B7 Đạt tới sự thỏa hiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT (Trang 128 - 131)

- Các hình thức khi sử dụng phương pháp này?

B7 Đạt tới sự thỏa hiệp

Khi không thể đi đến giải quyết xung đột bằng phương pháp hợp tác, người hoàn giải có thể chuyển sang phương pháp thỏa hiệp

Khi sử dụng phương pháp này, chuyên gia hòa giải sẽ lắng nghe “tín hiệu đồng ý” từ các bên.

dụ Tình huống:

Dương và Quân đang tranh cãi về việc có nên mua hệ thống máy tính mới hay không. Một số vấn đề đã được bên thứ ba là Minh dàn xếp xong, nhưng họ vẫn bất đồng về chi phí. Minh nhận thấy mặc dù Quân cho rằng chi phí quá cao nhưng anh ý đã đổi đề tài khi vấn đề chi phí được đề cập. Minh hiểu rằng đây là “tín hiệu có thể đồng ý”, tức là đối với Quân chi phí có thể không quan trọng như một số vấn đề khác

Để tiếp tục, Minh đề nghị một buổi thảo luận tự do (Brainstorm) để xem những khả năng nhằm khắc phục vấn đề về chi phí. Trong buổi họp này, Quân thể hiện sự lo ngại về giá cả: “Chúng ta đã chi nhiều tiền cho hệ thống máy tính này rồi”. Dương phản bác: “Hợp đồng nhà cung cấp đã nêu rõ không tính phí dịch vụ trong năm đầu tiên, nhưng tôi chắc rằng họ sẽ kéo dài thêm năm nữa. Không tốn phí dịch vụ với việc bổ sung thêm tính năng bảo mật là 1 giá cả hợp lý”. Cả hai bên nhất trí rằng nếu nhà cung cấp đồng ý về việc không tính phí dịch vụ trong hai năm thì giá cả này chấp nhận được.

Ngay khi 2 bên đồng ý với giải pháp, Minh sử dụng kỹ thuật thuật lại: “Vậy chúng ta đều đồng ý giải pháp…. Là tốt nhất. Có đúng như vậy không?”

Lắng nghe chăm chú và đặt câu hỏi

Quan tâm tới nỗi lo lắng của người khác

Thông cảm với ý kiến và mong muốn của đối phương.

Giữ cho việc truyền đạt thông tin không bị bế tắc

Giữ cho quá trình hòa giải đi đúng hướng

Tạo điều kiện thuận lợi để đạt được giải pháp

Không được có hành vi gây rối trí

Không cho phép ngắt lời

Giữ sự tập trung

Cởi mở và thành thật với người hòa giải

Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản

Sẵn sàng mô tả tình hình theo quan điểm của mình

Luôn luôn công bằng và đối xử không thiên vị với cả hai bên

Lắng nghe đối phương

Lắng nghe có chọn lọc đối với những vấn đề chính

Lựa chọn nội dung nào thuộc trách nhiệm của người hòa giải, trách nhiệm nào của các bên tham gia xung đột ?

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT (Trang 128 - 131)