Đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KIẾN TẬP CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH (Trang 31 - 33)

UBND xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2.4.1 Những kết quả đạt được

Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã góp phần rút ngắn thời gian giao dịch giữa người dân với các cơ quan hành chính nhà nước, tạo điều kiện thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư vào địa phương cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan hành chính trước người dân và doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn xã.

Tất cả các thao tác xử lý công việc của cán bộ, công chức tại đơn vị đều được thực hiện trên máy tính theo quy trình từ đầu vào đến đầu ra, có sự kiểm soát của lãnh đạo. Người dân có thể kiểm tra tiến độ giải quyết TTHC, xác định được trách nhiệm của cơ quan giải quyết TTHC trễ hạn thông qua quy trình thủ tục được niêm yết; căn cứ vào mã số hồ sơ được cấp (ghi trong phiếu hẹn trả kết quả), người dân và doanh nghiệp chủ động hơn về thời gian và bổ sung thành phần hồ sơ còn thiếu để sớm có kết quả giải quyết TTHC cuối cùng.

Một số lĩnh vực tuy không trực tiếp bố trí cán bộ nhận hồ sơ (y tế, giáo dục và đào tạo, giao thông vận tải, nông nghiệp, văn hoá – thể thao và du lịch, lao động – thương binh và xã hội, nội vụ...) nhưng đều công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nơi làm việc của từng cơ quan. Khi người dân, tổ chức có nhu cầu liên hệ công việc UBND xã sẽ cử cán bộ phụ trách trực tiếp giải quyết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

TTHC cho người dân, tổ chức với tỷ lệ đúng hạn chiếm trên 98%. Kết quả giải quyết cho thấy số lượng hồ sơ, TTHC được giải quyết đúng hạn tăng dần qua các năm. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ, TTHC đúng thời hạn tăng cho thấy hoạt động của mô hình một cửa, một cửa liên thông ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của UBND xã. Riêng đối với các hồ sơ, TTHC giải quyết trễ hạn (do lỗi của đơn vị) UBND xã đều có văn bản xin lỗi, nêu rõ lý do trễ hạn và thời gian trả kết quả lần sau.

Đã áp dụng các sáng kiến trong giải quyết TTHC như: giải quyết yêu cầu cấp lại bản chính giấy khai sinh kết hợp với giải quyết thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch trước thời gian quy định; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài...

TTHC ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của người dân, tổ chức. TTHC của tổ chức, cá nhân tăng về số lượng, giảm về thời gian giải quyết so với trước đây, đã góp phần giảm bớt tình trạng phiền hà, đi lại nhiều nơi,

nhiều lần của người dân; hạn chế các biểu hiện tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, công chức, do đó đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quần chúng tại địa phương. Qua thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ý thức trách nhiệm thực hiện công việc được giao của cán bộ, công chức từng bước được nâng lên; thái độ phục vụ nhân dân có chuyển biến rõ nét; mối quan hệ phối hợp trong giải quyết hồ sơ hành chính cho tổ chức, công dân giữa các cơ quan, đơn vị có tiến bộ; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính được cải thiện. Kết quả đạt được đã mang lại những tác động tích cực, thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của xã, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tăng thu cho ngân sách địa phương và bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của xã Hương Mạc luôn ổn định.

2.4.2 Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC còn một số tồn tại, hạn chế. Mặc dù tỉ lệ hồ sơ trả đúng hẹn cho người dân đã có những chuyển biến, tiến bộ hơn trước, song tình trạng trễ hẹn vẫn diễn ra, nhất là những thủ tục liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, thái độ phục vụ người dân của một bộ phận cán bộ, công chức còn chậm chuyển biến; công tác tuyên truyền về cải cách TTHC chưa mạnh và thiếu chiều sâu, chưa tạo ra những chuyển biến căn bản trong nhận thức về trách nhiệm thực hiện công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và hiểu biết của người dân về cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Thực tiễn triển khai cho thấy việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là giải pháp hữu hiệu, góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, tổ chức theo hướng xây dựng một nền hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi đến giao dịch. Thông qua đó, tạo điều kiện để UBND xã Hương Mạc gần dân hơn, chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, từng bước tách dần công việc quản lý chuyên sâu với các công việc sự vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan hành chính nhà nước và giải quyết tốt nhất các công việc liên quan tới người dân, tổ chức.

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Việc triển khai thực hiện ở địa phương thiếu thống nhất và bị chia cắt giữa các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước. Một số chưa giành sự quan tâm đúng mức trong việc chỉ đạo, đôn đốc việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí cán bộ, công chức, xây dựng quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên

thông của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương để thực hiện có hiệu quả cơ chế này.

Các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước chưa chặt chẽ, có sự chia cắt giữa các cấp hành chính ở địa phương với các cơ quan ngành dọc của trung ương ở địa phương, do vậy việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông gặp nhiều khó khăn; trình độ cán bộ, công chức ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chưa được chú trọng đúng mức.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KIẾN TẬP CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w