.Thơ tứ tuyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Yến Lan (Trang 79)

Có thể nói sau Bến My Lăng thơ tứ tuyệt Yến Lan gây đƣợc tiếng vang khá lớn trong giới phê bình và công chúng yêu thơ. Chính vì thế mà có nhà nghiên cứu đã nhận xét về thơ ông với những lời khen ngợi trầm trồ, thán phục “trong số lƣa thƣa các bậc hảo hán của thơ tứ tuyệt Việt Nam hiện đại, Yến Lan thuộc vào hạng “bố già”. Một “bố già” hiền lành. Không cân quắc, ngang tàng, vang động. Nhƣng vẫn đầy cung cách âm thầm”. Mỗi bài thơ chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ nhƣng lại chứa đựng đƣợc những tình cảm và triết lí sâu sắc về cuộc đời và số phận con ngƣời. Một thể thơ đòi hỏi vào tài dùng chữ, lựa chọn ngôn ngữ điêu luyện của nhà thơ. Với thể thơ đó Yến Lan đã bộc lộ đƣợc muôn mặt của tình cảm với những trăn trở, suy tƣ. Trong mảng thơ Tứ tuyệt với số lƣợng lớn trên 500 bài thơ, mỗi bài là một nỗi niềm để thấy một tâm hồn lớn, một nhân cách cao cả của Yến Lan. Đọc những vần thơ tứ tuyệt của Yến Lan đôi lúc ta có cảm giác nhƣ những tiếng thở dài “đầy cám cảnh”. Đó là tiếng thở dài của một con ngƣời luôn muốn có thể khám phá đƣợc cõi tâm hồn con ngƣời. Cảm thấy mình không có đủ thời gian để đi đƣợc đến hết cõi tâm hồn. Điều đó là nguyên nhân cho những tiếng thở dài, trăn trở, khắc khoải. Yến Lan trở lại với thơ tứ tuyệt cũng đầy cơ duyên. Theo nhƣ Yến Lan thì ông đã làm thơ tứ tuyệt từ rất sớm, những đáng tiếc tập thơ đó đã bị thất lạc. Giờ đây cái mốc thời gian ông trở lại quê hƣơng mình, trở về với vầng trăng xƣa, cái không gian ấy đã gợi cảm hứng cho nhà thơ về những trăn trở, những nỗi khắc khoải. Đối với một

con ngƣời quê hƣơng luôn có một sự ảnh hƣởng nhất định đến nhận thức và tâm tƣởng huống hồ nhà thơ lại là một ngƣời yêu quê hƣơng tha thiết. Do vậy, sau những năm xa cách trở về ông không khỏi xao xuyến về những kỷ niệm xƣa.

Ở thể thơ này hệ thống đề tài của Yến Lan rất phong phú. Ông có thể thoả sức suy tƣ về mọi khía cạnh của đời sống. Mỗi khía cạnh khái quát lại ở bốn câu thơ. Chỉ với bốn câu thơ ấy nhƣng lại chứa đựng bao nội dung sâu xa. Đó là những nỗi niềm, tấm lòng của nhà thơ đối với những mọi ngƣời, với thiên nhiên và cuộc đời.

Cùng trong nhóm thơ Tứ linh, Chế Lan Viên và Quách Tấn cũng có nhiều dấu ấn trong thơ tứ tuyệt. Nhƣng ở mỗi nhà thơ lại có những đặc điểm khác nhau. Quách Tân thiên về tính chất trừu tƣợng, siêu hình nên thơ hơi xa lạ và khó hiểu:

Thương hoa không nỡ hái Hoa rụng lòng thêm thương Vén cỏ chiêu hồn lại

Ngàn xanh hiu gió sương.

(Tình hoa - Quách Tấn )

Điều đó còn đƣợc thể hiện qua nhiều bài thơ tứ tuyệt khác nhƣ: Bóng khuya, Lòng thiên cổ, Song chiều,…

Tứ tuyệt Chế Lan Viên mang đậm chất, triết li, suy tưởng: Trời xanh sau lúc khóc

Nước mắt treo cầu vồng Cái mống cầu hy vọng Cho tấm long đau xong.

