Xây dựng lực lƣợng bộ đội địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang từ 1986 đến 2004 (Trang 42 - 57)

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân ta, Đảng ta luôn luôn chỉ rõ rằng: Do cuộc đấu tranh cách mạng của chúng ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, do toàn dân tiến hành, bởi vậy lực lượng vũ trang cách mạng của chúng ta phải bao gồm ba thứ quân là dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực.

Bộ đội địa phương, bao gồm các tiểu đoàn của tỉnh và các đại đội của huyện, là lực lượng nòng cốt của đấu tranh vũ trang ở các địa phương. Bộ đội địa phương do Đảng uỷ địa phương trực tiếp lãnh đạo, do cơ quan quân sự địa phương trực tiếp chỉ huy. Nhiệm vụ của bộ đội địa phương là chiến đấu để tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch, giữ gìn và giải phóng đất đai ở địa phương mình, dìu dắt dân quân tự vệ trong xây dựng và chiến đấu, đồng thời phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực và bổ sung cho bộ đội chủ lực.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) và thời kỳ 10 năm đầu cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1985), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện lực lượng bộ đội địa phương huyện Quỳnh Lưu đã lập được những thành tích xuất sắc và góp một phần lớn vào những thắng lợi của quân và dân cả nước nói chung và của Qn khu IV nói riêng. Ngày nay, trong cơng cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu tiếp tục chỉ đạo xây dựng lực lượng bộ đội địa phương toàn diện, vững mạnh, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới.

Từ năm 1986, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tập trung thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khởi xướng lãnh đạo. Đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, Đảng ta đã thực hiện cuộc điều chỉnh chiến lược lớn về bố trí lại lực lượng và thế trận, rút hết quân tình nguyện ở Cămpuchia và Lào về nước, giảm mạnh quân thường trực, xây dựng tăng cường khả năng và sức chiến đấu các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang ba thứ quân bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu thắng lợi, góp phần vào thành tựu đổi mới của cả nước.

Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng nhấn mạnh: “… Xây dựng Quân đội nhân dân ngày càng chính quy, ngày càng hiện đại, có chất lượng tổng hợp ngày càng cao, có tổ chức hợp lý, cân đối, gọn và mạnh, có kỷ luật chặt chẽ, có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu cao”. [9, tr38]

Nhận thức được vai trị, vị trí của bộ đội địa phương là lực lượng nòng cốt, cơ động, chủ lực của địa phương, cùng với bộ đội biên phòng và dân quân tự vệ, bộ đội địa phương là một lực lượng tác chiến tại chỗ, sẵn sàng

đánh thắng mọi kẻ thù tại địa phương, trong mọi tình huống, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn huyện và là khâu nối liền giữa các lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân tại cơ sở với bộ đội chủ lực tác chiến tập trung. Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo xây dựng bộ đội địa phương, Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu đã chú trọng nâng cao chất lượng tổng hợp, trước hết là về mặt chính trị, bảo đảm bộ đội địa phương vững vàng trước tình hình phức tạp ở trong nước và trên thế giới, kiên định mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có sức chiến đấu lớn, vừa là đơn vị chiến đấu giỏi, công tác giỏi, vừa là đơn vị sản xuất giỏi, phải là một nguồn bổ sung cho bộ đội chủ lực những cán bộ, những chiến sĩ ưu tú, giúp bộ đội chủ lực ngày càng phát huy vai trò quan trọng là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân.

Đảng bộ huyện đã xác định nhiệm vụ then chốt của lực lượng vũ trang huyện là phấn đấu nâng cao sức mạnh chiến đấu của nền quốc phịng tồn dân, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng - an ninh nhân dân và nâng cao sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang huyện. Phịng chống có hiệu quả âm mưu “diễn biến hồ bình”, “bạo loạn lật đổ”, chủ động tiến cơng làm thất bại mọi thủ đoạn phá hoại của các thế lực trong và ngoài nước. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn trên địa bàn huyện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ độc lập, an ninh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống phức tạp có thể xảy ra. Vừa đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, vừa huy động các lực lượng tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và cải thiện nâng cao đời sống lực lượng vũ trang của huyện, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, của Quân khu IV, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, kế hoạch an ninh quốc phòng của Huyện uỷ, từ năm 1986 đến 1990, Ban chỉ huy quân sự huyện Quỳnh Lưu đã từng bước thực hiện quy hoạch quân số, biên chế lực lượng bộ đội địa phương theo quy định của Quân khu, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đến năm 1990 lực lượng thường trực ổn định tổ chức biên chế quân số 39 đồng chí gồm các ban tham mưu, ban chính trị, ban hậu cần, kỹ thuật và động viên tuyển quân.

Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện của quân khu IV và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Huyện uỷ đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 21/5/1987 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu về tăng cường lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. Ngay từ đầu năm 1988, Ban chỉ huy quân sự huyện đã xây dựng kế hoạch huấn luyện, cử một số cán bộ, chiến sĩ đi tập huấn tại Quân khu IV và Tỉnh đồng thời mở các lớp tập huấn cho cán bộ dân quân tự vệ xã và các cơ quan xí nghiệp. Tính từ năm 1986 đến 2004, số cán bộ được gửi đi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng ở quân khu, tỉnh 268 đồng chí, tập huấn ở huyện 1785 đồng chí chủ chốt của huyện và xã [48]. Nội dung huấn luyện tập trung vào các môn kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu. Sau mỗi đợt điễn tập, Ban chỉ huy quân sự huyện đã bổ sung xây dựng kịp thời toàn bộ phương án tác chiến, thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các đồng chí thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 30/8/1989, Huyện uỷ đã ra Nghị quyết lãnh đạo về công tác quốc phịng - an ninh trong tình hình mới, trong đó chủ yếu là triển khai nội dung xây dựng khu vực phịng thủ huyện bao gồm xây dựng tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và các mục tiêu cơng trình khu vực phịng thủ, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, gắn xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân với thế trận an ninh nhân dân trên cả địa bàn huyện và

từng địa phương đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc. Nội dung này từng bước được quán triệt, truyên truyền sâu rộng đến lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.

Mặt khác, trong thời gian này, công tác sẵn sàng chiến đấu vẫn thường xuyên được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, hàng năm Ban chỉ huy quân sự huyện căn cứ vào tình hình nhiệm vụ mới tiến hành rà xét, bổ sung phương án tác chiến phịng thủ khu vực, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thắt chặt mối quan hệ quân với dân một ý chí. Thường xun duy trì chế độ sẵn sàng chiến đấu từ huyện đến cơ sở, các quy định trực ban, trực chỉ huy, trực chiến liên tục được đẩy mạnh, chủ động xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh và tổ chức huấn luyện thuần thục các phương án, kế hoạch A (kế hoạch quyết tâm phòng thủ bảo vệ địa bàn huyện; bảo đảm pháo binh, thơng tin, phịng khơng, cơng binh, trinh sát, hoá học, hậu cần, kỹ thuật), A2 (kế hoạch quyết tâm bảo vệ an ninh chính trị trên địa bàn huyện, phịng chống âm mưu “diễn biến hồ bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch), A3 (kế hoạch bảo vệ vùng trời, chống địch tập kích đường khơng), A4 (kế hoạch bảo vệ biên giới, hải đảo), kế hoạch B (kế hoạch của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban ngành bảo đảm quyết tâm phịng thủ, đặc biệt cho năm đầu tiên có chiến tranh)… Theo dõi nắm chắc mọi diễn biến tình hình, giải quyết kịp thời có hiệu quả các vụ việc nảy sinh trên địa bàn huyện, không để lây lan kéo dài.

Bước sang năm 1991, tình hình thế giới đang xảy ra những diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược “diễn biến hồ bình”, “bạo loạn lật đổ” hịng xố bỏ hồn tồn chủ nghĩa xã hội trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Trong chiến lược phá hoại tồn diện và mục tiêu tiến cơng của địch, địa bàn Quân khu IV là một trọng điểm chiến lược tập trung phá hoại của địch. Các thế lực thù địch tìm mọi biện pháp hịng vơ hiệu hoá lực lượng vũ trang.

Đặc biệt, trong thời gian này trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu phát sinh những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân về tranh chấp đất đai, quyền lợi dân sự diễn ra phức tạp, chậm được giải quyết.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) nhấn mạnh: “ Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, tinh nhuệ, với cơ cấu tổ chức và quân số hợp lý; nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu…”[12, 86].

Quan điểm của Đảng ta là xây dựng quân đội theo hướng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu để lực lượng vũ trang thực sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; được dân yêu mến. Mặt khác, phải đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp huấn luyện trong lực lượng vũ trang đi đôi với cải tiến, đổi mới vũ khí, trang bị, phương tiện phù hợp yêu cầu tác chiến mới; phát triển khoa học quân sự, nghệ thuật chiến tranh nhân dân.

Nhiệm vụ mới đã đặt ra đối với lực lượng vũ trang của tỉnh Nghệ An nói chung và lực lượng vũ trang huyện Quỳnh Lưu nói riêng là xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang đặc biệt là của bộ đội địa phương và sức mạnh của nền quốc phịng tồn dân, tạo thế và lực mới, thường xuyên đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, chủ động phịng chống “diễn biến hồ bình”, “bạo loạn lật đổ”, giữ vững ổn định chính trị ở địa bàn trong mọi tình huống. Trong những năm 1991 - 1995, Huyện uỷ Quỳnh Lưu đã chỉ đạo cho Ban chỉ huy quân sự huyện thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ sẵn sàng chiến đấu 24/24, đặc biệt là ở ba xã trung tâm

