Xây dựng lực lƣợng dân quân tự vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang từ 1986 đến 2004 (Trang 57 - 67)

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng, khơng thốt ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan Quân sự các cấp; là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước ở cơ sở.

Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao lực lượng địch, làm nịng cốt cho phong trào tồn dân đánh giặc bảo vệ địa phương, cơ sở. Phối hợp với Công an, bộ đội biên phòng, bộ đội thường trực và các đoàn thể nhân dân giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ các cơng trình quốc phịng, các kho vũ khí, trang bị kỹ thuật; phát hiện và thu giữ các loại vũ khí, trang bị quân sự tồn giữ bất hợp pháp ở địa phương; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. Bổ sung cho quân đội, phối hợp với quân đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phục vụ tiền tuyến. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của

nhà nước; xung kích trong lao động sản xuất, bảo vệ sản xuất, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của tồn dân tộc, là một lực lượng vô địch, một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch dù hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã” [41, tr132].

Nhận thức được vị trí, vai trị và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ, đặc biệt quán triệt quan điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng “ Tiếp tục phát triển dân quân, tự vệ với số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới” [9, tr38] và Đại hội VII của Đảng “… xây dựng lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp, lấy chất lượng làm chính”[12, tr86] trong những năm đầu của quá trình đổi mới đất nước Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cho Ban chỉ huy quân sự huyện đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh từ biên chế, trang bị, huấn luyện, giáo dục và cơ chế lãnh đạo, chỉ huy; rộng khắp ở xã, thị trấn và các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn huyện với số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới, đảm bảo triển khai thế trận quốc phòng ở huyện Quỳnh Lưu.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Đảng bộ Quân sự tỉnh và các Chỉ thị của Bộ quốc phòng, Quân khu IV và Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, từ năm 1986 đến 1995, Ban chỉ huy quân sự huyện Quỳnh Lưu đã tập trung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở thị trấn Cầu Giát, 42 xã, 6 cơ quan, xí nghiệp và một số trường học trên địa bàn huyện. Cơ cấu tỷ lệ được tổ chức thành lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi. Lực lượng nòng cốt được tuyển chọn chặt chẽ, bảo đảm chất lượng tốt, cịn lực lượng rộng rãi ln ln sẵn sàng phát triển bổ sung vào lực lượng

nòng cốt nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ của huyện Quỳnh Lưu khi cần thiết.

Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu và Ban chỉ huy quân sự huyện đã cử một số đồng chí Chủ tịch, Bí thư đảng uỷ xã và Xã đội trưởng trong toàn huyện đi học lớp tập huấn công tác quân sự địa phương ở tỉnh nhằm nâng cao trình độ kiến thức quân sự - quốc phòng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Đồng thời mở các lớp tập huấn tại huyện cho các cán bộ dân quân tự vệ 42 xã, 6 cơ quan, xí nghiệp. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thu xếp công việc hàng ngày để cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ an tâm tập trung tư tưởng huấn luyện đạt kết quả. Nội dung huấn luyện tập trung vào các môn kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu, ngồi ra cịn huấn luyện thêm cho dân quân tự vệ một số môn về kỹ thuật binh chủng như trinh sát nhân dân, cơng binh, phịng hố, kỹ thuật băng bó, cấp cứu thương binh, hậu cần nhân dân; đồng thời học thêm tính năng và tác dụng của một số vũ khí tự tạo như chơng, mìn, cạm bẫy trong chiến tranh nhân dân. Trong năm 1990, thực hiện quy định của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự huyện tham gia diễn tập theo kế hoạch. Qua cuộc diễn tập, năng lực tổ chức lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền điều hành, các ban, ngành, cơ quan quân sự huyện làm tham mưu, trình độ chiến đấu của dân quân tự vệ đã được nâng lên một bước, vận hành theo cơ chế 02 của Bộ chính trị nhằm đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới. Các đơn vị dân quân được điều chỉnh sắp xếp lại phù hợp với kế hoạch phòng thủ khu vực. Tiếp tục củng cố những đơn vị hoạt động còn yếu qua diễn tập, đảm bảo chất lượng của từng đơn vị, xây dựng cơ quan, đơn vị dân quân tự vệ trong sạch, vững mạnh.

