Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy (Trang 93 - 103)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là đơn vị chủ quản của Agribank Cầu Giấy, mọi hoạt động của chi nhánh đều thông qua trung tâm điều hành này. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh thì việc hỗ trợ, chỉ đạo và ban hành những chính sách định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng, do vậy ban lãnh đạo ngân hàng cần:

- Hoàn thiện và triển khai thành công KPI để góp phần đánh giá và nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi cán bộ nhân viên.

- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đang hướng tới xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung, theo đó, những món vay của khách hàng được đưa lên hội sở chính xem xét và phê duyệt. Mô hình này được xây dựng với mục tiêu sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc qua nhiều tầng mất nhiều thời gian xử lý cũng như giảm tính chủ động và linh hoạt của các chi nhánh. Cần xây dựng một hệ thống kiểm soát vừa đảm bảo hạn chế rủi ro, vừa rút ngắn thủ tục hồ sơ và thời gian đảm bảo tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Tận dụng và phát huy những lợi thế sẵn có của mình nhờ mạng lưới rộng hiểu rõ khách hàng truyền thống... nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có.

Đồng thời không ngừng phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.

- Phân nhóm khách hàng theo lợi ích (khách hàng vip, khách hàng chiến lược,...). Xây dựng chính sách ưu đãi với từng nhóm khách hàng.

- Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ mới, hiện đại và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại đòi hỏi trình độ, kỹ thuật cao.

- Triển khai và hoàn thiện các dịch vụ kèm theo đối với một số dịch vụ mới như liên kết với các đơn vị hành chính, sự nghiệp, công ty chứng khoán, điện lực, bưu điện,... để thực hiện các chương trình thanh toán chuyển khoản, chi trả tiền lương qua thẻ ATM, nâng cao tính tiện ích các dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Sửa đổi và hoàn thiện một số quy định về cho vay phù hợp với tình hình của từng địa bàn giúp các chi nhánh linh hoạt hơn, phát huy được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam, tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong nước và ngoài nước phát triển. Các văn bản pháp luật mới cần tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng hiện đại hóa công nghệ, hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, gia tăng năng lực cạnh tranh, hội nhập tốt vào môi trường tài chính quốc tế. Hạn chế tối đa sự chồng chéo giữa các luật khi ban hành các văn bản pháp luật mới so với các văn bản luật hiện hành đồng thời ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn để các NHTM thực hiện một cách đồng nhất, đúng và đầy đủ theo qui định.

Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường. Nâng cao hiệu quả của các công cụ thực thi chính sách tiền tệ như: nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn... để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản cấp bách của các NHTM.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng hiện nay cho các NHTM là khá cao, vì vậy NHNN nên xem xét giảm tỷ lệ này nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tăng thêm nguồn vốn đế hoạt động kinh doanh và chủ động dự trữ cho thanh khoản.

Tăng cường vai trò thanh tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở quản lý rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD nhằm đảm bảo cho các ngân hàng hoạt

động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đi đôi với việc củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng.

Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để đảm bảo nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; đảm bảo tính thanh khoản của các TCTD.

Phát triển vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các TCTD, nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn đó cho đầu tư phát triển sản suất. Chỉ đạo các TCTD thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước. Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng vai trò, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng tài chính, tiền tệ quốc tế. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động ngân hàng, nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, đồng thời, tạo thêm kênh giám sát của xã hội đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng.

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng

- Tập trung các nguồn vốn đầu tư ổn định với lãi suất ưu đãi cho việc quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá xuất khẩu, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung thông qua một ngân hàng đầu mối, nên giao cho Agribank quản lý đầu tư. NSNN hàng năm nên giành một phần vốn chuyển cho Agribank để đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Tuy Nghị định 55/2015/NĐ-CP đã nâng mức cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản đến 50 triệu đồng. Nhưng để đảm bảo an toàn vốn cần phải có một hành lang pháp lí rõ ràng, cụ thể và đủ mạnh trong việc xử lí tài sản đối với những hộ vay vốn không phải thế chấp tài sản, nhưng cố tình chây ỳ không trả nợ ngân hàng.

- Nhà nước cần ban hành và triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn như các chính sách về tài chính-tín dụng, thuế, bảo hiểm, bảo hộ nông sản, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu...nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

- Cần phải có quy hoạch tổng thể thống nhất đối với các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; quy hoạch vùng nguyên liệu phải gắn với liền với công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản lượng hàng hoá.

- Đẩy nhanh tiến độ chuyển giao công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học trong sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm nâng cao giá trị tổng sản lượng hàng hoá nói chung và giá trị của hàng hoá xuất khẩu nói riêng; nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong đó bao gồm việc hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD, đẩy nhanh tiến độ ban hành Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, đưa luật này trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát họat động cạnh tranh. Đồng thời, nâng cao hiệu lực pháp lý nhằm đảm bảo thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật chi phối hoạt động của các NHTM

- Trong các định chế tín dụng phục vụ nông nghiệp – nông thôn hiện nay và trong cả tương lai Agribank và NHCSXH là 2 định chế tín dụng chủ yếu, chiếm thị phần lớn nhất. Chính phủ nên có sự định hướng quy định về chức năng cụ thể của 2 định chế tín dụng này:

+ NHCSXH chủ yếu hoạt động cấp tín dụng theo chính sách phục vụ lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội.

