ chế giám sát... nhằm đảm bảo cho các hội, các tổ chức nhân dân hoạt động trong khuân khổ của pháp luật, có mơi trường hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của nhân dân. Điều này cũng giúp hạn chế các tiêu cực của các TCXH, và nhà nước xã hội chủ nghĩa có cơ chế kiểm sốt hoạt động của thiết chế này một cách công khai và chủ động.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người nhất là các luật liên quan đến quyền tự do thông tin, tự do ngơn luận, báo chí, biểu đạt... của người dân. Xây dựng lộ trình chi tiết thực thi các cơng ước về quyền con người; thiết lập cơ quan nhân quyền quốc gia. Nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị của LHQ về quyền con người; xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện quyền con người có sự tham gia chính thức của các TCXH.

Đẩy mạnh quá trình nhà nước thừa nhận vai trị và sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc xây dựng pháp luật, thậm chí giám sát triển khai pháp luật. Để thực hiện quá trình này, nhiều chuyên gia cho rằng khi ban hành các văn bản Luật cần phải thể hiện được việc cho phép người dân đưa ra sáng kiến luật pháp của

mình, nếu có nhiều người dân cùng ký vào bản đó thì Quốc hội, hoặc Bộ Tư pháp cần xem xét và thẩm định luật này; tham vấn ý kiến người dân và cơng khai nó ngay từ khi soạn luật chứ không phải đợi khi xây dựng xong mới tham vấn; Quốc hội Việt Nam có thể ra một cơ chế cho các tổ chức phi Chính phủ đăng ký tư cách tham gia góp ý hoặc soạn thảo luật, pháp lệnh; Cần có cơ quan độc lập làm đánh giá hoặc kiểm định báo cáo đánh giá tác động của dự thảo luật chứ không nên để cơ quan chủ trì soạn thảo làm việc này như hiện tại; Cơ quan thẩm tra và đại biểu Quốc hội cũng bắt buộc phải lấy ý kiến chuyên gia, người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án luật; Cần phân bổ ngân sách đảm bảo sự tham gia góp ý của người dân vào dự thảo dự án luật. Ngoài ra, cần tăng cường xây dựng cơ chế đối thoại giữa nhà nước với các TCXH nhằm phát huy dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh việc thành lập các tổ chức nghiên cứu độc lập, góp ý cho chính phủ, cho Đảng.

Thứ hai, đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức

xã hội Trong điều kiện mới, đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội là rất cấp thiết và địi hỏi phải có những định hướng, giải pháp phù hợp, sát thực tế. Đối với Việt Nam hiện nay, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau:

Một là, tổ chức bộ máy của các tổ chức xã hội trong thời gian tới cần tập trung

giải quyết là phải khắc phục mọi biểu hiện hành chính hóa trong tổ chức, hình thức trong các hoạt động, khơng gắn bó và thực sự vì lợi ích hội viên, nhóm nghề nghiệp, cộng đồng xã hội mà tổ chức đại diện. Chú trọng đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy lãnh đạo hội ở cấp Trung ương theo tinh thần tinh giản, hiệu quả, đảm bảo việc điều hòa, phối hợp hoạt động của các cấp hội, các hội thành viên đạt hiệu quả. Mỗi bộ phận, mỗi tổ chức của hội được thành lập phải xuất phát từ yêu cầu thật cần thiết, chức năng, nhiệm vụ phải được xác định rõ ràng, hoạt động không chồng lấn với nhiệm vụ của bộ phận khác, hướng vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của hội viên. Đối với các liên hiệp hội, hội liên hiệp, cần chú ý quan hệ phối hợp hoạt động ngang dọc giữa các tổ chức thành viên để vừa tạo nên sức mạnh tổng hợp chung, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo của từng tổ chức thành viên; tăng

cường công tác vận động, thuyết phục và hướng dẫn giúp các tổ chức thành viên giải quyết khó khăn; hạn chế phương thức chỉ đạo bằng mệnh lệnh hành chính của cơ quan trung ương hội đối với các tổ chức hội địa phương.

Hai là, đổi mới cơng tác cán bộ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới

tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội. Có nhiều nội dung cần đổi mới công tác cán bộ: về phẩm chất đạo đức; năng lực, trình độ chun mơn; về trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu tổ chức xã hội.... đội ngũ cán bộ của các tổ chức xã hội đóng vai trị quyết định trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội. Trong đội ngũ này có hai nhóm quan trọng: nhóm chủ chốt, bao gồm những người có uy tín, có vai trị thủ lĩnh, có trình độ và năng lực gợi mở những ý tưởng hay nhằm đáp ứng lợi ích hội viên và quần chúng. Đối với nhóm cán bộ này cần phân định rõ trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể theo hướng đề cao trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu tổ chức. Nhóm thứ hai, gồm đơng đảo những cán bộ hoạt động tự nguyện ở các chi hội cơ sở; đây là những cán bộ thường xuyên và trực tiếp làm cầu nối giữa tổ chức xã hội với hội viên, do đó cần chú trọng trang bị kỹ năng tiếp xúc, vận động đối với từng hội viên; biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân; có khả năng hướng dẫn, giúp đỡ hội viên giải quyết những vướng mắc về tư tưởng, về đời sống. Thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, để kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc, bức xúc của hội viên, quần chúng để đề đạt, kiến nghị lên lãnh đạo các cấp của tổ chức hoặc các cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng để có chủ trương, biện pháp giải quyết phù hợp và hiệu quả. Cán bộ của các tổ chức xã hội làm được như vậy thì hiệu quả hoạt động và vai trị của các tổ chức xã hội ngày càng được khẳng định trong thực tiễn và đời sống xã hội.

Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của các tổ chức xã hội ở địa phương, cơ sở để họ có kỹ năng hoạt động xã hội, nhất là phát triển mạnh đội ngũ cán bộ công tác xã hội chuyên sâu và chuyên nghiệp làm nòng cốt tạo nguồn cán bộ cho các tổ chức xã hội; nâng cao trình độ, năng lực, khả năng vận động hội viên, tổ chức phong trào của đội ngũ cán bộ chuyên trách của các hội, nhất là cán bộ cấp cơ sở. Chú trọng vận động những người tiêu biểu trong dân cư,

phát huy vai trò của họ trong hoạt động của các tổ chức xã hội; đồng thời có cơ chế hợp lý để thu hút lực lượng cán bộ trẻ tham gia hoạtđộng hội.

Cán bộ các tổ chức xã hội phải có tinh thần tự nguyện, tự giác hoạt động vì cộng đồng và hội viên của mình. Đây là một phẩm chất phổ biến và nổi trội, bởi vì ý thức tự giác và trách nhiệm đối với cộng đồng là điểm tương đồng cơ bản để tập hợp tất cả các lực lượng tạo thành nguồn sức mạnh cho từng hội, cũng như cho các tổ chức xã hội nói chung. Tính trách nhiệm của cán bộ của các tổ chức xã hội phải được thể hiện ở tinh thần tự nguyện đối với công việc, đối với cộng đồng và hội viên, phấn đấu cho sự phát triển của hội và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên và của cộng đồng. Mọi biểu hiện xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vơ cảm, bàng quan thờ ơ trước những khó khăn, trăn trở của người dân, của hội viên đều là xa lạ với những hoạt động của các tổ chức xã hội.

Thứ ba, xây dựng quy chế phối hợp hành động giữa các tổ chức xã hội với các

cấp chính quyền, đưa quy chế đó vào vận hành, kiểm tra đơn đốc, thường xuyên sơ tổng kết, rút kinh nghiệm để khơng ngừng hồn thiện quy chế. Đây là vấn đề rất quan trọng bảo đảm hiệu quả thực tế trong hoạt động của các tổ chức xã hội hiện nay. Trong việc xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp, cần phải phân biệt tính chất và đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ giữa các tổ chức xã hội để cụ thể hóa cơ chế cho phù hợp, khơng máy móc dập khn. Đó là một u cầu bức thiết trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới.

Thứ tư, để góp phần giải quyết khó khăn về kinh phí hoạt động của các tổ chức

hội, cần xác định rõ các nguồn hình thành kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội gồm: phí gia nhập và hội phí do hội viên đóng góp; các khoản thu từ hoạt động của tổ chức; kinh phí hỗ trợ của Nhà nước từ việc thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao; các hoạt động gây quỹ, tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân; khơng q dựa dẫm vào nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Việc sử dụng kinh phí được chủ động theo nguyên tắc công khai, minh mạch, đảm bảo hiệu quả, chịu sự giám sát của hội viên và kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo giữ đúng

tơn chỉ, mục đích của tổ chức trong việc tham gia cung ứng dịch vụ công, phục vụ cộng đồng, không được chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần, núp dưới danh nghĩa tổ chức xã hội để kinh doanhkiếm lời.

Tiểu kết chƣơng 2

Ở chương 2, tác giả đã tập trung làm rõ tình hình và đặc điểm của các TCXH ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, đánh giá thực hiện vai trị các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhìn chung được thể hiện trên các mặt: Tập hợp, đoàn kết người dân, phát huy dân chủ, đồng thuận xã hội; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và giám sát, phản biện xã hội đối với cơ chế, chính sách, pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, đoàn viên, cộng đồng; tham gia cung ứng các dịch vụ công cho người dân và cộng đồng, góp phần khắc phục những hạn chế củathị trường, giải quyết việc làm, xố đói, giảm nghèo, từ thiện, nhân đạo, khắc phục những hậu quả của thiên tai, bảo vệ môi trường...; mở rộng hợp tác quốc tế và thực hiện đối ngoại nhân dân để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, tuỳ thuộc mục đích, tơn chỉ theo điều lệ đã được phê duyệt và điều kiện hoạt động cụ thể, các tổ chức xã hội vẫn còn những hạn chế trong việc xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Vì thế, luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất những khuyến nghị xây dựng và hồn thiện vai trị của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Xây dựng, phát triển và đi đến hoàn thiện các tổ chức xã hội ở Việt Nam cũng như hướng tới nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quá trình lâu dài và phức tạp nhưng không thể không tiến hành. Trên cơ sở đẩy mạnh xây dựng và phát triển các tổ chức xã hội cũng như đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Điều đó sẽ góp phần các tổ chức xã hội ở Việt Nam vào cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, trong bối cảnh toàn cầu hố, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

KẾT LUẬN

Sự hình thành và phát triển của các tổ chức xã hội là một tất yếu khách quan gắn liền với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, hoàn thiện hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)