Bi kịch nhầm thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lý tưởng và hiện thực trong thơ nguyễn bính trước cách mạng tháng tám (Trang 85 - 97)

Chƣơng 4 : Khát vọng công danh và bi kịch nhầm thời

4.2. Bi kịch nhầm thời

Nói đến chuyện khát vọng và quyết tâm làm nên sự nghiệp, công danh người ta hay kể về câu chuyện chàng trai trẻ Tư Mã Tương Như, còn gọi là Trường Khanh đề chữ lên thành cầu, và tự hứa với lòng mình, không làm nên sự nghiệp, không trở lại cầu này. Cái khát vọng công danh ấy trong nhân vật trữ tình của Nguyễn Bính, chúng tôi cho là đủ lớn để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, quyết tâm đạt được ước mơ của mình. Tuy nhiên, một thực tế là cuộc sống lúc bấy giờ, cứ như theo cái cách miêu tả của Trần Tế Xương thì:

Một đàn rách rưới con như bố Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử

Hết tiền, hết bạc, hết ông tôi

Và chuyện học hành, thi cử:

Nào có ra gì cái chữ nho

Ông nghè, ông cống cũng nằm co

Sau bao năm tha hương, điều Nguyễn Bính “được” nhiều nhất, bên cạnh nỗi buồn, day dứt xa quê, có lẽ chính là sự từng trải và hiểu đời. Và mỗi mùa xuân trôi qua, người khách thiên hạ ấy, vẫn hai bàn tay trắng, một túi thơ, với nỗi sầu thiên cổ:

Đầy vơi tâm sự cùng ai tỏ

Mộng lạnh đêm xuân chiếu lạnh giường Quê nhà gối chiếc thôi rồi kẻ

Cái lý tưởng cao đẹp mà chàng trai trẻ đã hy vọng lúc gia nhập cuộc sống phồn hoa không còn nữa. Thực tại đã gửi lại bằng những xô bồ, giả dối, những trái ngang, kệch cỡm:

Mụ vợ bắc nam người tứ xứ Anh chồng tay trắng lẫn tay đen Đổi thay tình nghĩa như cơm bữa

(Xóm Ngự Viên)

Trọc phú ti toe bàn thế sự

Điếm già tấp tểnh nói văn chương

Và những xót xa, thất vọng ê chề:

Tay trắng bạn bè đều lánh mặt Sa cơ, thân thích cũng coi thường

(Xuân vẫn tha hương) Bài thơ Con nhà nho cũ được Nguyễn Bính viết vào năm 1943, gửi tặng cho Bùi Hạnh Cẩn. Trong đó, nhà thơ tâm sự chua chát cái giấc mộng công danh, sự nghiệp bút nghiên của mình, với hình ảnh thầy khóa, sĩ tử hồ hởi đèn sách lên kinh ứng thí, mong chiếm bảng rồng, được trở thành Trạng nguyên. Cái chua chát ở đây chính là thực tế phũ phàng, là sự vỡ mộng:

Bây giờ thời thế biến thiên

Nhà vua không lấy Trạng nguyên nữa rồi Mực tàu giấy bản là thôi

Nước non đã hết những người áo xanh Lỡ duyên búi tóc củ hành

Trường thi Nam Định biến thành trường bay

Chúng ta đều biết, chế độ khoa cử ở nước ta chính thức chấm dứt vào thời vua Khải Định (1919), lúc ấy Nguyễn Bính mới 1 tuổi! Vậy mà, cái giấc mộng quan Trạng cứ trở đi trở lại, ám ảnh cả cuộc đời thi nhân. Thế mới biết,

cái “gốc rễ” của dòng họ, cái khao khát của gia đình, và cái mộng tưởng của cá nhân lớn lao và sâu sắc đến nhường nào. Cái khoảng cách giữa lý tưởng và hiện thực đã trở nên quá xa vời.

Chợt nhớ hình ảnh ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên. Cái ngày chữ Nho được trọng vọng, thì cứ mỗi độ xuân về, hoa đào nở, hình ảnh ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ bên hè phố, với những nét chữ “như phượng múa rồng bay” làm say mê bao người đã trở nên thân quen, và tưởng như không tài nào mất đi được. Vậy nhưng, nền Nho học đã đến thời tàn, sự du nhập và lan tỏa của văn minh phương Tây đã đẩy những người của thời Nho học vào vị thế của kẻ ngoài cuộc, với một mặc cảm lạc điệu, cùng tâm trạng bùi ngùi, nuối tiếc:

Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

(Ông đồ)