(Cầu vồng - Chế Lan Viên)

Trong tứ tuyệt Yến Lan ta có thể tìm thấy nhiều vẻ đẹp của cuộc sống. Bên cạnh những triết lí nhân sinh còn có những vẻ đẹp của non sống đất nƣớc và văn hoá dân tộc. Nhà thơ Vân Long đã tìm ra bộ tứ bình về bốn nghệ thuật trong thơ tứ tuyệt Yến Lan: Quan họ, Tuồng, Lý,

Chèo. Có thể nói chùm thơ đó nhƣ bức tứ bình treo Tết trong mỗi gia

đình. Mỗi nghệ thuật có một nét đẹp riêng tạo nên nét đẹp của văn hoá cổ truyền dân tộc Việt.

Với những đòi hỏi khắt khe của thể thơ này về số chữ, niêm luật và đăng đối. Đòi hỏi ở ngƣời cầm bút một trình độ nhất định. Mặt khác vì số lƣợng câu, từ ít do vậy trong thơ tứ tuyệt từ ngữ và hình ảnh phải cô đọng và đắc địa. Ta thấy trong thể tứ tuyệt Yến Lan đã làm đƣợc điều đó. Chính vì thế làm cho tứ tuyệt của ông ngày càng chiếm đƣợc cảm tình của bạn đọc. Đồng thời có một vị trí nhất định trong làng thơ hiện đại Việt Nam. Mặc dù là thơ tứ tuyệt – một thể thơ cổ thi nhƣng thơ Yến Lan đã thoát ra đƣợc khỏi cái khuôn khổ cứng nhắc của Đƣờng thi, ông đã đƣa một thể thơ vốn trang trọng trở nên giản dị, gần gũi, dễ hiểu với mọi ngƣời. Điều đặc biệt ở Yến Lan trong thể thơ này là ông đã biết kết hợp giữa truuyền thống và hiện đại để cho thể thơ này trở nên dân dã hơn. Điều đó đã khiến cho thơ ông đến đƣợc đông đảo bạn đọc và nó khiến cho mọi ngƣời thích thú với những biến tấu về cấu tứ. Điểm đặc biệt đó đã làm nên thành công của Yến Lan ở thể thơ này.

3.2.2. Thơ lục bát

Thơ lục bát của Yến Lan không nhiều. Trong đó có phảng phất giai điệu của những câu hát dân gian. Đó là những vần thơ tuôn trào cảm xúc. Khi cảm xúc tuôn trào thì thơ lục bát là một dòng chảy êm đềm và tha thiết nhất. Trong văn học Việt Nam hiện đại chúng ta có thể đơn cử ra đây một bậc thầy về thơ lục bát là Nguyễn Bính. Ông đã sử dụng thể thơ này làm phƣơng tiện để chở tình cảm dạt dào, luôn tha thiết yêu. Đây là thể thơ rất phù hợp cho những trƣờng hợp bày tỏ phân trần những nỗi niềm riêng tƣ sâu kín. Bởi với một số lƣợng câu chữ không hạn định nên nó có thể chở đƣợc trọn vẹn tâm tƣ tình cảm của ngƣời nghệ sĩ. Cũng chính vì thế mà Đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta đã chọn thể thơ này để thể hiện thiên tiểu thuyết Truyện Kiều của mình. Mặt khác, đây là một thể thơ rất giản dị, gần gũi, dễ nắm bắt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc nên dễ đi vào lòng ngƣời. Trong thơ Yến Lan ta thấy có những bài nhƣ: Đi trong nắng mới, Bài ca một ngày chị nuôi ngư trường, Xóm hành lang,

Phù Ly, Chạy mưa, Những bạn đẩy goòng, Ru con…Đó là những bài thơ

diễn tả cảm xúc tuôn trào của nhà thơ với những tình cảm đan xen:

