5 .Cấu trúc luận văn
2.2. Cảm hứng đời tư, thế sự với những trăn trở suy tư
2.2.1.2. Thơ về tình yêu và tình bạn
Có lẽ đã là thi sĩ thì phải yêu nhiều hơn ngƣời bình thƣờng, bởi họ có tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động. Yến Lan cũng vậy, thơ tình của ông không nhiều nhƣng cũng không phải là ít. Trong hồi ký Yến Lan nhớ mãi về anh bà Lan - vợ ông cũng đã kể về những mối tình nên thơ của Yến Lan. Mỗi lần yêu ông đều có thơ viết về ngƣời yêu, Gần nhà xa ngõ viết về một cô tên Cúc- ngƣời bạn gái đầu tiên của ông
Giận cái ngây thơ từ lúc đầu
Thấy rằng tường giậu chẳng ngăn nhau Ai hay rẽ thuý chia duyên ấy
Còn bức thành cao giữa khó, giàu.
Có lẽ nhà thơ nhà thơ nào cũng có những nàng thơ riêng của mình. Chúng ta đã từng đƣợc tìm hiểu những nàng thơ trong các sáng tác của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính,…Hay trên thế giới khi khảo sát thơ Puskin ngƣời ta thấy rằng mỗi bài thơ của ông gắn với một mối tình. Chúng ta có thể trích dẫn ra đây những mối tình trong thơ Yến Lan. Đối với ngƣời bạn gái đầu tiên – tên Cúc. Vì hoàn cảnh ra đình hai bên không tƣơng xứng, nhà Yến Lan nghèo nhà cô Cúc giàu nên hai ngƣời không đến đƣợc với nhau. Sau cô Cúc
là đến cô Chẩn, cô thƣơng Yến Lan ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên, nhƣng rồi cũng cùng cảnh giàu nghèo nên không thể nên duyên:
Hương tự nơi nào đáp tới hoa Hay em bên ấy dưới trăng tà
Thấy anh tha thẩn quanh vườn lạnh Hé chút lòng riêng lén gửi qua Từ ấy theo hương để nhận người Ngỡ đâu hương ấy tự hoa
Dễ phải tìm ai đến trọn đời.
(Hƣơng tự hoa)
Vì cha mẹ Chẩn không cho phép nên Yến Lan đã tự rút lui, nhƣng ngƣời con gái vẫn chƣa quên nổi mà viết thƣ để nói lên tâm sự của mình. Trƣớc tình cảm của cô Yến Lan đã không dửng dƣng đƣợc:
Em cũng đến chia phần thương nhớ Đón đầu xe trong lớp bụi đường Tưởng tất cả lùi vào dĩ vãng Lại hiện về với dáng âm vang Ôi lúc ở thường tình bảng lảng Giờ cách xa lại thắm thiết lạ thường.
Có thể thấy Yến Lan là một ngƣời dễ xúc động, ông không thể dửng dƣng trƣớc tình cảm chân tình của ngƣời con gái. Do vậy, khiến trong lòng ông không khỏi có những mối tơ vƣơng, trăn trở. Đặc biệt là mối tình với cô Điệp là khiến Yến Lan có nhiều day dứt. Điều đó đã đƣợc ông nhắc lại trong bài
Uống rượu với bạn đồng hương:
Những vần thơ ban đầu Từ bóng cô hàng xén Đến tiếng vọng còi tàu
Không một lời hứa hẹn.
Cuối cùng là mối tình với cô Thỏ - một cô gái lai Pháp. Cô gái đã bị chinh phục bởi ngƣời thầy giáo trẻ Yến Lan, cô đã tặng cho Yến Lan những kỷ vật, nhƣng rồi hai ngƣời cũng phải chia tay. Dƣ âm của mối tình này đã đƣợc ông thể hiện qua bài thơ:
Mùa xuân này lạnh lắm em ơi Ta đang dệt mộng với tơ vần Rối rắm tâm tư cố gỡ lần Mơ ước vừa vun đầu ngọn bút Biết đâu em sắp sẵn hành trang Mảnh áo tơ vẫn lỗi hẹn rồi Mùa xuân này lạnh lắm em ơi Bài thơ ấy đắp sao cho kín Mảng tuyết cô liêu phủ suốt đời.
