Phương pháp hợp tác

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT (Trang 75 - 81)

- Xây dựng tình huống sử dụng phương pháp giải quyết xung đột Nhómtrưởng phân công thành viên trong nhóm thảo luận Thuyết

Phương pháp hợp tác

“Có ba cách để đối phó với sự bất đồng: giành ưu thế, thỏa hiệp và hòa hợp. Với cách giành ưu thế, chỉ một bên đạt được điều mình muốn. Với cách thỏa hiệp, không có bên nào đạt được trọn vẹn điều họ muốn. Nhưng với cách hòa hợp, cả hai bên đều có thể đạt được điều họ muốn” _ Mary Parker Follett

Phương pháp hợp tác

a) Bản chất

Một hoặc các bên quan niệm rằng xung đột trong tổ chức là đương nhiên, là hệ quả của sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, vì vậy, các bên cần cộng tác để tìm ra giải pháp vì lợi ích đa phương. Đây là phương pháp cả hai bên cùng thắng

b) Biểu hiện

+ Chấp nhận sự khác biệt, trái ngược và mâu thuẫn. + Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của bên kia.

+ Cùng cởi mở bàn bạc, giải thích nguyên nhân, cảm nhận. + Lựa chọn cách giải quyết vì lợi ích của các bên.

Phương pháp hợp tác

c) Ảnh hưởng

+ Góp phần củng cố không khí hài hòa, đoàn kết trong nội bộ. + Mỗi bên rút được kinh nghiệm để tránh dẫn đến xung đột.

Phương pháp Quan hệ vs Công việc

Tình huống Thuận lợi Bất lợi

Cạnh tranh Nhiệm vụ quan trọng hơn

• Khi cần giải quyết nhanh

• Khi cần những quyết định quan trọng được đưa ra • Khi bạn có quyền lực/vị trí cao hơn

• Khi bạn biết là bạn đúng

• Bảo vệ nguyện vọng chính đáng • Khi vấn đề nảy sinh đột xuất

Quyết định nhanh chóng

Đối tác cảm thấy bực bội

Hợp tác Cả hai đều quan trọng

• Khi có đủ thời gian

• Khi cả hai bên đều có khả năng đóng góp cho giải pháp tốt • Khi vấn đề được cả hai bên cảm thấy quan trọng và không

thể giải quyết bằng phương pháp thỏa hiệp • Tạo dựng mối quan hệ lâu dài

Mọi người đều được thỏa mãn

Cần thời gian và nỗ lực

Thỏa hiệp Cả hai đều quan trọng

• Giải quyết tạm thời các vấn đề phức tạp

• Khi ở trong tình huống hạn chế thời gian giải quyết • Hai bên khăng khăng mục tiêu riêng

• Khi hai bên cân xứng quyền lực • Đôi khi là giải pháp cuối cùng

Sử dụng hiệu quả trong tính huống đang bế tắc

Cảm thấy “thiệt hại” hơn là “chiến thắng hoàn toàn”

Nhượng bộ Mối quan hệ quan trọng hơn

• Vấn đề quan trọng với đối tác hơn mình • Khi nhận ra bản thân đang sai

• Tiếp tục đấu tranh sẽ có hại

Hòa bình

Giữ được mối quan hệ

Chỉ thỏa mãn một bên

Lảng tránh Mối quan hệ quan trọng hơn

• Khi vấn đề không đáng kể

• Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của bản thân • Giải quyết hậu quả lớn hơn lợi ích đem lại

• Khi có người giải quyết vấn đề tốt hơn

• Khi đối phương đang trong trạng thái giận dữ

• Khi muốn tiếp nhận nhiều thông tin trước khi hành động

Không bị tổn thương Không giải quyết vấn đề

Tình huống:

Chẳng bao lâu sau khi phụ trách phòng Công nghệ thông tin (IT), Minh thấy rằng Kiên, một kỹ thuật viên, thường xuyên bất đồng với những quyết định của mình. Ngay cả khi đã được giải thích tường tận những ưu điểm của nó, Kiên chỉ miễn cưỡng chấp nhận. Vì thiếu nhiệt tình, anh ấy đã làm chậm quá trình thực hiện. Mặc dù đã cố gắng thuyết phục Kiên nhưng tình hình càng trầm trọng thêm. Thái độ tiêu cực của Kiên (dường như với tất cả mọi thứ) đã làm ảnh hưởng tới khả năng điều hành của Minh.

Với trường hợp trên, anh/chị có thể lựa chọn giải pháp nào để giải quyết xung đột. Áp dụng giải pháp đó vào tình huống này như thế nào?

Khi xung đột xảy ra chúng ta ưu tiên dùng phương pháp nào?

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT (Trang 75 - 81)