Mẹ ru con mẹ chan hoà

Từ trong bú mớm thấm qua ngọn nguồn Rạng ngời một dải nước non…

Trong bài thơ này Yến Lan thể hiện rất nhiều cảm xúc, có lúc là những nỗi niềm về thân phận có lúc là tình cảm với ngƣời mẹ, với nƣớc non, với Bác Hồ. Những bài thơ lục bát của Yến Lan tình cảm luôn tha thiết dạt dào. Có lẽ chính do tình cảm và cảm xúc ấy đã lựa chọn thể lục bát cho phù hợp để chở hết nỗi niềm của nhà thơ. Không chỉ có Yến Lan mà

khiđọc thơ Tố Hữu ở một số bài chúng ta thấy nhà thơ đã thể hiện thể lục bát một cách rất đắc địa. Tiêu biểu là bài thơ Việt Bắc thể hiện tình cảm của ông đối với đồng bào nơi chiến khu Việt Bắc, khi ông tạm xa mảnh đất này :

Mình về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người.

Trong bài thơ này của Tố Hữu ta thấy vẻ giản dị gần gũi, tình cảm của ca dao, dân ca. Do vậy, thể thơ này thƣờng dễ đi vào lòng ngƣời nhất và cũng đƣợc đón nhận nhiều nhất.

Trong làng thơ Việt Nam, Nguyễn Bính là nhà thơ tiêu biểu nhất ở thể thơ này. Có thể nói lục bát của ông đã đạt đến đỉnh cao và tạo nên phong cách thơ ông – mang đậm chất dân gian:

…Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê…

(Chân quê - Nguyễn Bính)

Chúng ta còn biết đến lục bát của Nguyễn Duy cũng rất đặc sắc:

Tre xanh xanh tự bao giờ Tự ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi!

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Thơ lục bát của Yến Lan tuy không nhiều nhƣng cũng để lại đƣợc một ấn tƣợng nhất định trong lòng bạn đọc:

Mưa đưa thương nhớ về làng

Mưa làm xa những dặm đàng bến sông.

Ngoài ra Yến Lan còn làm thơ năm chữ, thơ bảy chữ. Đây là hai thể thơ có thể diễn tả đƣợc nhiều cung bậc của cảm xúc và thể hiện đƣợc nhiều vấn đề của xã hội. Có thể nói thời gian đầu Yến Lan làm thơ thất ngôn khá nhiều. Bởi đây là một thể thơ cổ rất phù hợp với cảm xúc cũ của ông. Trong thể thơ này nhà thơ đã rất cầu kỳ, trau chuốt trong việc chọn chữ. Chính vì thế thơ Yến Lan khi đó trở nên cầu kỳ, xa lạ không đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Sau này thơ kháng chiến của Yến Lan ở một số bài vẫn sử dụng thể thơ này nhƣng từ ngữ đã gần gũi, giản dị hơn, nó không còn cầu kỳ xa lạ nữa. Nhƣng do hoàn cảnh chiến tranh, với nhu cầu phản ánh kịp thời, ghi lại các sự kiện lịch sử nên thơ kháng chiến của Yến Lan chủ yếu sử dụng thể thơ tự do và thơ ngũ ngôn. Đó là hai thể thơ có khả năng ghi chép đƣợc nhiều những hiện tƣợng, những vấn

đề của cuộc sống, cuộc chiến. Do vậy, thực sự bằng thơ Yến Lan đã ghi lại đƣợc nhiều sự kiện lịch sử dân tộc, nhƣng cũng chính điều đó

khiến cho thơ ông đôi khi dài dòng và thiếu sức lắng đọng.

