Ngày nay, trong điều kiện đất nước có hồ bình, tiềm lực kinh tế, qn sự các mặt cịn có giới hạn, thì việc xây dựng lực lượng dự bị động viên là yêu cầu cấp bách, khẩn thiết, nó tạo cho đất nước ta có một đội quân dự bị hùng hậu, có chất lượng chiến đấu tốt, sẵn sàng động viên khi cần thiết, để có thể giảm bớt số quân thường trực nhưng không ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ta đang tập trung xây dựng kinh tế thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thì những người công nhân, kỹ sư, cán bộ, nông dân… vừa hăng say lao động sản xuất, vừa là lực lượng bảo vệ tại chỗ lại vừa sẵn sàng là người lính, người sỹ quan chỉ huy hồn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra lúc này là đi đôi với xây dựng bộ đội chủ lực mạnh và tinh, với số lượng thích hợp, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp thì phải tăng cường việc xây dựng thế trận và lực lượng dự bị động viên hùng hậu để có thể ứng phó có hiệu lực với mọi tình huống xẩy ra.
Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng, sức mạnh chiến đấu của quân đội. Do vậy, công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong chiến lược quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc nói chung, trong cơng cuộc chuẩn bị lực lượng vũ trang, chuẩn bị địa phương, cơ sở nói riêng, sẵn
sàng chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc địa phương, cơ sở.
Xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, cơ sở là nguyên tắc hàng đầu, khẳng định Đảng bộ địa phương lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng dự bị động viên nói riêng.
Nhận thức được vị trí và vai trị to lớn của lực lượng dự bị động viên và quán triệt Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng: “tăng cường xây dựng lực lượng dự bị động viên” [9, tr38], đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: “Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, được huấn luyện và quản lý tốt, bảo đảm khi cần thiết có thể động viên được nhanh chóng theo kế hoạch” [12, tr86], hàng năm, Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu chỉ đạo cho các xã của huyện tiến hành đăng ký quân dự bị động viên từ lứa tuổi 17, 18 đến 25 và một số chiến sĩ, hạ sĩ quan chuyển ngành, về hưu ở các lứa tuổi. Việc nắm chắc các đối tượng trên giúp công tác đăng ký quân dự bị động viên được thuận lợi. Sau khi nắm chắc các lứa tuổi, các đối tượng là bộ đội phục viên, xuất ngũ, sĩ quan về hưu, chuyển ngành… sẽ được phân thành hai loại: quân dự bị hạng một và quân dự bị hạng hai. Đến năm 1991, trên toàn huyện đã xây dựng hoàn thành kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên, cả về đầu đơn vị cũng như quân số.
Năm 1992, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, phúc tra về công tác quân dự bị động viên của các địa phương, trong đó có Quỳnh Lưu. Vì vậy, Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu tiếp tục chỉ đạo cho Ban chỉ huy quân sự huyện triển khai công tác đăng ký, năm, lứa tuổi để quản lý nguồn động viên; tiến hành đăng ký quân dự bị động viên ở các đối tượng được hơn 3000 người, trong đó có 10% quân dự bị hạng một, số còn lại là hạng hai.
Đồng thời còn chỉ thị cho Ban chỉ huy quân sự huyện nắm và đăng ký các loại phương tiện kỹ thuật của một số ngành. Bắt đầu từ năm 1992 Quân khu IV đã quy hoạch lực lượng dự bị động viên 5 năm (1986 - 1991) và những năm tiếp theo cho các tỉnh thành. Trên cơ sở đó Tỉnh Nghệ An tiếp tục phân vùng, điều chỉnh kế hoạch bổ sung cho phù hợp với lực lượng hiện tại, tổ chức phúc tra đưa vào biên chế để quản lý huấn luyện theo chương trình quy định và diễn tập hàng năm. Cho đến năm 1996 về cơ bản lực lượng dự bị động viên trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã được củng cố, kiện toàn đủ số lượng theo yêu cầu quy hoạch của quân khu IV và Bộ quốc phòng. Trong thời gian này Huyện uỷ chỉ đạo khơng hình thành phát triển các đơn vị dự bị động viên mới, mà trên cơ sở các đơn vị đã có kế hoạch, tăng cường phúc tra để luôn đảm bảo quân số, vũ khí phương tiện, kỹ thuật, luôn đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng.