Chấp hành nghiêm chỉ lệnh huấn luyện cho các lực lượng dân quân tự vệ của Chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, trong những năm từ 1991 -

1995, Ban chỉ huy quân sự huyện đã duy trì có nền nếp chế độ huấn luyện cho từng lực lượng.

Hàng năm, các xã và thị trấn trong toàn huyện đều đồng loạt ra quân huấn luyện. Trước khi thực hiện, Ban chỉ huy quân sự huyện đã bồi dưỡng giáo viên, thống nhất giáo án, chương trình, nội dung bài giảng. Trong quá trình các địa phương huấn luyện, các cán sự được cử theo dõi các cụm xã đều nắm, chỉ đạo và có khoa mục trực tiếp lên lớp hướng dẫn dân quân tự vệ. Với phương châm “huấn luyện thực tế, có hiệu quả, lý thuyết kết hợp với thực hành”, học tập xong tổ chức sát hạch, kiểm tra đánh giá kết quả ngay. Với cách làm này, chất lượng huấn luyện cho dân quân tự vệ của huyện hàng năm được nâng lên.

Ngày 9/1/1996 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố IX, thơng qua Pháp lệnh dân qn tự vệ, bao gồm các điều khoản về quy định chung, tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện, hoạt động, quản lý nhà nước và chế độ chính sách, khen thưởng và xử lý vi phạm của lực lượng dân quân tự vệ. Ngay từ khi Pháp lệnh dân quân tự vệ được ban hành, Ban chỉ huy quân sự huyện đã tham mưu cho Huyện uỷ chỉ đạo, tổ chức triển khai Pháp lệnh dân quân tự vệ đến các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, quán triệt phương châm: vững mạnh, rộng khắp, rút gọn trong thời bình, có phương án mở rộng trong thời chiến, trong xây dựng coi trọng đến chất lượng, nhất là về chất lượng chính trị, đảm bảo tỷ lệ theo dân số. Phối hợp với các ban ngành liên quan hàng năm tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, thị trấn, cơ sở tự vệ những nội dung quan trọng của pháp lệnh, hàng năm có trên 3000 dân quân tự vệ của huyện được giáo dục, qua đó họ đã nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia xây dựng lực lượng, nhiệm vụ và chế độ chính sách… của dân quân tự vệ.

Ban chỉ huy quân sự huyện đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể trong việc tổ chức xây dựng lực lượng để phù hợp từng vùng, từng địa phương, cơ sở chỉ đạo làm điểm mỗi cụm từ 1 đến 2 đơn vị, rút kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn đơn vị, theo đúng thứ tự các bước điều tra, xét duyệt, kết nạp và cấp giấy chứng nhận dân quân tự vệ. Ban chỉ huy quân sự huyện luôn chỉ đạo rà xét, củng cố xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở cơ sở trong toàn huyện kể cả số lượng, chất lượng và thời gian phục vụ trong dân quân tự vệ đều tuân theo Pháp lệnh dân quân tự vệ và hướng dẫn của cấp trên. Vì vậy, cơng tác dân qn tự vệ ở Quỳnh Lưu có chuyển biến tích cực, từng bước được đổi mới và phát triển vững chắc. Với phương châm lấy củng cố nâng cao chất lượng là chính mà trước hết là chất lượng chính trị đồng thời đi đôi với phát triển số lượng phù hợp.

Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ quân sự huyện Quỳnh Lưu nhiệm kỳ 1996 - 2000 nhấn mạnh: “Tổ chức xây dựng lực lượng, quản lý, biên chế lực lượng dân quân tự vệ đạt tỉ lệ từ 2% đến 2,5% dân số, thành lập các A binh chủng, 12,7 ly, quân báo, thông tin. Coi trọng chất lượng phân đội thường trực”[26].