3.3. Giọng điệu

Khi nói đến giọng điệu là nói đến nét riêng của mỗi con ngƣời và nó cũng góp phần quan trọng vào việc tạo nên phong cách của nhà thơ. Trong văn học có giọng điệu của thời đại văn học, giọng điệu của từng khuynh hƣớng văn học, giọng điệu của từng nhà văn. Dù cùng chung ý tƣởng, chung đề tài, chung hình thức thể loại, nhƣng mỗi cá tính sáng tạo đều có giọng điệu riêng của mình. Giọng điệu là cái “tạng” để ngƣời này khác ngƣời kia. Giọng điệu là phức hợp của thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, hoàn cảnh,…cá nhân. [43 , tr58]. Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu đƣợc trong việc xây dựng và triển khai tƣ tƣởng, cảm xúc

của nhà thơ. Ở một phƣơng diện khác, giọng điệu cũng chịu sự chi phối của thể loại. Do vậy, cùng với sự phát triển của thể loại qua từng chặng đƣờng thơ, chúng ta thấy giọng điệu cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Chính vì thế mà giọng điệu thơ ngày càng đi gần đến âm hƣởng của đời sống hơn.

Khi nghiên cứu thơ Yến Lan qua các thời kỳ và thể loại khác nhau chúng tôi thấy giọng điệu trong thơ thể hiện ở ba phƣơng diện sau:

3.3.1. Giọng trầm lắng, suy tư

Có thể nói đây là giọng điệu cơ bản trong thơ Yến Lan, nó cho thấy cá tính và con ngƣời ông. Trƣớc Cách mạng tháng Tám những suy tƣ của ông mang màu sắc cá nhân,u ẩn và xa rời hiện thực cuộc sống. Đó cũng là tình trạng chung của những nhà thơ Mới lãng mạn. Hầu hết họ đang chìm đắm trong cái tôi cô đơn, mỗi ngƣời tự tìm cho mình một lối thoát riêng. Yến Lan say sƣa với vẻ đẹp cổ điển, mây gió, trăng hoa… Không chỉ Yến Lan mà qua thơ của một số nhà thơ khác chúng ta cũng thấy đƣợc điểm tƣơng tự. Chẳng hạn khi đọc bài thơ Trời khuya của Quách Tấn:

Sương buông màn lượt phủ bao la Non nước chìm sâu trong giấc mơ Cung quế im lìm mây ấp nguyết Song đào âu yếm gió hôn hoa

Hương trà pha lẫn hương trầm thoảng.

Ta thấy ở đây xuât hiện nhiều hình ảnh mây, gió, hoa, nguyệt…còn non nƣớc thì lại chìm trong giấc mơ. Tâm hồn của các nhà thơ hầu nhƣ đang gửi theo mộng và thơ hay nói cụ thể là trốn vào trong thơ với những hình ảnh đẹp, lãng mạn. Do vậy, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, bay bổng. Nếu xét

về một khía cạnh nào đó thì thứ giọng điệu đó có tính tiêu cực đối với hiện thực của đất nƣớc.

Hay trong thơ của một số nhà thơ khác cũng vậy. Riêng trong thơ Yến Lan chúng ta thấy có sự lặp lại nhiều của mô típ về hình ảnh bến sông và ánh trăng. Đó chính là sự ám ảnh trong thơ Yến Lan, nó đã theo ông suốt cả cuộc đời. Chất suy tƣ, trầm lắng trong thơ phản ánh con ngƣời thật của ông. Bởi Yến Lan là một ngƣời sống khép kín, thiên về tình cảm nội tâm. Giọng điệu thơ ông ở mỗi giai đoạn có những điểm khác, giai đoạn trƣớc cách mạng mang nhiều màu sắc siêu hình, đôi khi xa lạ và khó hiểu:

Chiều chiều chim bạch câu Võ từ một chái lầu

Bay qua bờ giếng lạnh Chim ơi, bay về đâu?

Hay trong một bài thơ khác tác giả viết:

Hàng dương liễu lặng tờ đang rũ tóc

Khói thị thành dâng khuất phố quanh cong.

Những suy tƣ của Yến Lan khi đó là cái vòng luẩn quẩn khiến nhà thơ không thể thoát ra đƣợc, càng đắm chìm thì càng nhận rõ những nỗi trống trải, cô đơn, buồn tủi.

