Tinh hoa văn hóa phƣơng Tây:

Một phần của tài liệu Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại:

2.2.2. Tinh hoa văn hóa phƣơng Tây:

Trong 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nƣớc ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phƣơng Tây.

Hồ Chí Minh không đi sang Nhật Bản theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu mà sớm chú ý tới văn hóa phƣơng Tây. Ngay từ khi còn học ở Trƣờng tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với các tác phẩm văn hóa phƣơng Tây, quan tâm sâu sắc tới khẩu hiệu nổi tiếng của Đại Cách mạng Pháp năm 1789: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Năm 1923, khi đang ở Matxcơva, trả lời phỏng vấn tạp chí Ngọn Lửa Nhỏ, Nguyễn Ái Quốc nói: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đƣợc nghe những từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái..., tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Sau này, tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ của văn hóa tƣ sản đã đƣợc Hồ Chí Minh nâng lên thành một chân lý bất hủ:

24

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đi ra thế giới, đầu tiên là Ngƣời chọn hƣớng sang phƣơng Tây, chú ý tìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc cách mạng tƣ sản điển hình ở Anh, Pháp, Mỹ. Ngƣời kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ, bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền độc lập, tự do, bình đẳng, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại ngày nay.

Trong hành trình đi tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân, Hồ Chí Minh đã sống, hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhân loại tại những trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn ở các cƣờng quốc trên thế giới nhƣ Mỹ, Anh, Pháp, Nga, v.v…; thích đọc sách văn học của Shakespeare bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa, Hugo, Zola bằng tiếng Pháp; hai nhà văn Anatole France và Léon Tolstoi “có thể nói là những ngƣời đỡ đầu văn học” cho Hồ Chí Minh.

Ngƣời đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và thƣờng đến thăm khu Haclem của ngƣời da đen. Ngƣời thƣờng suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống của con ngƣời... đƣợc ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nƣớc Mỹ. Đến Pháp, Ngƣời đƣợc tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tƣ tƣởng khai sáng nhƣ tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ƣớc xã hội của Rútxô... Tƣ tƣởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hƣởng lớn tới tƣ tƣởng của Ngƣời. Tại đây, Ngƣời học đƣợc cách làm việc dân chủ ngay trong sinh hoạt khoa học của Câu lạc bộ Faubourg, trong sinh hoạt chính trị của Đảng Xã hội Pháp. Ngƣời không theo hệ tƣ tƣởng tƣ sản mà tiếp thu những giá trị tiến bộ, tích cực, làm giàu thêm trí tuệ nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng. Nhƣ vậy có thể thấy, mặc dù tiếp thu nhiều tƣ tƣởng khác nhau, song tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh là một hệ nhất quán, không lẫn lộn với bất cứ nhà tƣ tƣởng nào của nhân loại.

Năm 1911, ngƣời thanh niên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville, khởi đầu chặng đƣờng gần 30 năm bôn ba hải ngoại, kiếm tìm độc lập, tự do cho Tổ quốc Việt Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Tất Thành đã dần đi đến một giai đoạn cao hơn trong việc tìm hiểu văn hóa phƣơng Tây. Tiếp cận với nhiều sách, báo, tài liệu và qua những hoạt động chính trị, xã hội, Ngƣời đã có những hiểu biết sâu sắc về đời sống chính trị, xã hội, về sự phân chia giai cấp, giàu nghèo, về những bất công trong lòng xã hội Pháp và các nƣớc, về bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, về cuộc

25

đấu tranh của ngƣời lao động; văn hóa, triết học Pháp có tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái; trong tinh hoa văn hóa phƣơng Tây có tƣ tƣởng dân chủ, giá trị nhân đạo, có tƣ tƣởng về quyền con ngƣời, quyền công dân. Ngƣời không theo hệ tƣ tƣởng tƣ sản mà tiếp thu những giá trị tiến bộ, tích cực, làm giàu thêm trí tuệ của mình. Có thể thấy rằng, Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu vận dụng những hiểu biết về phƣơng Tây tham gia vào con đƣờng đấu tranh chính trị, hoạt động cách mạng một cách vô cùng tích cực.

Trở thành lãnh tụ tối cao, nắm trong tay quyền lực to lớn đạt đến tột đỉnh vinh quang, Ngƣời vẫn vô cùng thanh bạch trong đời sống riêng, gợi lại hình ảnh của Trần Nhân Tông xƣa kia, anh hùng là thế trong sự nghiệp đánh bại quân Nguyên Mông, mà lại coi thƣờng phú quý là thế, "vứt bỏ ngôi vua nhƣ vứt bỏ một chiếc dép rách"; gợi lại cốt cách của Nguyễn Trãi và các bậc "Ngƣời Hiền", có tri thức uyên thâm, lối ứng xử tinh tế, lòng nhân ái bao la, nhƣng lại rất thanh cao, giản dị.

Thế đó, Hồ Chí Minh chẳng những là kết tinh của truyền thống Việt Nam mà còn tiêu biểu cho sự kết hợp truyền thống với hiện đại, cho sự giao lƣu văn hoá Đông Tây. Phải chăng chính vì vậy mà sáu mƣơi năm trƣớc đây Manđenstam đã nhận thấy rằng từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá, có lẽ là nền văn hoá tƣơng lai?

Một phần của tài liệu Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)