Viện với các cơ quan trong và ngoài nước
-Giữa các đơn vị trong Viện có sự liên kết tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ với nhau. Trong nhiều đề tài nghiên cứu, các khóa giảng dạy, đào tạo có sự tham gia phối hợp hoặc hỗ trợ của nhiều cán bộ từ các đơn vị khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu lý thuyết còn chưa gắn kết nhiều với những nhiệm vụ chính của Viện. - Đã có sự phối hợp, hợp tác với các đơn vị trực thuộc Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam trong nghiên cứu triển khai. Tuy nhiên, sự phối hợp vẫn chưa đủ tầm, chưa khai thác hết khả năng về trang thiết bị và nhân lực vốn có của các đơn vị.
-Đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với một số Bộ, ngành, địa phương và tổ chức khoa học và công nghệ trong nước. Đây là cơ sở thuận lợi để thúc đẩy hoạt động triển khai của viện trong thời gian tới, song cần tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Đã có nhiều cố gắng và chủ động trong việc thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài nước và đã thu được một
số kết quả nhất định trong việc đào tạo cán bộ và tăng cường trang thiết bị cho một số phòng thí nghiệm. Tuy nhiên nhìn chung hình thức hợp tác này chưa ổn định vì chưa tạo được sự bình đẳng giữa các đối tác.
2.3.3. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh công tác đào tạo tại Viện Khoa
học và kỹ thuật hạt nhân
Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân hiện đang đào tạo nhân sự trong lĩnh vực hạt nhân. Viện có các cán bộ giàu kinh nghiệm thực tiễn nên có thể truyển đạt tốt nhất kiến thức cho các học viên. Viện còn có hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại được Nhà nước đầu tư phục vụ tốt cho thực hành của các học viên, đảm bảo tiêu chí học đi đôi với hành. Ngoài ra, thư viện của Viện có nhiều tài liệu chuyên ngành phong phú, đầy đủ và gắn với thực tế, là nguồn tư liệu đáng quý cho các học viên. Cuối cùng, Viện còn đủ khả năng đào tạo các học viên nước ngoài, giúp ích cho việc trao đổi khoa học với các nước, cải thiện mối quan hệ quốc tế và có thể có thêm các thỏa thuận hợp tác với nước ngoài. Với tiềm năng rất lớn về đào tạo, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân cần đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng thêm nguồn nhân lực cho Viện và cho xã hội.Trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu về nhân lực của xã hội về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngày càng tăng. Để có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, nước ta cần có một nền tảng vững chắc về kinh tế, khoa học – kỹ thuật,... và nguồn nhân lực trình độ cao chính là lực lượng để xây dựng nền tảng này.
Lĩnh vực hạt nhân trên thế giới luôn là một vấn đề nóng, được thế giới quan tâm và đang phát triển với tốc độ nhanh. Để đuổi kịp và tiếp nhận được các thành tựu của thế giới, việc cần có một đội ngũ nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực hạt nhân là rất cấp thiết. Hơn nữa, để đuổi kịp tốc độ phát triển hạt nhân của thế giới, nước ta không chỉ tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ của các nước khác, mà còn phải tự phát triển và có các thành tựu trong lĩnh vực hạt nhân. Do đó, việc đẩy mạnh đào tạo của Viện khoa học và
kỹ thuật hạt nhân, một trong những cơ quan đầu ngành về kỹ thuật hạt nhân là vô cùng cần thiết, khai thác triệt để tiềm năng của viện cũng như nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc thu hút những tài năng trẻ vào làm việc tại các Viện nghiên cứu và triển khai là rất khó do chế độ lương và điều kiện làm việc còn yếu kém. Để khắc phục khó khăn này, Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân cần đào tạo để nâng cao nguồn nhân lực sẵn có của Viện. Việc đào tạo còn tạo thêm nguồn thu nhập, giảm bớt gánh nặng về kinh phí cho Viện. Hơn nữa, trong quá trình đào tạo, các cán bộ của Viện cũng có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu hơn, rộng hơn, tích lũy thêm kinh nghiệm và chuyên môn của bản thân.
Việc phát triển đào tạo tại Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân sẽ tăng cường nguồn nhân lực trình độ cao, tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động cho Viện, góp phần tái cấu trúc Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân hiệu quả hơn.
