Chủ nghĩa Mác – Lênin:

Một phần của tài liệu Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. (Trang 28 - 31)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại:

2.2.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin:

Cách mạng Tháng Mƣời Nga năm 1917 và thời đại mới cũng nhƣ chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luận quyết định bƣớc phát triển mới về chất trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, khiến Ngƣời vƣợt hẳn lên phía trƣớc so với những ngƣời yêu nƣớc cùng thời. Ngay từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã giải quyết đƣợc cuộc khủng hoảng đƣờng lối cứu nƣớc và ngƣời lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan, phƣơng pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng. Trên cơ sở lập trƣờng, quan điểm và phƣơng pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nƣớc và thế giới hình thành lên một hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về cách mạng

26

Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu lịch sử hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rõ con đƣờng của Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- Lênin. Ngƣời đã nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác- Lênin một cách cơ bản và có hệ thống. Và trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ “tách mình” ra khỏi C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin để đƣa ra các quan điểm riêng, mà nhƣ Ngƣời nói là “cố gắng vận dụng” tƣ tƣởng của các nhà kinh điển đó, “nhƣng vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam”. Nếu không có chủ nghĩa Mác - Lênin thì không có tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Chỉ khi tiếp nhận đƣợc chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh mới thực sự đƣợc xác lập và phát triển. Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã trở thành ngƣời cộng sản với tầm vóc trí tuệ lớn nhƣ Lênin mong muốn: “Ngƣời ta chỉ có thể trở thành ngƣời cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”.

Hồ Chí Minh trở thành ngƣời cộng sản trên cơ sở hiểu biết sâu sắc kho tàng tri thức của nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Về việc đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Học thuyết Khổng Tử có ƣu điểm là sự tu dƣỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ƣu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ƣu điểm là phƣơng pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ƣu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nƣớc ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những ƣu điểm chung đó sao? Họ đều muốn "mƣu hạnh phúc cho loài ngƣời, mƣu phúc lợi cho xã hội". Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ nhƣ những ngƣời bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy". Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tôi giành đƣợc thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhƣng cần phải nhấn mạnh rằng - mà không phải chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lênin - chúng tôi giành đƣợc những thắng lợi đó trƣớc hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế đƣợc là chủ nghĩa Mác - Lênin".

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã vận dụng sáng tạo, mà còn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác -

27

Lênin trong thời đại mới. Trong các vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; các vấn đề xây dựng Đảng, Nhà nƣớc, văn hóa, con ngƣời, đạo đức,... Hồ Chí Minh đều có những luận điểm bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một bƣớc nhảy vọt trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Theo Ngƣời, chủ nghĩa Mác - Lênin không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, là kim chỉ nam mà còn là “mặt trời soi sáng” con đƣờng chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Và vai trò này đƣợc thể hiện ở một số điểm:

Chủ nghĩa Mác – Lênin với bản chất của khoa học và cách mạng đã giúp Ngƣời chuyển biến từ Chủ nghĩa yêu nƣớc không có khuynh hƣớng rõ rệt thành ngƣời cộng sản, chủ nghĩa yêu nƣớc gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thấy vai trò của quần chúng nhân dân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, liên minh công nông trí thức và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời, bảo đảm thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Quyết định đến phƣơng pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh: Ngƣời đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phƣơng pháp mác xít, nắm lấy cái tinh thần, cái cốt lõi, cái bản chất của nó rồi từ đó Ngƣời vận dụng những lập trƣờng, quan điểm, phƣơng pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn ở trong sách vở.

Nhƣ vậy, chính thế giới quan và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh vận dụng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình để từ đó tìm ra con đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc ta. Trong các tiền đề trên chủ nghĩa Mác- Lênin là tiền đề quan trọng nhất là vì: Chủ nghĩa Mác- Lênin là thế giới quan và phƣơng pháp luận của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất, đã chỉ ra con đƣờng giải phóng dân tộc và phát triển cho dân tộc ta.

28

Một phần của tài liệu Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)