Về công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, mặc dù quân dự bị động viên hầu hết là các quân nhân, sĩ quan đã từng ở trong quân ngũ, đã khá am tường về kỹ thuật, chiến thuật quân sự nhưng vẫn quy định về thời gian học tập, huấn luyện cho quân dự bị động viên ít nhất là 30 ngày trong năm, nhất là các sĩ quan chỉ huy để họ nắm thêm tình hình mọi mặt nhất là những thay đổi về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, những kỹ thuật chiến thuật cần bổ sung để phù hợp với tình hình mới.
Ngày 27/8/1996, Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố IX thơng qua, bao gồm những điều khoản về những quy định chung, xây dựng, huy động, chế độ chính sách, kinh phí xây dựng và huy động, quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên… Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, thực hiện kế hoạch của trên, Ban chỉ huy quân sự huyện đã tham mưu cho Huyện uỷ chỉ đạo, tổ chức triển khai Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên cho các đồng chí cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Thông qua hội nghị, cán bộ cơ sở đã xác định đúng việc xây dựng lực lượng dự bị động viên là một nhiệm vụ quan trọng của công tác quân sự địa phương. Từ đó các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm thực hiện. Ban chỉ huy quân sự huyện tiến hành phúc tra đăng ký quản lý nguồn trong tồn huyện. Tính đến cuối năm 1996, số quân nhân dự bị là 750 người, trong đó sĩ quan 230 người. [27]
Tuyển quân là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quân sự địa phương. Nghị quyết của Đảng bộ quân sự huyện năm 1997 nhấn mạnh: “Chỉ đạo và làm tốt công tác khám tuyển và gọi công dân nhập ngũ đảm bảo số lượng, chất lượng, đúng luật định. Huyện, 42 xã và các đơn vị phải hoàn thành chỉ tiêu giao qn, chấm dứt tình trạng đào ngũ. Cơng tác phúc tra đăng ký, quản lý, biên chế, huấn luyện lực lượng dự bị động viên đi vào nề nếp thống nhất theo Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên”[27]. Quán triệt Nghị quyết của Đảng bộ quân sự huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện đã làm tốt công tác đăng ký và nắm chắc lứa tuổi của công dân ở trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, nhất là lứa tuổi 17 nên công tác tuyển quân của huyện Quỳnh Lưu hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu giao quân, đảm bảo chất lượng, nhanh gọn an tồn. Trong q trình tiến hành, cơ quan quân sự đã phối hợp với các ban ngành tuyên truyền giáo dục Luật nghĩa vụ quân sự, triển khai đồng bộ từ huyện đến cơ sở.
Cùng với nhiệm vụ tuyển quân, nhiệm vụ tuyển sinh quân sự được coi trọng đúng mức. Năm 1997, tồn huyện có 67 em đủ điều kiện thi tuyển vào các trường quân sự, trong đó có 7 em thi đỗ.[27]
Việc xây dựng, quản lý lực lượng dự bị động viên luôn được tiến hành khá chặt chẽ theo pháp lệnh. Hàng năm, được phúc tra, sắp xếp bổ nhiệm, điểm danh, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và tổ chức huấn luyện thành nền nếp. Căn cứ vào kế hoạch trên giao đã điều chỉnh xếp đủ nguồn cho các đơn vị. Quá trình xây dựng thực hiện phương châm: gần, gọn, quân đâu cán đó; tỷ lệ đúng chuyên nghiệp quân sự đạt 81%. Hàng năm, huyện đều hoàn thành chỉ tiêu động viên cho các nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, phòng chống lụt bão, phịng chống cháy nổ. Cơng tác chi trả phụ cấp trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc đúng pháp lệnh. Công tác đăng ký phân cấp quản lý phương tiện kỹ thuật được thực hiện có nền nếp.