Quỳnh Hồng, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Giang và thị trấn Cầu Giát, đây là những xã nằm quanh khu vực thị trấn, trung tâm chính trị của huyện, được coi là khu vực phòng thủ then chốt, nếu để mất khu vực này thì khu vực phịng thủ của huyện sẽ bị mất; theo dõi nắm chắc mọi diễn biến tình hình, giải quyết kịp thời có hiệu quả các vụ việc nảy sinh trên địa bàn, không để lây lan kéo dài như các vụ: Quỳnh Đôi - Quỳnh Yên, Cầu Giát trong năm 1992; vụ Quỳnh Vinh - Quỳnh Thiện trong năm 1994. Thường xuyên trực chỉ huy, trực ban, tổ chức kiểm tra các xã hướng chủ yếu và trọng điểm, phối hợp với lực lượng cơng an giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tiến hành các biện pháp củng cố, bổ sung phương án tác chiến phòng thủ, xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc.

Mặt khác, xuất phát từ tình hình thế giới, trong nước và đặc biệt là tình hình của huyện Quỳnh Lưu trong giai đoạn này, thực hiện chủ trương của Huyện uỷ và sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Nghị quyết số 05 về nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương năm 1992 của Đảng bộ quân sự huyện Quỳnh Lưu năm 1991 nhấn mạnh: “Thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình diễn biến mọi mặt trong đời sống kinh tế, văn hố, xã hội, cùng tồn Đảng, toàn quân, toàn dân đánh bại chiến lược “diễn biến hồ bình” của địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn huyện. Xây dựng cơ quan quân sự từng bước chính quy, vững mạnh tồn diện, khơng ngừng nâng cao chất lượng toàn diện, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao”. [25]

Quán triệt nhiệm vụ đó, hàng năm Ban chỉ huy quân sự huyện tiếp tục rà xét lực lượng, bổ sung cán bộ cho các đơn vị đáp ứng kịp thời nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Ngay từ năm 1991, Ban chỉ huy quân sự huyện tiếp tục cử

một số cán bộ và chiến sĩ đi tập huấn ở tỉnh, Quân khu và đã triển khai huấn luyện toàn lực lượng trên địa bàn huyện được chia làm hai khối: khối thường trực và khối dân quân tự vệ. Khối thường trực ra quân huấn luyện 100%. Nội dung huấn luyện về quân sự bao gồm cách thức quản lý bộ đội, kỹ thuật bắn súng ngắn… Kết quả kiểm tra: 100% đạt yêu cầu, trong đó 80% khá giỏi.[25]

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ chính trị, Chỉ thị số 20 của Ban bí thư và Chỉ thị số 56 của Hội đồng Bộ trưởng về xây dựng tỉnh, thành phố và quận huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc bảo vệ Tổ quốc, đầu năm 1995, Đảng bộ - Ban chỉ huy quân sự huyện Quỳnh Lưu đã tham mưu cho Huyện uỷ, Uỷ ban nhân nhân dân huyện thực hành diễn tập QL 03/95 cấp huyện và 10 xã phòng thủ khu vực.[26] Cuộc diễn tập này đã đạt được kết quả tốt, qua việc thực hiện lệnh huy động khẩn cấp, các phương tiện kỹ thuật cần thiết theo kế hoạch đều được tập trung đầy đủ và chuẩn bị chu đáo, tinh thần, tư tưởng cán bộ, chiến sĩ thơng suốt, sẵn sàng hồn thành nhiệm vụ trên giao.

Ngoài ra, trong thời gian này, Đảng bộ quân sự huyện Quỳnh Lưu đã tham mưu cho Huyện uỷ chỉ đạo xây dựng một bước các kế hoạch đảm bảo hậu cần và ngân sách theo kế hoạch A của địa phương, từng bước hồn thiện cơng tác hậu cần theo kế hoạch phịng thủ của huyện. Cơng tác bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của lực lượng bộ đội địa phương từng bước được cải thiện, củng cố nơi ăn ở, sinh hoạt cho bộ đội như xây dựng thêm nhà ở… Lãnh đạo tốt việc tăng gia sản xuất, thực hiện đầy đủ 5 loại vườn cây theo quy định, tăng thêm bữa ăn cho bộ đội 500 đồng/người một ngày.

Đã chủ động tạo vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và mua sắm một số đồ dùng cần thiết trong cơ quan trị giá hàng trăm triệu đồng. Tham mưu cho Huyện uỷ chỉ đạo xúc tiến một số dự án kinh tế kết hợp với quốc phòng như Cầu Quỳnh Dỵ, Quỳnh Phương, xây dựng tuyến đường kéo dài từ quốc lộ 1A

ra biển, dọc bờ biển bằng nguồn kinh phí của quốc phịng nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện và đảm bảo nhu cầu vận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang từ 1986 đến 2004 (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)