Quay trở lại giấc mộng quan Trạng của thi nhân, mới thấy hình ảnh những sĩ tử, anh khóa cũng đang tồn tại như một thực thể cô đơn, lạc lõng và đầy mặc cảm, rất đáng thương! Giấc mộng quan Trạng của Nguyễn Bính đúng hơn là gắn liền với thời trước, với những hội chèo thôn Đoài, làng Đặng, với cuộc sống thanh bình chốn thôn quê. Dường như chỉ ở đó, nơi “sáng giăng chia nửa vườn chè”, giấc mộng này mới được thêu dệt, có cớ để tồn tại và trở nên đẹp đẽ. Hình ảnh quan Trạng khi ấy trở thành niềm khát khao của bao nhiêu sĩ tử, là niềm tự hào của làng quê, là vẻ đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Nhưng trong hoàn cảnh:

Khoa cử bỏ rồi thôi hết Trạng! Giời đem hoa cỏ trả vườn tiên

Và ngay cả việc chuyện thi cử, chọn nhân tài cũng phải đưa vào trong giấc mơ, trong truyện cổ tích thì đúng là con người “quê mùa” Nguyễn Bính đã sinh nhầm thời, nên khát vọng đỗ đạt làm quan, làm nên sự nghiệp lớn cũng theo đó mà tan tành theo mây khói. Vận vào đúng như hai câu thơ của Đặng Dung: “Thời lai đồ điếu thành công dị. Sự khứ anh hùng ẩm hận đa”

(Gặp thời kẻ tầm thường cũng thành công. Lỡ thời anh hùng đành nuốt hận). Trong bài thơ Bắt gặp mùa thu viết năm 1945 – năm đánh dấu một chặng đường thơ, một chặng đường đời, cái tôi trữ tình Nguyễn Bính nhìn nhận lại những gì đã qua, cay đắng nhận thấy mọi thứ quanh mình chỉ là hão huyền, dang dở. Đó có thể coi là một lời tổng kết cuộc đời của mình trong những năm tháng đã qua:

Một chút công danh rất hão huyền Và dang dở nữa cuộc tình duyên

Lại nhớ câu chuyện về chàng Lư Sinh trong tích xưa. Lễ xướng danh vừa dứt, chàng muốn nhảy lên nhưng cố giữ vẻ khiêm tốn, đi giữa đám đông, chàng tỏ vẻ thương hại hàng ngàn sĩ tử tiu nghỉu… Chàng vừa nghe xướng danh: tên chàng, quê chàng, chàng đỗ Tiến sĩ. Ông nghè! Cái buổi nhận cờ biển mới lộng lẫy làm sao! Hai bên phố, biết bao nhiêu mĩ nữ vàng đeo đầy người mỉm cười với tân khoa. Quan tể tướng, sau khi đọc kỹ gia phả, lý lịch của chàng, quyết định gả tiểu thư cho chàng. Chàng được phong chức, chàng có dinh thự riêng, rồi chàng có tỳ thiếp. Xung quanh chàng, vàng son chói lọi, những bức trướng hồng điều bay rực rỡ, lay động biết bao lời chúc tụng đẹp đẽ nhất. Bỗng nhiên, một hồi trống báo ngọ, Lư Sinh bừng tỉnh dậy. Chàng ngơ ngác nhìn xung quanh, rồi nhớ lại, hóa ra một giấc mơ. Chàng nhớ lại, sau khi hỏng kỳ thi hương, chàng chán nản, lang thang khắp nơi. Tiền hết, trời nóng bức, chàng vào quán ăn, bác quán đang nấu nồi kê. Chàng mệt quá, lăn ra chõng đặt ở góc nhà và ngủ lúc nào không biết. Bác quán thấy chàng tỉnh

dậy bảo: “Chú học trò đánh một giấc ngon nhỉ, ngủ nữa đi, nồi kê chưa chín đâu”. Chàng ậm ừ, nghĩ mà buồn cho thân phận mình. Trải bao phú quý vinh hoa, con cháu đầy đàn mà nồi kê vẫn chưa chín.

Cổ thi có câu “Trăm năm một giấc kê vàng”. Còn cổ nhân thì nói “Chỉ có ai đại thức mới có đại mộng”. Nghe ra như nói về chàng thôn dân - nho sinh Nguyễn Bính vậy! Cái tôi ấy suốt đời vương vấn giấc mộng quan Trạng, giấc mộng được nâng niu, nuôi dưỡng bằng truyền thống của gia đình, dòng tộc và khát vọng mãnh liệt của cá nhân. Dù sau này trên bước đường tha hương có nếm trải biết bao cơ cực của cuộc sống thực tại, giấc mộng lớn ấy vẫn không nguôi thao thức, dằn vặt chàng nho sinh đáng thương. Tấm bi kịch xót xa ở đây chính là con người kẻ sĩ thì thuộc về “thời trước”, nhưng lại sinh ra vào thời này. Sự bấu víu duy nhất và lớn nhất chính là một giấc mơ:

