Truyền thống văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam cái phổ biến và cái đặc thù 001 (Trang 54 - 57)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Những nhân tố quy định tính đặc thù của nhà nƣớc pháp quyền xã

2.1.1.1 Truyền thống văn hóa xã hội

Truyền thống văn hóa xã hội Việt Nam thể hiện ở văn hóa làng và lối sống trọng tình của người Việt. Làng Việt xuất hiện cuối thời nguyên thuỷ, đầu thời dựng nước, là sản phẩm của nông nghiệp lúa nước. Thời Bắc thuộc, làng xã là nơi giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam. Làng Việt Nam là một đơn vị quần cư của một cộng đồng cư dân nông nghiệp, có lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đặc thù. Làng bao gồm nhiều dòng họ, gia đình, tập hợp lại thành một cộng đồng cư dân gắn bó với nhau trên cơ sở nghĩa tình; ngoài tình cảm gia đình, dòng họ còn có tình hàng xóm láng giềng, tình làng nghĩa xóm. Nghĩa tình làng xóm gắn bó với nhau chặt chẽ, sâu sắc, bền chặt trong điều kiện nền nông nghiệp lúa nước, khi cộng đồng dân cư của làng phải gồng mình lên, hợp tác với nhau để chống hạn hán, bão lụt, chống những kẻ thù từ bên ngoài xâm phạm đến cuộc sống bên trong luỹ tre làng. Làng hân hoan trong những dịp lễ hội khi mọi người cùng chung vui với những sinh hoạt cộng đồng truyền lại từ bao đời. Xưa kia, người ta sinh ra ở làng, khi lớn lên, có thể học hành thành đạt, ra làm quan, suốt một đời bươn trải trong chốn quan trường, nhưng khi về già vẫn tìm về với làng, lại làm thành viên của làng, chia sẻ vui buồn với những gì diễn ra bên trong luỹ tre xanh. Cứ thế, người dân Việt ngàn đời gắn bó với

làng một cách tự nhiên và máu thịt. Làng là một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc.

Làng Việt là nơi bao đời nay cư dân Việt cư trú, lao động, sản xuất và tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cố kết quan hệ dòng tộc, xóm giềng. Làng là mô hình để người xưa theo đó mà mở rộng ra xây dựng tổ chức quốc gia, đô thị. Làng còn là pháo đài để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu tố ngoại lai, bảo vệ sự bình yên cho dân tộc, cho đất nước. Văn hóa làng chính là hệ thống những giá trị hình thành qua bao đời trong toàn bộ các hoạt động đó, và đến lượt mình, nó cũng chính là công cụ, là phương tiện tổ chức và duy trì toàn bộ các hoạt động này. Nó đi vào ký ức người Việt Nam bằng hàng loạt những giá trị vật chất và tinh thần rất gần gũi và thân thương.

Thế giới đầy mầu sắc của văn hóa làng được quy ước thành lệ làng, đúc kết tronghương ước làng, bộc lộ một cách phong phú qua hội làng. Tất cả chắt lọc lại, tạo nên bản sắc văn hóa làng, mà trong đó tính cộng đồng làng và tính tự trị của làng là những giá trị nổi trội nhất. Tình cộng đồng: tạo nên những tập thể làng xã khép kín mang tính tự trị, cho nên làng xã Việt Nam tồn tại khá biệt lập với nhau và độc lập với triều đình phong kiến.Tính tự trị khẳng định sự độc lập của làng xã, ít liên hệ với bên ngoài làng: làng nào biết làng ấy.Chính đặc điểm này sản sinh ra ưu và nhược điểm trong tính cách người Việt.Tính cộng đồng đặc trưng cho tinh thần đoàn kết tương trợ; tình tập thể hoà đồng; nếp sống dân chủ bình đẳng.Tuy nhiên lại dẫn đến sự thủ tiêu vai trò cá nhân; thói dựa dẫm ỷ lại; thói đố kỵ.Tính tự trị có hệ quả tốt là tinh thần cần cù tự lập; nếp sống tự cấp tự cung. Nhưng dẫn đến óc tư hữu ích kỉ;óc bè phái, địa phương; óc gia trưởng tôn ty.

Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, văn hóa làng Việt đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình. Sau lũy tre làng, bên giếng làng, dưới mái

đình làng, trong bầu khí thân thương của những ngày hội làng, mọi người sống với nhau nặng tình nặng nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn. Tình làng nghĩa xóm, quan hệ láng giềng ràng buộc con người trong nếp sống làng, xã có kỷ cương, trong sáng và thanh cao.

Mặc dù văn hóa làng đã trở thành bản sắc, thành một hằng số của văn hóa Việt Nam, nhưng theo thời gian, không có cái gì là không biến đổi. Với cuộc sống đang hiện đại hóa, với xã hội đang công nghiệp hóa và đô thị hóa, với thế giới đang toàn cầu hóa và hội nhập,Văn hóa làng hôm nay đang biến đổi rất nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu sắc: Cái tốt hiển hiện, cái xấu cũng bộc lộ rõ nét hơn.Trước đây, trong xã hội nông nghiệp với cuộc sống giới hạn trong phạm vi làng, xã mấy trăm người, mọi người đều biết rõ nhau thì cái xấu không gây tác hại nhiều lắm. Nhưng nay khi tiếp xúc với văn hóa thế giới, khi có sự 'đụng độ' văn hóa thì cái xấu cũ trỗi dậy, cái xấu mới len lỏi tràn vào sẽ gây những thiệt hại nặng nề. Vì thế người Việt cần gìn giữ những nét bản sắc tốt đẹp của văn hóa làng, nhưng đồng thời cần phát huy ý thức xã hội, tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện để con người cá nhân phát triển, hướng đến một xã hội dân chủ hài hòa, sống tôn trọng pháp luật kỷ cương.

Văn hóa làng với tính tự trị, tính cộng đồng và lối sống trọng tình không chỉ là nét đẹp văn hóa, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người Việt, mà còn cho thấy những giá trị nhân văn mà mỗi người dân mong muốn tìm thấy trong xã hội. Vì thế nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải thực sự vì con người, lấy con người làm trung tâm, lấy quyền lợi người dân làm mục tiêu để xây dựng pháp luật va quản lý xã hội. Truyền thống này góp phần thúc đẩy nhà nước ta kiên định mục tiêu XHCN, là một cơ sở quan trọng để xây dựng và điều chỉnh luật pháp. Mặt khác, đó cũng là nhân tố làm giảm tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật. Bởi vì người Việt

thiên về cảm tính hơn lý tính, dễ nhượng bộ, dễ thỏa hiệp, tôn trọng tình cảm hơn là nguyên tắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam cái phổ biến và cái đặc thù 001 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)