Đến năm 2000, tổng số dân quân tự vệ của huyện Quỳnh Lưu là 9215 người, đạt tỷ lệ 2,5% so với dân số tồn huyện. Trong đó, lực lượng cơ động là 1070 người, biên chế thành 49 trung đội; lực lượng tại chỗ là 7147 người, biên chế thành 138b - 403a ở các thơn xóm; lực lượng binh chủng là 843 người, biên chế 5a, 171 tổ gồm thông tin, trinh sát, cơng binh, hố học, y tế; lực lượng tự vệ các cơ quan doanh nghiệp nhà nước gồm 452 người, biên chế 15 trung đội, 13a; lực lượng tự vệ chuyên ngành gồm 40 người, biên chế 5a (bưu điện và y tế); lực lượng phân đội pháo phịng khơng 12,7 ly là 22 người, biên chế 2 trung đội, 4 khẩu đội; lực lượng dân quân tự vệ trên biển là 133

người, biên chế 6b/24 tàu (bao gồm 6 trung đội, mỗi trung đội khoảng 15 người, hoạt động trên 24 chiếc tàu) ở các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Long, Tiến Thuỷ, Quỳnh Nghĩa, Sơn Hải. Tổng số đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ là 1635 đồng chí (chiếm 17,7%), tổng số đồn viên là 6037 đồng chí (chiếm 65,5%). Tổng số phục viên xuất ngũ tham gia lực lượng dân quân tự vệ là 4306 đồng chí (chiếm 46,7%) [1].

Bên cạnh đó, đến năm 2000, đội ngũ cán bộ dân quân tự vệ của huyện được cơ cấu 50% Ban chỉ huy quân sự xã, trong đó đủ 3 đồng chí: xã đội trưởng là đảng uỷ viên, chính trị viên là bí thư chi bộ và xã đội phó bán chuyên trách. Sau bầu cử hội đồng nhiệm lỳ 1999 - 2004 đã kiện tồn được 42 đồng chí xã đội trưởng, trong đó mới được bổ nhiệm là 22 đồng chí; 42 đồng chí bí thư kiêm chính trị viên lực lượng và 21 đồng chí xã đội phó. Trong tổng số cán bộ qn sự xã, thị trấn có 41/42 đồng chí là đảng viên và 77 đồng chí là Quân nhân phục viên, xuất ngũ (27/42 chính trị viên; 34/42 xã đội trưởng; 16/21 xã đội phó), vẫn cịn 21 xã thiếu xã đội phó [1].

Tổng số cán bộ tự vệ trưởng là 19 đồng chí, đại đa số là cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm, được giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan phân cơng phụ trách. Trong đó, đảng viên là 17 đồng chí trên tổng số 19 đồng chí, đã qua phục vụ ở quân đội là 10 trên 19 đồng chí.[1]

Căn cứ vào thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ của dân quân tự vệ ở trên địa bàn huyện, tổng số vũ khí được trang bị cho cơ sở là 195 khẩu súng, trong đó có 120 khẩu CKC và 75 khẩu K44, chất lượng súng là cấp 3 và cấp 4, hiệu quả sử dụng thấp. Đạn K56 có 1700 viên và K53 có 800 viên. Vũ khí trang bị được cất giữ, bảo quản tại trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện do đồng chí xã đội trưởng quản lý, khi thực hiện nhiệm vụ mới thì trang bị cho cá nhân, thường

xuyên được kiểm tra công tác quản lý, lau chùi, bảo quản nên các đơn vị đã thực hiện tốt các chế độ quy định trong giữ gìn bảo quản.[1]