PHẦN KẾT LUẬN

Chúng tôi cho rằng, sẽ thật khó hình dung bộ mặt của phong trào Thơ mới lãng mạn (1932 – 1945) nếu vắng bóng tên tuổi Nguyễn Bính. Suốt hành trình một đời thơ của mình, Nguyễn Bính đã sáng tạo nên những bài thơ chứa đầy tình yêu thương, đầy cảm thông, chia sẻ và cũng đầy khổ đau, bất hạnh. Thơ Nguyễn Bính dung dị, dân dã, đằm thắm và quyến rũ. Nó có sức ám ảnh, đeo bám lạ thường. Nó chạm tới phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn mỗi chúng ta – tình yêu quê hương đất nước! “Những ai bị mất, những ai muốn hồi tưởng hồn quê, chỉ cần nhớ vài câu lục bát của ông, sẽ trở nên như có phép thần, thoắt một cái đã trở về làng, nơi mình cắt rốn chôn rau hàng thế kỷ” [45;126]. Đó là tài năng của Nguyễn Bính!

Tìm hiểu về lý tưởng và hiện thực trong thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng Tám, chúng tôi đi đến những kết luận khái quát như sau:

1. Thơ mới lãng mạn (1932 – 1945) là một dấu mốc quan trọng trong

tiến trình vận động và phát triển của dòng chảy thể loại thơ Việt Nam. Nó ra đời giữa không khí ngột ngạt của thời đại, mang theo quan niệm “cái tôi cá nhân”. Và cái tôi ấy – khi mới ra đời đã gồng mình lên để khẳng định, để yêu thương, để mơ mộng, và cũng nhanh chóng rơi ngay vào tình trạng cô đơn, bơ vơ, không lối thoát. Trong hoàn cảnh “ngã ba đường”, mỗi nhà thơ đều cố gắng tìm cho mình một con đường thoát ly cuộc sống riêng. Sự mâu thuẫn, va chạm giữa lý tưởng và hiện thực rõ ràng không phải chỉ trong chuyện tình yêu mà cũng là câu chuyện của nhiều cảnh đời. Mỗi người trong cuộc đời cũ, kể cả các nhà Thơ mới, đều phải chịu đựng ít nhiều bi kịch của sự dang dở, dang dở trong công danh sự nghiệp, dang dở trong tình yêu, dang dở trong nhiều mối quan hệ cuộc đời.

2. Đối với Nguyễn Bính, thơ và cuộc đời chỉ là một, cái tôi trữ tình

trong thơ và cái tôi nhà thơ trong cuộc đời là một, nhiều khi rất khó phân biệt. Và chính thi nhân là điển hình cho trạng thái lỡ làng, dang dở của cả một lớp người, cả một thời đại. Trong cuộc đời ấy, lý tưởng và hiện thực, ước mơ và thực tại cứ đan xen, va chạm, đối chọi, giằng xé nhau. Một tấm bi kịch chua xót của kiếp “con chim lìa đàn”.

Một con người yêu mến quê hương đến vô cùng, tha thiết gắn bó với quê hương nhưng lại phải xa quê hương. Một phần vì “máu giang hồ”. Một phần vì “miếng cơm manh áo”. Nhưng về bản chất, là để lý tưởng hóa hiện thực, để thoát khỏi cái tù túng, chật hẹp, thiếu hướng đi của cuộc đời thực. Bao nhiêu năm tha hương là bấy nhiêu năm Nguyễn Bính dầm mình trong cơ cực, nghèo đói, thất vọng, bẽ bàng. Và cũng là bấy nhiêu năm Nguyễn Bính khao khát trở về quê hương, về với mái ấm gia đình, với những kỷ niệm êm đềm tuổi ấu thơ. Cái khao khát ấy quặn thắt, da diết cả cuộc đời nhà thơ.

Một con người dành cả cuộc đời để yêu thương và khao khát yêu thương, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình nhưng không bao giờ được đền đáp. Những nhớ mong, tương tư, chờ đợi, thao thức chỉ được đáp lại bằng những tình yêu đơn phương, sự cô đơn, lỡ làng, những chia ly, tuyệt vọng. Vì thế, thơ Nguyễn Bính nói nhiều đến mảnh đời ngang trái, dở dang, phân cách, bẽ bàng

Một con người sinh ra trong gia giáo truyền thống, cả đời theo đuổi công danh, sự nghiệp. Giấc mộng quan Trạng từ tiềm thức hiện lên đậm nét, trăn trở trong cả hành trình của cuộc đời – hành trình thơ. Nhưng sự thực là giấc mộng lớn ấy được sinh ra và nuôi dưỡng “nhầm thời”, vì thế cũng lỡ làng, vỡ mộng và tan tành theo mây khói. Con đường công danh cũng chẳng có gì, ngoài tấm thân vất vưởng và mấy “túi thơ” rất hão huyền.

3. Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ có những khám phá độc

đáo về nghệ thuật biểu hiện. Nói như nhà văn Sơn Nam thì “Nguyễn Bính đã thành công lớn, trong giai đoạn mà ít ai thành công”. Còn nói như Đoàn Hương, thì “Nguyễn Bính có thể coi là nhà cách tân” trong phong trào Thơ mới. Đến với thơ Nguyễn Bính, chúng ta bắt gặp những hình thức của văn học dân gian, rất quen thuộc, gần gũi nhưng không phải vì thế mà dễ dãi, ngược lại, rất sáng tạo, tinh tế và quyến rũ. Từ thời gian, không gian nghệ thuật đến những biểu tượng trong thơ, và đặc biệt là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đã cho chúng ta thấy một tài năng bẩm sinh, được sinh ra, được nuôi dưỡng bằng văn hóa làng quê, và thực tế là đã thêu dệt nên những trang thơ đậm đà hồn dân tộc.

4. “Cuộc sống ngày càng gấp gáp. Những đường phố mọc lên xâm lấn đồng ruộng, làng quê. Hương lúa, hồn làng ngày càng rời xa chúng ta. Người nông dân Nguyễn Bính đã sống, đã dạy và trả cho ta chút hồn quê nguyên thủy, xanh tươi” [43;132]. Nói như vậy để thấy, dù ở thời đại nào, hoàn cảnh nào, người và thơ Nguyễn Bính vẫn thật cần cho mỗi chúng ta. Vượt lên lớp bụi của thời gian, cảnh quê, tình quê trong thơ Nguyễn Bính vẫn hiện lên thật giản dị, trong sáng, thánh thiện và thật đáng yêu. Nó đọng lại trong tâm hồn chúng ta những cảm xúc vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, cao đẹp!

Bài thơ hay nhiều khi không thấy thơ đâu, mà chỉ thấy cuộc đời, tâm trạng và số phận. Xin khép lại ở đây bằng nhận xét của tác giả Hoài Việt, bởi thấy nó đúng với thơ và đúng với bản chất con người Nguyễn Bính, và cũng xin là nén hương thơm tưởng nhớ đến cố nhân: “Thơ Nguyễn Bính đẹp về lời, dào dạt về âm thanh nhưng trước hết và sau cùng vẫn là Tình và Nghĩa” [10;250].

Với thời gian và trình độ còn hạn chế, chúng tôi biết rằng, những nội dung mà luận văn đề cập đến cũng chưa được giải quyết một cách thấu đáo, hoàn thiện. Điều này xin được lĩnh hội thêm và quay trở lại trong những công trình nghiên cứu ở cấp cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Bảo (biên soạn), Nguyễn Bính – Thâm Tâm – Vũ Đình Liên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

2. Nguyễn Bính, Lỡ bước sang ngang, NXB Lê Cường, Hà Nội, 1940. 3. Nguyễn Bính, Tâm hồn tôi, NXB Lê Cường, Hà Nội, 1940.

4. Nguyễn Bính, Mười hai bến nước, NXB Mộng Hàm, Hà Nội, 1942.

5. Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Bính và tôi, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1995.

6. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.

7. Hà Minh Đức, Một thời đại trong thi ca – Về phong trào thơ mới 1932 – 1945, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.

8. Hà Minh Đức, Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995.

9. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001. 10. Hà Minh Đức – Đoàn Đức Phương, Nguyễn Bính – về tác gia tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.

11. Trần Độ (chủ biên), Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989 – 1995 (Memento), Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương, Hà Nội, 1989.

12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2004.

13. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000. 14. Đoàn Thị Đặng Hương , Văn luận, NXB Văn học, Hà Nội, 2004.

15. Vũ Khiêu, Anh hùng và nghệ sĩ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976. 16. Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992.

17. Đinh Đình Khánh (chủ biên), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, 2001.

18. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1998.

19. Mã Giang Lân – Hồ Thế Hà, Sức bền của thơ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1993.

20. Thảo Linh (biên soạn), Nguyễn Bính nhà thơ chân quê, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2000.

21. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002. 22. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Văn học, Hà Nội, 1983

23. Tôn Thảo Miên (tuyển chọn), Nguyễn Bính tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, Hà Nội, 2007.

24. Vũ Nam, Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2000.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lý tưởng và hiện thực trong thơ nguyễn bính trước cách mạng tháng tám (Trang 85 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)