Nền dân chủ tư sản và nhà nước pháp quyền tư sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam cái phổ biến và cái đặc thù 001 (Trang 40 - 43)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nhà nƣớc pháp quyền với việc thực hiện dân chủ

1.2.2 Nền dân chủ tư sản và nhà nước pháp quyền tư sản

Nền dân chủ tư sản là hình thức chính trị của nhà nước tư sản. Nó được xây dựng trên cơ sở hạ tầng là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Nền dân chủ tư sản ra đời gắn với sự thành công của các cuộc cách mạng tư sản. Nó vừa là mục đích, vừa là thành quả của các cuộc cách mạng đó.Cách mang tư sản đã xóa bỏ chế độ chuyên chế, độc tài, thiết lập nền

dân chủ. Có thể hình dung ra diện mạo của nền dân chủ qua hai bản tuyên ngôn nổi tiếng là :

Tuyên ngôn độc lập của Mỹ - 1776 là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Anh của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ. Tuyên ngôn được đọc ngày 4/7/1776, nội dung chính của bản tuyên ngôn dựa trên tư tưởng John Locke, một triết gia người Anh. Theo ông, con người có ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. “Sự thật hiển nhiên là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền này, các chính phủ phải do dân bầu ra, quyền lực là quyền lực của nhân dân. Nếu chính phủ nào hủy hoại những mục tiêu này thì người dân có quyền thay đổi hoặc lật đổ chính phủ và hình thành nên chính phủ mới, dựa trên những nguyên tắc và tổ chức quyền lực theo hình thức mà người dân cho là chắc chắn sẽ đảm bảo được sự an toàn và hạnh phúc của họ.”

Tuyên ngôn nhân quyền của Pháp - 1789 có tất cả 17 điều khoản, điều 1 và điều 2 là nổi tiếng nhất và được trích dẫn nhiều nhất: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng và quyền lợi. Sự khác biệt xã hội chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở lợi ích chung. Và mục đích của mọi tổ chức chính trị là việc bảo toàn các nguồn lợi thiên nhiên và bảo toàn các quyền con người không thể bị tước bỏ. Các quyền đó là tự do, tài sản, sự an toàn, và quyền được chống lại mọi sự áp bức.

Song do bản chất giai cấp dân chủ tư sản có những hạn chế không thể vượt qua bắt nguồn từ bất bình đẳng kinh tế-xã hội, Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là một kết cấu xã

hội trong đó có hai giai cấp cơ bản có lợi ích đối kháng với nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trong hai giai cấp này giai cấp giữ vị trí thống trị là giai cấp tư sản, mặc dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội nhưng lại là giai cấp nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội. Ngoài hai giai cấp chính nêu trên, trong xã hội tư sản còn có nhiều tầng lớp xã hội khác như: nông dân, tiểu tư sản, trí thức...

Về mặt tư tưởng giai cấp tư sản luôn tuyên truyền về tư tưởng dân chủ - đa nguyên, nhưng trên thực tế luôn tìm mọi cách đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản.

Các nhà nước tư sản tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở thuyết phân quyền. Đó là sự phân chia quyền lực nhà nước thành 3 nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba nhánh quyền này phải được giao cho ba cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ trên một cơ chế kìm chế, đối trọng nhau nhưng độc lập với nhau, yếu tố chủ đạo của học thuyết là “dùng quyền lực để hạn chế quyền lực”.

Như vậy nhà nước tư sản là một hình thức của nhà nước pháp quyền vì nó khẳng định cội nguồn quyền lực nhà nước là ở nhân dân. Nó đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của nhà nước trong việc xây dựng và duy trì một xã hội trật tự ổn định. Hai mặt dân chủ và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại. Đó là giá trị nhân văn của học thuyết Nhà nước pháp quyền mà cách mạng tư sản đã cống hiến cho nhân loại. Tuy nhiên trên thực tế, với chế độ chính trị dân chủ tư sản, bộ mặt nhà nước tư sản đã có sự thay đổi đáng kể, song thực chất nó vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của một nhà nước bóc lột, như Lênin đã nhận xét:“xã hội tư bản chủ nghĩa, xét trong những điều kiện phát triển thuận lợi nhất của nó, đem lại cho ta một chế độ dân chủ ít nhiều hoàn bị trong chế độ cộng hoà dân chủ. Nhưng chế độ dân chủ ấy tựu

chung vẫn bị bó buộc trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, và do đó, thực ra, nó tựu chung vẫn là một chế độ dân chủ đối với riêng những giai cấp có của, đối với riêng bọn giàu có mà thôi” [33, tr.106]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam cái phổ biến và cái đặc thù 001 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)