Từ năm 1998 - 2000, Ban chỉ huy quân sự huyện đã tham mưu cho huyện uỷ lãnh đạo, chỉ đạo cơ sở thực hiện nghiêm túc quy trình trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Trong nhiệm vụ này đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành địa phương, khắc phục những tác động chi phối của cơ chế thị trường. Hàng năm giao đủ 100% chỉ tiêu cho các đơn vị, chất lượng tốt, tỷ lệ dự phòng hợp lý, tổ chức giao quân nhanh, gọn, an toàn (năm 1998: 500/500 thanh niên; năm 1999: 520/520 thanh niên; năm 2000: 500/500 thanh niên). Ngày giao quân được tổ chức chu đáo trang trọng, thực sự là ngày hội của tuổi trẻ lên đường bảo vệ Tổ quốc. Phúc tra và gọi dự bị động viên đi huấn luyện được 480 người, đăng ký lứa tuổi 17 gồm 2680 người, khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự 4178 người. Việc xử lý chống, trốn lệnh gọi nhập ngũ, đào bỏ ngũ được từng cơ sở tiến hành tích cực và kiên quyết, vận động trở lại quân đội 3 năm 10 người, giải quyết tại địa phương 26 người. Công tác tuyển sinh quân sự được triển khai đồng bộ và tỷ lệ thi đỗ cao hơn so với năm trước (dự thi 450 em trong đó đỗ 32 em). [29]
Bước sang thời kỳ mới, Nghị quyết về nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương năm 2001 của Đảng bộ quân sự huyện Quỳnh Lưu ngày 20/12/2000 nhấn mạnh: “Chủ động tạo nguồn và quản lý chặt chẽ nguồn dự bị động viên. Kết hợp chặt chẽ kế hoạch xây dựng huấn luyện lực lượng dự bị động viên với cơng tác tuyển qn và hồn thành chỉ tiêu giao quân năm 2001 trong hai đợt với tổng số 430 thanh niên”[31]. Nghị quyết về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng năm 2003 của Đảng bộ quân sự huyện ngày 23/1/2003 tiếp tục nhấn mạnh: “Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nhận nguồn, phúc tra, soát xét, nắm chắc và quản lý thực lực quân dự bị động viên, thực hiện tốt chế độ bổ nhiệm, giải ngạch, từng bước nâng cao chất lượng nguồn dự bị động viên và các phương tiện kỹ thuật. Đưa công tác quản lý, đăng ký, báo động kiểm tra, huấn luyện, diễn tập đi vào nền nếp, đạt chất lượng cao. Tham mưu cho Huyện uỷ, chính quyền kiên quyết xử lý những trường hợp trốn, chống lệnh nhập ngũ và quân nhân đào ngũ”.[32]
Quán triệt chủ trương của Đảng bộ quân sự huyện và với phương châm xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, từ năm 2001 - 2004, Ban chỉ huy quân sự huyện Quỳnh Lưu đã chỉ đạo các cơ sở làm tốt các khâu: tạo nguồn, tổ chức đăng ký, phúc tra quản lý nguồn chặt chẽ, nắm chắc di biến động, thường xuyên kiện toàn tổ chức biên chế, sắp xếp quân dự bị cho các đơn vị nhận nguồn bảo đảm gần, gọn địa bàn, nâng cao chất lượng lực lượng. Cho đến năm 2004, toàn huyện đăng ký độ tuổi 17 được 2346 người. Độ tuổi từ 18 đến 25 toàn huyện gồm 4312 người, Quân dự bị hạng 1 là 3780 người, hạng 2 là 2541 người, đã biên chế sắp xếp vào các đơn vị 2176 người. Các cơ sở tiếp nhận 132 quân nhân xuất ngũ phục viên trở về địa phương. Ban chỉ huy quân sự huyện phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nhận nguồn báo động kiểm tra sẵn sàng chiến đấu 789 lượt quân nhân dự bị, bàn giao cho đơn vị huấn luỵên 897 sĩ quan và hạ sĩ quan chiến sĩ. Kết quả huấn luyện 100% đạt