Đó là những mối tơ vƣơng của Yến Lan trong thời trai trẻ, trƣớc khi ông có gia đình. Đối với ngƣời vợ của mình Yến Lan cũng luôn dành một tình cảm rất yêu thƣơng và trân trọng. Ông viết bài Khăng khít tặng vợ:
Em có cháu gọi bà Gọi em anh vẫn gọi Năm mươi tuổi, ai già Chúng mình sao trẻ vậy.
Ngoài những bài thơ viết về ngƣời yêu thực Yến Lan còn viết nhiều bài thơ tính đầy lãng mạn nhƣ Đi trong nắng mới, Em là một khu vườn, Cổ độ,… Thơ tình Yến Lan phảng phất vẻ cổ điển trong thơ Đƣờng và nét dung dị trong ca dao. Ngoài những mối tình cụ thể đó chúng ta thấy trong thơ Yến Lan có rất nhiều hình ảnh những cô em, đó là những nàng thơ góp phần vào sự sáng tạo thơ ca của ông Tỉnh nhỏ cô em nằm xem “Kiếm hiệp” . Trên
những vùng đất nơi ông đã từng qua chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh những
nàng, cô em, em…Đó cũng là điều dễ hiểu vì đã là thi sĩ thì luôn đi tìm cái đẹp và lấy đó làm cảm hứng cho sáng tác, đặc biệt là thơ tình.
Bên cạnh mảng thơ về tình yêu, thơ về tình bạn của Yến Lan cũng thật sâu sắc. Yến Lan có những ngƣời bạn thơ rất thân, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Bích Khê. Họ đều cùng trong nhóm những nhà thơ Bình Định nổi tiếng một thời. Có thể nói tình bạn của ông với các nhà thơ đƣơng thời có ảnh hƣởng khá nhiều đến thơ ông. Khi viết về tình bạn thơ ông chứa đựng một tình cảm chân thành Uống rượu với bạn đồng hương, Nhớ bạn, Nhớ Chế Lan Viên. Thƣờng những bài thơ Yến Lan viết về bạn không có đề, ngắn nhƣng tình nghĩa sâu nặng:
Hương tạ trời khuya động sắc quỳnh Nửa nghiêng tiền kiếp, nửa lai sinh Lẫn vào hương khói ba canh mộng Một cánh phù du lộ bóng hình.
(Đêm hoa quỳnh nở nhớ Chế Lan Vên)
Đó là tình cảm Yến Lan dành cho Chế Lan Viên, một nỗi nhớ khắc khoải, nhớ về những ngày xƣa còn bao kỷ niệm. Đặc biệt là khi ông đi xa đến một vùng đất mới thì tình cảm đối với bạn của ông càng đƣợc thể hiện rõ
Sang canh, bìm bịp kêu ngoài lán Đất mới, nhà đơn, lạ láng giềng Nhớ bạn nửa đêm ra tựa liếp
Khuyết cong mày bạc ngấn trăng in.
(Nhớ bạn)
Chúng ta chỉ thƣờng thấy ngƣời ta yêu nhau nên nhớ nhung không ngủ đƣợc, chứ ít nghe nói bạn nhớ nhau không ngủ đƣợc, nhƣng trong bài thơ này của Yến Lan lại là nhớ bạn không ngủ đƣợc ra tựa liếp. Điều đó chứng tỏ
rằng đối với Yến Lan tình cảm đối với những ngƣời bạn của ông là rất sâu nặng. Đồng thời cho thấy tình cảm trong con ngƣời Yến Lan. Ông luôn chân thành và trân trọng những gì mình đã có và đang có.
Qua những vần thơ viết về tình cảm riêng, tình yêu và bạn bè ta đủ thấy hiện lên một Yến Lan giản dị, mộc mạc, đời thƣờng. Một Yến Lan luôn biết nâng niu và trân trọng tất cả những gì mình có đƣợc. Ông sống chan chứa tình cảm và lòng yêu thƣơng đối với mọi ngƣời, đặc biệt là những ngƣời gắn bó, gần gũi với ông.