2.4. Đánh giá cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân trong tình hình hiện nay
Về tổ chức:
- Mô hình tổ chức của Viện về cơ bản phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao trong giai đoạn vừa qua, trong đó Viện vừa có vai trò của một đơn vị nghiên cứu cơ bản, vừa thực hiện triển khai ứng dụng, đồng thời hoạt động như một cơ quan hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân. Tuy nhiên để thực hiện chức năng chủ đạo như một đơn vị hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho chương trình phát triển năng lượng hạt nhân trong giai đoạn mới, yêu cầu phải có kế hoạch và lộ trình phù hợp từng bước xây dựng những đơn vị mới trên cơ sở tiềm lực ban đầu có sẵn hiện nay, đảm bảo có sự chuyên môn hóa cao, với đội ngũ cán bộ và trang thiết bị đủ mạnh. Song, vẫn cần giữ lại Viện những cán bộ đáp ứng tốt nhu cầu công
tác của đơn vị như nhóm nghiên cứu về phương pháp vật lý, nhóm phân tích hóa học, hoặc các bộ phận mang tính hỗ trợ kỹ thuật.
Về nhân sự và đội ngũ cán bộ:
- Số lượng cán bộ hiện có so với nhiệm vụ được giao là tương đối mỏng và phân bố không đều ở các lĩnh vực khác nhau. Một số lĩnh vực có truyền thống như công nghệ điện hạt nhân, số cán bộ có trình độ và kinh nghiệm phần lớn đã nghỉ hưu hoặc thuyên chuyển công tác về các cơ sở có điều kiện thu nhập cao hơn. Các bộ phận mới hình thành như an toàn hạt nhân, lực lượng cán bộ phần lớn mới tuyển dụng nên còn thiếu nhiều và hạn chế về năng lực chuyên môn. Số cán bộ có chuyên ngành đào tạo vật lý hạt nhân và công nghệ môi trường chủ yếu tập trung tại Trung tâm An toàn bức xạ và môi trường. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, cần tiếp tục bổ sung cán bộ nghiên cứu cho Trung tâm này, nhằm từng bước chuẩn bị nhân lực cho việc hình thành những đơn vị mới trong tương lai.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay không đều trong từng lĩnh vực. Một số lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản, an toàn bức xạ và môi trường, nhìn chung cán bộ nghiên cứu được đào tạo cơ bản, mặt bằng trình độ chuyên môn tương đối tốt. Số cán bộ đầu đàn chủ yếu cũng nằm trong các lĩnh vức này, vì vậy chất lượng sản phẩm khoa học cũng được đánh giá cao hơn. Đối với các lĩnh vực công nghệ và an toàn điện hạt nhân, số cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ cao, đầu vào tuyển dụng chất lượng còn hạn chế, thiếu các cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm công tác lâu năm. Vì vậy đòi hỏi phải sớm có quy hoạch và kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thuộc các lĩnh vực này.
Tiểu kết Chƣơng 2
Chương 2 đã đánh giá cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự hiện tại của Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân. Nguồn nhân lực của Viện hiện nay tương đối mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
Năm 2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 41/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Để phục vụ mục tiêu đó, năm 2013, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân đã kiện toàn lại Trung tâm Nghiên cứu cơ bản và Tính toán theo định hướng tập trung vào lĩnh vực điện hạt nhân và đổi tên thành Trung tâm vật lý hạt nhân. Ngoài ra, để đẩy mạnh nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật về an toàn bức xạ và môi trường, Trung tâm An toàn bức xạ và môi trường đã tách ra thành hai đơn vị độc lập: Trung tâm Quan trắc phóng xạ và Đánh giá tác động môi trường và Trung tâm An toàn bức xạ với nhiệm vụ chính là xây dựng tiềm lực ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, Quốc hội đã thông qua nghị quyết dừng xây dựng dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận do tình hình phát triển kinh tế của nước ta có nhiều thay đổi. Điều này đã ảnh hướng lớn đến phương hướng cũng như kế hoạch phát triển của Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân.
Do đó, cần phải tái cấu trúc Viện KH&KT hạt nhân để thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giai đoạn tới khi nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận bị dừng triển khai, nhằm hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực hạt nhân, đảm bảo vai trò của một đơn vị nghiên cứu cơ bản, vừa thực hiện triển khai ứng dụng, đồng thời hoạt động như một cơ quan hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân.
Chƣơng 3. Giải pháp tái cấu trúc Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân để thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Những năm vừa qua, hàng loạt văn bản chính sách liên quan đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã được ban hành. Một số văn bản đã đánh dấu những mốc rất quan trọng trong quan điểm của hệ thống quản lý vĩ mô đối với các đơn vị sự nghiệp công lập như: Nghị định 115, Nghị định 43, Nghị định 80, Nghị định 96, Nghị định 16 và gần đây nhất là Nghị định 54. Căn cứ vào các văn bản đó, Nhà nước sẽ không đóng vai trò trực tiếp sắp xếp, chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của các tổ chức KH&CN mà các tổ chức được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức mọi hoạt động KH&CN của mình. Đây là sự khẳng định sự "tự chủ, tự chịu trách nhiệm" là thuộc tính bản chất của hoạt động KH&CN. Sự ra đời của các Nghị định trên là sự thống nhất về mặt nhận thức từ các cơ quan quản lý, tổ chức KH&CN công lập được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đó là nhu cầu cần thiết khi nước ta chuyển đổi sang hệ thống kinh tế đa thành phần.
