“Một điều nhịn chín điều lành”

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT (Trang 68 - 71)

- Xây dựng tình huống sử dụng phương pháp giải quyết xung đột Nhómtrưởng phân công thành viên trong nhóm thảo luận Thuyết

“Một điều nhịn chín điều lành”

“Chúa đã ban cho tôi sự thanh thản để có thể chấp nhận những thứ không thể thay đổi, ban cho lòng can đảm để thay đổi những thứ có thể và sự khôn khéo để nhận ra sự khác biệt giữa hai trường hợp đó” – Reinhold Niebuhr, nhà thần học.

“ Vợ giận thì chồng bớt lời

Phương pháp nhượng bộ

a) Bản chất

Nói chung, các bên có thể đối diện với thực tế xung đột, thừa nhận sự tồn tại của xung đột, biết rõ nguyên nhân dẫn đến xung đột nhưng một hoặc các bên quyết định nhường nhịn, chấp nhận một sự thua thiệt nào đó ở mức chấp nhận được.

b) Biểu hiện

Việc tiếp xúc trực tiếp giữa hai người cũng có thể nhằm né tránh tìm kiếm các cảm giác dễ chịu hoặc do trong một số trường hợp, bên nhường nhịn có thể e sợ khi đối mặt không thể kiểm soát được cảm xúc của mình..

c) Ảnh hưởng

Chỉ khi bên nhường nhịn xác định được tác dụng tích cực thực sự đối với bản thân họ thì việc rút lui mới có thể bền vững. Nếu không, biện pháp này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.

Tình huống:

Khánh và sếp của mình là Minh đang bất đồng ý kiến với nhau về cách giải quyết vấn đề. Khánh cảm thấy giải pháp của Minh là không thích hợp và tin chắc rằng đó không phải là giải pháp tốt nhất. Minh cũng công nhận rằng tuy giải pháp của Khánh có chi phí cao hơn ngân sách đã được chấp thuận, nhưng nếu chọn giải pháp khác có chi phí thấp hơn thì cũng không bằng phương án mà Khánh đưa ra.

Với trường hợp trên, anh/chị có thể lựa chọn giải pháp nào để giải quyết xung đột. Áp dụng giải pháp đó vào tình huống này như thế nào?

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT (Trang 68 - 71)