2.2.2. Những suy tư, trải nghiệm cá nhân
2.2.2.1. Kiếp sống “vô thƣờng” và những triết lí nhân sinh.
Có ngƣời đã nhận xét: “ý thức “vô thƣờng” về cuộc sống làm cho thơ ông dùng dằng, khắc khoải, chùng lại …để có thể cảm hết đƣợc mọi lẽ sâu xa của cuộc đời” [50,Từ Quốc Oai]. Khi đọc thơ Yến Lan ngẫm kỹ ta thấy có phảng phất yếu tố thiền. Trong thơ ông yếu tố tĩnh tại rất nhiều, đặc biệt trong thơ tứ tuyệt. Con ngƣời tĩnh tại để chiêm nghiệm cuộc đời:
Trà đậm kéo đêm dài Lòng không bận nhớ ai Lắng chừng bên hàng xóm Đom đóm rọi một nhành mai.
(Uống trà thức đêm)
đọc những câu thơ này ta nhớ đến câu của Mãn Giác Thiền Sƣ:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai.
Sinh thời Yến Lan là ngƣời chịu ảnh hƣởng nhiều của tƣ tƣởng Trang Tử, mà Đạo giáo dạy rằng, “Đạo, nhƣ ta đó thấy, biểu- hiện nơi vạn sự vạn vật, bởi vậy, không sự vật nào là không có cái tính "tự sinh", "tự trƣởng", "tự hủy", "tự diệt" của nó. Nhƣ thế, ta có thể nói rằng sự "tự
sinh, tự trƣởng, tự hủy, tự diệt" của vạn- sự vạn vật chính là những hành động "tự vi, tự hóa" của mỗi sự vật trong đời, mà ta cũng có thể gọi đó là "chỗ tác- vi của Đạo" mà không sai, vỡ" không có vật nào là không có Đạo" ở trong cả. Hai chữ "tự- hóa" của Trang Tử, chính là thuyết "vô- vi nhi vô bất vi" của Lão Tử” [57; Nam hoa kinh]. Theo quan niệm của Đạo giáo thì con ngƣời, vạn vật trong vũ trụ đều đƣợc sinh ra từ Đạo. Do vậy, nó có quá trình tự sinh, tự diệt theo lẽ vô thƣờng (vạn vật luôn vận động và biến đổi theo lẽ tự nhiên). Con ngƣời cần phải tuân thủ lẽ tự nhiên vô thƣờng đó. Chính thế, con ngƣời trong cuộc sống sinh ra rồi sẽ đến ngày diệt vong, trong cuộc sống không cần bon chen, giành dật mà làm gì, chỉ cần sống sao cho tâm thần đƣợc thoải mái. Đây là một tƣ tƣởng nhân sinh có giá trị, tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định đối với sự phát triển kinh tế xã hội và con ngƣời. Bị chi phối bởi tƣ tƣởng đó nên bản thân cuộc sống của Yến Lan có một cuộc sống rất đạm bạc, thanh cao. Yến Lan là một ngƣời có khoảng thời gian khá dài sống ở chùa Ông nên có lẽ ông cũng phần nào chịu ảnh hƣởng của cách sống của một nhà tu hành, đó là sự trầm lắng, suy tƣ của một thầy tu. Chẳng hạn về một bài thơ rất nổi tiếng của Yến Lan là bài Bến My Lăng đã có nhận xét: “Ở đây con ngƣời xa cách các quan hệ xã hội, cuộc sống. Con ngƣời đối lập với xung quanh, tìm “thú cô đơn” giữa thiên nhiên cao vời hoang vắng. Con ngƣời nhƣ đoạn tuyệt với hiện tại, khƣớc từ tƣơng lai, nghiêng về chơi vơi, vô vọng…” [43,tr59]. Nó thể hiện qua hàng loạt các từ có tính phủ định và khoảng cách về không gian nhƣ: Bến không,
đợi…hay Trăng rơi vàng, trời võ vàng, thiếu những vì sao, oán trach, run rẩy…
Trong thơ Yến Lan chúng ta thấy có bóng dáng của quan niệm sống đó:
Trưa đọc Nam Hoa Kinh Tối nằm không hoá bướm Mừng mình chủ được mình Dậy thổi nồi khoai sớm.