yêu cầu, trong đó có 75 đến 80% khá giỏi, đơn vị đạt loại khá, bảo đảm an toàn.[34]
Trong thời gian này, thực hiện tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của huyện, đã được Huyện uỷ lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời. Ban chỉ huy quân sự huyện, trung tâm y tế huyện đã đoàn kết hiệp đồng thực hiện có hiệu quả quy trình tuyển chọn và gọi cơng dân nhập ngũ từ khâu đăng ký quản lý nguồn đến sơ tuyển, khám tuyển, lập hồ sơ cho đơn vị thâm nhập chốt quân số, thống nhất danh sách gọi nhập ngũ tập trung, nắm chắc tư tưởng, động viên thăm hỏi kịp thời, tổ chức lễ giao quân chu đáo, đúng hướng dẫn của tỉnh. Với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân, huyện Quỳnh Lưu đã thực hiện tốt công tác tổ chức và giao đủ chỉ tiêu 100% (năm 2001: 430/430 thanh niên; năm 2002: 450/450 thanh niên; năm 2003: 450/450 thanh niên; năm 2004: 450/450 thanh niên). Số quân của huyện giao cho Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an và Bộ Tư lệnh Quân khu IV, bảo đảm nhanh gọn, đúng luật, an toàn tiết kiệm. [34]
Đi đôi với việc tuyển, gọi công dân nhập ngũ và duy trì nghiêm luật nghĩa vụ quân sự, Huyện uỷ còn chỉ đạo giải quyết xử lý các trường hợp chống, trốn và số quân nhân đào ngũ tồn đọng từ những năm trước. Với phương châm: Xử lý kiên quyết, chặt chẽ, nghiêm minh, kết hợp giáo dục thuyết phục với các biện pháp hành chính, nên đã có tác dụng thiết thực, động viên được hầu hết số bỏ ngũ trở lại đơn vị, góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
Thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng dự bị động viên, Ban chỉ huy quân sự huyện tiến hành chi trả phụ cấp trách nhiệm cho 167 đồng chí quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy, đảm bảo đúng thủ tục nguyên tắc, góp phần nâng cao ý thức chấp hành nhiệm vụ của quân nhân dự bị động viên,
nắm chắc số, chất lượng, di biến động để kiện toàn kịp thời, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu động viên quân đội.
Cũng như lực lượng bộ đội thường trực và dân quân tự vệ, hàng năm Huyện uỷ chỉ đạo cho Ban chỉ huy quân sự huyện thường xuyên tập huấn, huấn luyện, tổ chức diễn tập cho lực lượng dự bị động viên cả về chính trị và quân sự nhằm nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu. Kết thúc các khoá tập huấn đều tổ chức thi sát hạch và đánh giá kết quả cho lực lượng dự bị động viên.
Như vậy, trong thời kỳ từ năm 1986 đến 2004, Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu đã lãnh đạo xây dựng lực lượng dự bị động viên của huyện hùng hậu được thể hiện trên tất cả các khâu, các bước từ chuẩn bị đến thực hành động viên. Bảo đảm số lượng theo kế hoạch, chất lượng cao, xây dựng tồn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới.
Tóm lại, từ năm 1986 đến năm 2004, dưới sự tham mưu của Đảng uỷ, Ban chỉ huy quân sự huyện Quỳnh Lưu, Đảng bộ huyện đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt mọi Chỉ thị, Nghị quyết, các quy định hướng dẫn của cấp trên cho lực lượng vũ trang của huyện, ra sức xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, có năng lực lãnh đạo. Đảng bộ luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng cả lực lượng thường trực, lực lượng dân quân tự vệ, lực