Vấn đề phân công quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam cái phổ biến và cái đặc thù 001 (Trang 84 - 87)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái phổ biến và cái đặc thù

2.3.2 Vấn đề phân công quyền lực nhà nước

Trong lý luận về nhà nước pháp quyền, học thuyết tam quyền phân lập trở thành nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước. Học thuyết này vạch ra rằng quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực sẽ xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực mà phân chia nó ra. Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

Mục đích của phân quyền để chống lại chế độ chuyên chế, thanh toán lạm quyền, để chính quyền không thể gây trở ngại cho người bị trị và

đảm bảo quyền tự do cho nhân dân. Theo học thuyết tam quyền phân lập, quyền lực nhà nước phân chia thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, không chỉ để chuyên môn hoá các quyền mà quan trọng hơn là để giữa các quyền có sự giám sát, chế ước lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan công quyền. Mỗi cơ quan được quyền hoạt động trong lĩnh vực của mình, không có quyền trong lĩnh vực khác, nhưng có quyền ngăn chặn cơ quan khác. Quyền lực ngăn chặn quyền lực chính là điểm cốt yếu trong chủ trương phân chia quyền lực. Vì vậy phân quyền trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên thế giới. Phân quyền như là một đòi hỏi của dân chủ. Phân quyền như là một nội dung chính của Hiến pháp.

Nhà nước PQXHCNVN tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điều này có đi ngược lại với cái phổ biến của nhà nước pháp quyền? làm giảm hiệu lực thực hiện dân chủ trong nhân dân?

Về bản chất, quyền lực Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước pháp quyền XHCN và nhà nước pháp quyền tư sản là khác nhau về bản chất, về chế độ chính trị. Có sự khác nhau hết sức cơ bản đó không thể không có những sự khác nhau về hình thức tổ chức bộ máy, hình thức tổ chức quyền lực. Chính nó quy định nguyên tắc tổ chức nhà nước là thống nhất quyền lực. Để đảm bảo cho sự thống nhất này không đi ngược lại với cái phổ biến của NNPQ thì phải có sự phân công rành mạch quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự phân định rõ ràng, hợp lý quyền hạn và chức năng của các cơ quan trong hệ thống quyền lực nhà nước. Hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc

chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), nước ta có các loại cơ quan Nhà nước sau đây:

Một là, các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân);

Hai là, các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

Ba là, các cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự, các Toà án nhân dân địa phương, Toà án đặc biệt và các Toà án khác do luật định;

Bốn là, các cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

Chủ tịch nước là một thiết chế nhà nước, thể hiện sự thống nhất của quyền lực, thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nên tồn tại tương đối độc lập với các cơ quan nhà nước khác.

Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước không phải là một tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước mà là một thể thống nhất, các cơ quan có mối liên hệ qua lại với nhau và vận hành theo một cơ chế đồng bộ.

Từ giác độ hệ thống cho thấy, mỗi cơ quan nhà nước là một khâu (mắt xích) không thể thiếu của bộ máy nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước tuỳ thuộc vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công chức năng, phân định thẩm quyền rành mạch và có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng

thời trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng tạo ra một cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước.

Như vậy, giá trị phổ biến của nguyên tắc phân định quyền lực trong tổ chức và trong hoạt động của NNPQ không bị bãi bỏ mà là thể hiện một cách đặc thù trong NHPQXHCN Việt Nam. Trên thế giới, nguyên tắc này cũng đang được thực hiện với những mô hình khác nhau, vấn đề là phải nhân ra giá trị phổ biến của nguyên tắc này tìm mô hình thích hợp cho NNPQXHCN của chúng ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam cái phổ biến và cái đặc thù 001 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)