+ NHNo&PTNT chủ yếu hoạt động cấp tín dụng phục vụ phát triển khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để tránh cho vay chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh giữa 2 định chế tín dụng nông thôn chủ yếu và đảm bảo công bằng xã hội.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá và xây dựng Agribank trở thành tập đoàn tài chính kinh doanh đa năng lớn mạnh hàng đầu ở Việt Nam

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tổng hợp cơ sở lý luận, đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh Cầu Giấy, chỉ ra những hạn chế và tác động của năng lực cạnh tranh tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Cầu Giấy trên địa bàn trong thời gian tới, luận văn đã tập trung giải quyết một số vấn đề như sau:

Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; phân tích tác động của các yếu tố môi trường tới năng lực cạnh tranh của NHTM đồng thời chỉ ra các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.

Hai là, trình bày và làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh Cầu Giấy thông qua việc phân tích cụ thể các tác động của yếu tố môi trường tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chỉ ra năng lực cạnh tranh hiện tại của chi nhánh so với các đối thủ tại địa bàn trên cơ sở đánh giá chi tiết các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh. Luận văn đã nêu lên những kết quả đạt được đồng thời chỉ ra một số hạn chế, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh Cầu Giấy.

Ba là, trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng tại chi nhánh, luận văn đã đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp đồng bộ góp phần hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Cầu Giấy. Bên cạnh đó luận văn đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Agribank về một số vấn đề có liên quan đến các giải pháp hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay.

Với những kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hi vọng sẽ có những đóng góp thiết thực và hiệu quả vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Cầu Giấy trong những năm tới./.

1. Phạm Văn Công (Chủ biên), Đinh Việt Hòa, Đinh Văn Nghiên, Nguyễn Văn Định, Lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Nguyễn Văn Cương (2006), Chỉ tiêu đánh giá cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về luật cạnh tranh của Việt nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

3. Michael E. Porter (2013), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

4. Michael E. Porter (2016), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

5. Đinh Thị Nga (2011), Chính sách kinh tế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

6. Ngân hàng Agribank chi nhánh Cầu Giấy (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Cầu Giấy các năm 2018, 2019, 2020, Hà Nội

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội (2020), Một số chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại, Hà Nội

8. Hoàng Phi (2012), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau năm năm gia nhập WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9. Prahalad, Venkat Ramaswamy (2015), Tương lai của Cạnh tranh, NXB Khoa học Xã hội.

10. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Vũ Thanh Sơn (2011), Cạnh tranh trong tuyển chọn nhân lực, NXB Thông tin và Truyền thông

12. Thorsten Bee (2012), Bank Competition and Stability: CrossCountry Heterogenty, NXB Trường Đại học Tilburg Newtherlands

13. Từ điển Tiếng Việt (2000), Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.

14. Nguyễn Kim Thài (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các yếu tố tài chính và phi ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (19), tr.28

15. Yamane, T. (1967), Statistics: An Introductory Analysis. 2nd Edition, Harper and Row, New York.

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

(Dành cho khách hàng của Agribank chi nhánh Cầu Giấy)

Xin chào Anh/chị!

Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cầu Giấy. Kính mong Anh/chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Mỗi ý kiến trả lời của Anh/chị thật sự có giá trị và ý nghĩa cho nghiên cứu của tôi. Những ý kiến trung thực của Anh (Chị) sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh và hỗ trợ tôi những dữ liệu cần thiết để hoàn thiện nghiên cứu này. Những ý kiến của Anh (Chị) sẽ được tôi giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Rất mong nhận được sự cộng tác của Anh/chị.

Phần 1: Thông tin cá nhân của Anh/chị:

1-Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

2-Độ tuổi: 1. Dưới 30 2. Từ 31-45 3. Từ 46-50 4. Trên 50

3- Thu nhập 1. Dưới 9 triệu 2. 9-12 triệu 3. 12-15 triệu 4. Trên 15 triệu

3-Học vấn: 1. Trên Đại học 2. Đại học 3. Cao đẳng 4. Trung cấp

Phần 2: Nội dung khảo sát:

Câu số 1: Anh/chị vui lòng đánh dấu  vào ô thích hợp cho mức độ đồng ý của mình với các phát biểu sau: (1= Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = trung bình (Trung lập); 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý)

Nội dung Câu hỏi 1 2 3 4 5

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Agribank chi nhánh Cầu Giấy

Quy trình triển khai cung cấp dịch vụ nhanh gọn, tiện lợi

Việc tư vấn, giới thiệu dịch vụ đến khách hàng luôn được thực hiện một cách chu đáo

Thấy được sự chuyên nghiệp của các nhân viên khi tiếp xúc trong quá trình cung cấp dịch vụ

Nhân viên ngân hàng luôn thể hiện sự tận tình trong việc cung cấp thông tin về dịch vụ và chính sách khách hàng được hưởng Dịch vụ đa dạng, khách hàng dễ dàng tìm kiếm được dịch vụ phù hợp với nhu cầu

bản thân

Khách hàng luôn dễ dàng tìm hiểu thông tin về quy trình, thủ tục và các yêu cầu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w