Ngoài ra, Luật khoa học và công nghệ năm 2013 cũng là một trong những văn bản có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyền tự chủ trong KH&CN. Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động KH&CN phát triển. Nhưng việc Nhà nước ban hành quá nhiều quy định làm cho quyền tự chủ của các tổ chức KH&CN bị hạn chế, cụ thể như sau:
- Việc xác định nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước phải trải qua một quá trình phức tạp. Dẫn đến quá trình giải ngân kinh phí bị chậm trễ, gây tâm lý e ngại cho các tổ chức KH&CN khi muốn xin kinh phí từ ngân sách nhà nước;
- Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN của Việt Nam còn hạn chế và cơ cấu còn chưa phù hợp. 60% kinh phí từ ngân sách đầu tư
cho khoa học và công nghệ và 40% còn lại từ xã hội và các doanh nghiệp. Việc đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động KH&CN còn dẫn đến Nhà nước là chủ sở hữu đối với các kết quả nghiên cứu nên quá trình triển khai, ứng dụng kết quả nghiên cứu tạo ra từ ngân sách nhà nước còn khó khăn;
- Cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như trong việc đầu tư, quản lý , mua sắm và sử dụng máy móc, cơ sở vật chất phải tuân theo nhiều quy định phức tạp;
- Việc quản lý nguồn nhân lực KH&CN trong các tổ chức KH&CN công lập còn thiếu tính linh hoạt. Chế độ tiền lương và thu nhập theo bậc lương của công chức, viên chức nhà nước nên còn thấp.
Mặc dù các văn bản trên còn một số vướng mắc, nhưng nó đã tạo ra chỗ dựa pháp lý để các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện từng bước nhiều biện pháp về "tự chủ, tự chịu trách nhiệm" trong các hoạt động khoa học và công nghệ nói chung. Các tổ chức khoa học và công nghệ được quyền tự chủ tạo nguồn thu với các đối tác và tự chủ phân phối thu nhập cho các đơn vị trực thuộc. Đây là điều được các tổ chức khoa học và công nghệ đặc biệt quan tâm. Với những tổ chức nghiên cứu và triển khai có nguồn thu đa dạng, thu nhập của nhân viên được cải thiện rõ rệt, đem lại động lực làm việc rất lớn cho nhân viên.. Ngoài ra, các đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động có xu hướng phát triển các nghiên cứu ứng dụng để tăng nguồn thu. Điều này có nghĩa các đơn vị sự nghiệp công lập đã có ý thức gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào thực tế sản xuất và đời sống. Như vậy, việc tái cấu trúc của các tổ chức khoa học và công nghệ đang là xu thế.
Tại Việt Nam, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử đã bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ nay, ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực và đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả nổi bật.
Sớm nhất là ở lĩnh vực y tế. Sau nhiều chục năm qua, kỹ thuật xạ hình PET/CT sử dụng 18F-FDG nay đã trở thành kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán - điều trị các bệnh về ung thư, tim mạch và thần kinh tại Việt Nam.
Tiếp theo, trong lĩnh vực công nghiệp, các kết quả nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công thiết bị chụp ảnh cắt lớp thế hệ 3 và thiết bị CT/SPECT đã được ứng dụng hiệu quả trong ngành công nghiệp dầu khí.
Trong nông nghiệp, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trên thế giới trong nghiên cứu về đột biến tạo giống, điển hình cho các nghiên cứu này là từ các nhà khoa học thuộc Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh…
Ở lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trong năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành và nộp lưu trữ bản đồ phông bức xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Hơn nữa, thực hiện kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bản đồ phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:200.000 cho 5 khu đô thị, dân cư lớn đã được xây dựng và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2020. Đến nay, 27 trạm quan trắc phóng xạ đã được xây dựng tại các mỏ có chứa phóng xạ trên 16 tỉnh/thành phố. Trong công tác dự báo và phòng ngừa thiên tai, đã và đang tiến hành quan trắc một số thông số bức xạ tự nhiên tại 14 trạm khí tượng bề mặt, 3 trạm ozon - bức xạ cực tím...
Trong các lĩnh vực thủy - hải sản và nông sản, các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bức xạ và năng lượng nguyên tử nói chung đã được triển khai, đặc biệt là triển khai chiếu xạ hoa quả phục vụ xuất khẩu, khử trùng dụng cụ y tế... Với 9 máy chiếu xạ ở quy mô công nghiệp ở TP Hà Nội,