Về cơng tác tập huấn, huấn luyện, chấp hành mệnh lệnh huấn luyện của Ban chỉ huy quân sự tỉnh, Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu, từ năm 1996 đến năm 2000 Ban chỉ huy quân sự huyện đã ra nghị quyết về công tác huấn luyện, cử 87 cán bộ tham dự các lớp tập huấn của tỉnh Nghệ An và quân khu IV. Đối với cán bộ chỉ huy trưởng quân sự xã, tự vệ hàng năm được tập huấn ở huyện từ 1 đến 2 lần, thời gian từ 5 đến 7 ngày với quân số tham gia bình quân 98%, kết quả đều đạt khá và giỏi. Đối với cán bộ phân đội binh chủng hàng năm được tập huấn ở tỉnh một lần, 1 đến 2 đồng chí thành phần là trung đội trưởng 12,7 ly. Đối với dân quân tự vệ hàng năm đều được huấn luyện theo quy định, tổng số dân quân tự vệ đã được huấn luyện từ năm 1996 đến năm 2000 là 13.708 người, trong đó năm thứ nhất có 6270 đồng chí, năm thứ hai trở đi có 7438 đồng chí, lực lượng binh chủng là 1162 đồng chí, lực lượng dân quân biển là 133 đồng chí.[1] Chương trình huấn luyện gồm hai phần học tập chính trị và quân sự đảm bảo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”. Ngồi nội dung chương trình quy định huấn luyện hàng năm, các đơn vị còn căn cứ tình hình thực tế, cụ thể của địa phương, cơ sở để lồng ghép nội dung giáo dục nhiệm vụ quốc phịng ở địa phương mình. Trước khi vào huấn luyện, các đơn vị đều lên kế hoạch huấn luyện, viết giáo án, bài giảng, làm công tác chuẩn bị huấn luyện. Ban chỉ huy quân sự huyện phân công người theo dõi, chỉ đạo, rút kinh nghiệm giảng dạy và học tập.

Mặt khác, nhận thức sâu sắc nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa phương, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, huyện uỷ Quỳnh Lưu, Ban chỉ huy quân sự huyện thường xuyên kiểm tra, khảo sát, bổ sung các kế hoạch A, A2, A3, kế hoạch phòng chống cháy

nổ, kế hoạch phòng chống bão lụt… Đồng thời hướng dẫn chỉ đạo cơ sở bổ sung hoàn chỉnh các kế hoạch theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Hàng năm Ban chỉ huy quân sự đều tổ chức diễn tập:

- Năm 1996, diễn tập kế hoạch A, A2 một lần cho 22 đơn vị bao gồm 10 xã, thị trấn Cầu Giát và 12 cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

- Năm 1997, diễn tập kế hoạch A2 cho 2 xã. - Năm 1998, diễn tập kế hoạch A2 cho 4 xã.

- Năm 1999, diễn tập kế hoạch A, A2 cho 10 xã và 3 cơ quan.[1]

Kết hợp với diễn tập, Ban chỉ huy quân sự huyện còn chú trọng xây dựng cụm tuyến an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu và cụm công tác quân sự, hàng tháng tổ chức giao ban, phân cơng trực chiến, theo dõi, nắm chắc tình hình, báo cáo kịp thời xử lý khơng để bị động.

Cũng trong thời gian này lực lượng dân quân tự vệ của huyện đã phối hợp với lực lượng an ninh, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu để giải quyết một số vụ việc và khắc phục thiên tai, bão lụt…

Cụ thể:

- Năm 1996, Ban chỉ huy quân sự huyện đã huy động được 975 người tham gia khắc phục thiên tai bằng 1900 ngày công.

- Năm 1997, phối hợp với lực lượng an ninh chống gây rối 3 vụ; huy động được 1926 người bằng 2840 ngày công để khắc phục thiên tai. Tham gia bảo vệ cơng trình quân sự Lèn Quỳnh Hậu có 27 người bằng 81 ngày công.

- Năm 1998, phối hợp với lực lượng an ninh chống gây rối 2 vụ bắt 16

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang từ 1986 đến 2004 (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)