(Đọc Trang Tử)
Trong bài thơ này, mặc dù Yến Lan nói mình không bị ảnh hƣởng bởi Nam Hoa Kinh nhƣng thực tế thì quan niệm sống của ông có bị chi phối, đặc biệt là những năm tháng cuối đời. Khi đọc những bài thơ tứ tuyệt của Yến Lan, chúng ta có thể thấy ở đó những trăn trở suy tƣ về cuộc đời. Đồng thời quan điểm sống, sáng tác có phần nào chịu ảnh hƣởng của triết lí “vô thƣờng”. Nhà thơ sống một cuộc sống dƣờng nhƣ rời xa cuộc sống xô bồ, không bon chen, không vƣớng bận. Trong tâm hồn ông lúc này chỉ còn chỗ cho những suy tƣ và sự chiêm nghiệm cuộc sống. Chính vì vậy mà khi đọc tứ tuyệt Yến Lan tả cảm tƣởng nhƣ nhà thơ đang “nén lại một nông nỗi thở dài đầy cám cảnh”. Đó là cái thở dài của một con ngƣời luôn trăn trở về cuộc đời và tình ngƣời:
Ngồi nghe đọc lướt qua thơ chị
Khát khao tình người ý vấn vương
Tiếc mình già yếu run tay bút
Khó chuốt cho tròn chữ mến thương.
Đối với nhà thơ Yến Lan cuộc đời là những cuộc gặp gỡ để rồi chia li và nhớ nhung. Chính vì thế cuối đời Yến Lan là những nỗi nhớ, cảm xúc về hồi ức với những kỷ niệm tình yêu, tình bạn, tình thân. Nhà thơ nhận thấy khắp mọi nơi trên đất nƣớc này đều đã trải qua nhƣng lại chƣa thể nào đi hết đƣợc cõi lòng mình. Đó là một triết lí nhân sinh rất cao cả, trong cuộc đời con ngƣời điều quan trọng nhất là sự thanh thản của tâm hồn. Đặc biệt khi ngƣời ta đã già. Đối với Yến Lan ông luôn trăn trở về cuộc đời, nên mặc dù đi nhiều, viết nhiều nhƣng với ông thì vẫn chƣa thể nào hiểu hết đƣợc, bộc lộ hết đƣợc cõi lòng. Đó là một tấm lòng tha thiết yêu cuộc sống, muốn gắn bó và sẻ chia nhƣng rồi chính bản thân nhiều khi cũng không thể hiểu nổi lòng mình.
Có một điều đặc biệt là trong thơ tứ tuyệt Yến Lan chúng ta thấy chứa đựng một dung lƣợng lớn những bài thơ viết về nỗi nhớ quê hƣơng, nhớ bạn, nhớ ngƣời thân, luyến tiếc cuộc đời. Có lẽ đó cũng là cảm thức của một con ngƣời sắp rời xa cuộc đời. Một con ngƣời khao khát muốn gắn bó với cuộc đời và tình ngƣời.
2.3. Sự hoà trộn hai yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ Yến Lan
2.3.1. Cảm hứng lãng mạn - tài tử
Có thể nói cảm hứng lãng mạn - tài tử nhƣ là một cảm hứng chủ đạo trong thơ Yến Lan trƣớc Cách mạng tháng Tám. Nó không chỉ có trong thơ Yến Lan mà còn ở nhiều nhà thơ khác nữa. Đó là khi chủ nghĩa lãng mạn đang thịnh hành. Trong thơ Yến Lan giai đoạn này khi đọc ta thấy hình ảnh những “chàng kỵ mã” say mình dƣới ánh trăng:
Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi.