Trong tình yêu cũng say đắm nhƣng vẫn nhiều suy tƣ:

Tuổi trẻ băng đồng đi hái hoa

Tặng em ngấp nghé chực quanh nhà Người không ra đón hoa dần héo Héo cả làn mây đỉnh núi xa

Sau cách mạng chất suy tƣ trong thơ Yến Lan đã giảm đi nhiều ông dấn thân vào cuộc sống thực, trải nghiệm và thể hiện nó một cách chân thực. Có lẽ vì đặc điểm của những cuộc hành quân, cuộc sống gian khổ vất vả trong kháng chiến và niềm vui hăm hở của nhà thơ đã lấn át những suy tƣ trong ông. Thay vì sự trầm lắng, giờ ông sống cởi mở hơn với cuộc đời, với mọi ngƣời khắp trên các miền của Tổ quốc. Nhƣng đến những năm tháng cuới đời trong thể thơ tứ tuyệt giọng điệu trầm lắng càng rõ nét hơn. Bởi đây là những bài thơ thể hiện sự chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời và tình ngƣời. Vì thế có những lúc đọc thơ ông ta thấy hoàn toàn tĩnh tại chỉ còn chỗ cho suy tƣ:

Thăm quê về lại bến trăng xưa Còn tưởng đêm nay đứng gọi đò Chưa kịp nhớ ra lòng có hẹn Chèo ai gặp bến đã vang khua

Ngoài ra còn nhiều bài thơ khác nữa, mỗi bài mỗi vẻ suy tƣ khác nhau. Có thể nói rằng, xét một cách tổng thể thì đây là giọng điệu chủ đạo xuyên suốt trong thơ Yến Lan nó thể hiện phong cách thơ ông. Đó là một phong cách sống trầm lắng, hiền lành không bon chen ganh đua. Phong cách sống đó khiến cho thơ ông có phần nào nhạt nhoà, bởi chất giọng trầm đều đều. Nhƣng đó là cá tính, phong cách riêng của nhà thơ. Nhà thơ đã thể hiện đúng, và chân thực những cảm xúc của mình đó là điều để chúng ta trân trọng và tri ân.

3.3.2. Giọng chắc khoẻ, hồn hậu và chứa đựng yếu tố dân gian

Bên cạnh chất giọng trầm lắng, suy tƣ trong thơ Yến Lan còn có một giọng điệu chắc khoẻ hồn hậu. Đó là giọng điệu trong một số bài thơ viết

về kháng chiến và cuộc sống lao động của nhân dân. Khi thể hiện cuộc sống thực, chiến đấu và lao động sản xuất thì không còn chỗ cho sự trầm lắng, riêng tƣ nữa. Lúc này đòi hỏi con ngƣời phải sống với nhiệt tình, cống hiến nên trong thơ thể hiện một chất giọng chắc khoẻ đầy khí thế chiến đấu và niềm vui say trong lao động:

Vẫn bao người ấy chân đưa

Trong đêm quê cũ gió đưa rạt rào Mắt còn thắp cháy thay sao

Trên môi mùi vị gian lao lại nồng

(Những bạn đẩy goòng)

Đó là bài thơ thể hiện khí thế chiến đấu đầy nhiệt huyết và căm thù. Những lời thơ nhƣ những bƣớc chân hành quân chiến đấu của các chiến sĩ. Hay trong một số bài thơ khác nhƣ Bài ca hợp tác thôn tôi, Bài ca

những người bám biển…Trong những bài thơ này nhà thơ thể hiện niềm

hân hoan vui say của con ngƣời nên giọng điệu đầy phấn khởi, nhiệt tình. Bên cạnh đó một số bài thơ ta còn thấy có cả vẻ hiền hoà, nhịp nhàng của yếu tố thơ ca dân gian. Đó là những bài thơ lục bát chan chứa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Yến Lan (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)