(Bến My Lăng)
Tráng sĩ đó vẫn đang đi tìm một hình bóng, một vẻ đẹp, một vầng trăng riêng. Đó là hình ảnh của con ngƣời đang trên đƣờng đi kiếm tìm cái đẹp. Chàng mải miết, say sƣa, hối hả nhƣ sợ mọi thứ sẽ vụt tan. Chàng cũng giống nhƣ ông lão say trăng quên cuộc đời. Đó là hình ảnh con ngƣời đắm mình trong cõi mơ mộng, lãng mạn. Họ không quan tâm đến những vấn đề của cuộc sống đang diễn ra quanh mình, mà chỉ dấn thân vào một cuộc tìm kiếm cái đẹp để thoả mãn khát vọng cá nhân. Khi không thể thoả mãn đƣợc cảm xúc, họ quay trở về với một sự chán nản, nhìn thực tại đâu cũng là buồn, cô tịch. Đó là cuộc sống của đa phần các nhà thơ trƣớc cách mạng, họ chƣa tìm thấy lối đi cho mình. Chính vì vậy mà mỗi ngƣời đang tự mò mẫm tìm cho mình một cứu cánh. Có ngƣời thoát lên tiên, có ngƣời say đắm trong tình yêu, có ngƣời thả hồn mình vào không gian mênh mông, còn Yến Lan thì say sƣa đi tìm sự thoả mãn của cảm xúc trong vẻ đẹp của “trăng”. Đây là thời điểm “nhận đƣờng” nhƣ Nguyễn Đình Thi đã viết. Quá trình nhận đƣờng đó không thể tránh khỏi cho con ngƣời những day dứt, băn khoăn. Điều quan trọng là những con ngƣời đó có biết nhìn ra con đƣờng đi từ bóng tối, u ẩn ra ánh sáng không. Chỉ riêng trong trong các nhà thơ Bình Định lúc đó ta thấy Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê thì đi vào trƣờng thơ loạn. Những vần thơ của Chế Lan Viên đã khiến Hàn Mặc kinh ngạc:
Chiều hôm nay bỗng nhiên ta lạc bước Vào nơi đây thế giới vạn cô hồn
Hơi người chết toả đầy trong gió lướt Tiếng máu kêu rung chuyển cỏ xanh non Trên một nấm mồ tàn ta nhặt được
Tuỷ đã cạn nhưng vẫn đầm hơi ướt Máu tuy khô còn đậm khí tanh hôi.
Họ đã tìm ra cho mình một hƣớng đi đó là thơ “điên loạn”. Thơ của họ tràn ngập trăng, hồn, bóng ma, máu…Nếu Hàn Mặc Tử say sƣa với hồn thì Chế Lan Viên lại thích sọ ngƣời. Những vần thơ và kiểu sáng tác đó đã bị phê phán, đả kích. Nhƣng về thực chất là do những nhà thơ đó đang rơi vào tình cảnh bế tắc, không lối thoát. Cùng quẫn họ làm thơ loạn, nhƣ một sự nổi loạn với cuộc đời. Yến Lan đã từng sáng tác tập Giếng loạn nhƣng tập thơ đó đã bị thất lạc chỉ còn một số bài nhƣ:
Chiều nay chim bạch câu Vỗ từ một chái lầu
Bay qua bờ giếng lạnh Chim ơi bay về đâu.
(Vắng vẻ )
Nhƣng Yến Lan vốn “hiền lành, không gân guốc” nên thơ của ông không gây ấn tƣợng mạnh nhƣ Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên. Yến Lan chủ yếu say sƣa với ánh trăng và những vẻ đẹp cổ điển.
Đọc thơ Yến Lan giai đoạn này chúng ta thấy nhà thơ sử dụng nhiều điển tích cổ, từ cổ nhƣ: hồ điệp, bích câu, bạch câu, dương liễu…và hình ảnh thơ, không gian nghệ thuật gợi lên không khí của thời xa xƣa. Những bài thơ nhƣ hiện lên bức tranh cổ điển với tài tử giai nhân, với những chàng và nàng: