3.2.1 .Kinh nghiệm trong xác định chủ trương
3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo
Qua sự chỉđạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Tỉnh ủy và các cấp đảng là hạt nhân của sự đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong xã hội làm cơ sở cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Đoàn kết và dân chủ là hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau như
chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: muốn đoàn kết thực sự phải có dân chủ
thực sự. Muốn khơi dậy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân phải thực hiện dân chủ rộng rãi gắn liền với kỷ cương xã hội, trước hết là dân chủ về chính trị, chú trọng dân chủ trong kinh tế và dân chủ từ cơ sở.
Ngày nay, trong điều kiện mới, dân chủ phải trở thành mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Thực tế ở tỉnh cho thấy, ở nơi nào dân chủ được phát huy thì nơi đó khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố
vững chắc.
Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các đoàn thể chính trị- xã hội. Sự vận hành thông suốt, nhịp nhàng của hệ
thống chính trị có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho hệ thống chính trị vững mạnh hoạt động có hiệu quả. Tuy phương thức hoạt động của mỗi thành viên trong hệ thống chính trị khác nhau nhưng mọi hoạt động đều có mục đích chung, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Điều quan trọng là xác định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi tổ chức và mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên sao cho mọi nhiệm vụ đều đạt kết quả tốt đẹp. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong nước, các giai tầng trong xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, là cầu nối bền chặt giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Sự đoàn kết nhất trí trong Đảng là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân.
Hai là, phải linh hoạt và đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, kịp thời cụ thể hóa chủ trương của cấp trên và nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thành nghị quyết chuyên
đề, chương trình, kế hoạch công tác, có cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ
và kịp thời; tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng kết rút kinh nghiệm; lựa chọn
đúng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đột phá, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và những vấn đề bức xúc, phát sinh trong từng thời gian.
Đảng Cộng sản Việt Nam coi việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Trong đó,
Đảng ta là hạt nhân lãnh đạo, thực hiện đoàn kết thông qua nhiều biện pháp, hình thức đa dạng. Mỗi tầng lớp trong xã hội có yêu cầu và nguyện vọng riêng, Đảng bộ và Chính quyền có chủ trương cụ thể sát với từng tầng lớp, nhằm đoàn kết động viên mọi tầng lớp nhân dân trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội. Chủ trương đó phải thỏa mãn yêu cầu chính đáng, hợp pháp
của mọi giai tầng, kết hợp hài hòa lợi ích chung của đất nước với lợi ích riêng, kết hợp lợi ích của mỗi cá nhân, của tập thể và lợi ích toàn xã hội.
Thực tế cho thấy, việc đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân đã làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, mở rộng, tập hợp ngày càng nhiều hơn các thành phần xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân tiêu biểu trong xã hội vào hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng nhau chung sức chung lòng để xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Dựa vào Nghị quyết của Đảng, sự chỉ đạo của cấp ủy; căn cứ vào chương trình, hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chương trình công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình, Ban thường trực đã chọn những vấn đề chung mang tính toàn dân, tính công dân để vạch ra chương trình hành động cụ thể trên từng lĩnh vực hoặc chung cho khu dân cư, trong đó lồng ghép, quy tụ các chương trình, các phong trào của các tổ chức thành viên và các ngành của chính quyền; rồi hiệp thương dân chủ đi đến thống nhất một chương trình hành động chung, có phân công trách nhiệm rõ ràng.
Ba là, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức gắn với vai trò, trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp là cơ sở tạo tính năng động, sáng tạo trong tham mưu, cũng như
tổ chức thực hiện, là sức mạnh tổng hợp để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam- tổ chức liên minh chính trị, bao gồm tổ chức chính trị, các đoàn thể
nhân dân và cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài- đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong
việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện quyền hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đưa các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng thành hoạt động thực tiễn sinh động trong cuộc sống của nhân dân.
Trong những năm (2001-2010), khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Quảng Ngãi không ngừng được củng cố, mở rộng trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, tập hợp
đông đảo các lực lượng, các thành phần, các dân tộc, các tôn giáo, tạo sựđồng thuận, nhất trí cao trong quá trình tham gia vào sự nghiệp đổi mới quê hương.
Đã có nhiều hình thức tập hợp, phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu, thu hút ngày càng đông các nhân sĩ, trí thức, chuyên gia kể cả người đương chức lẫn người về hưu tham gia các hoạt động của Mặt trận. Các huyện xã đã tổ
chức các hình thức sinh hoạt phù hợp nhằm biểu dương những già làng, những người có uy tín trong cộng đồng.
Bốn là, trong xây dựng, phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là bảo đảm an sinh xã hội; kịp thời phát hiện và chủ động giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, bảo đảm quốc phòng- an ninh, ổn định chính trị- xã hội để khối đại đoàn kết toàn dân tộc
được củng cố, phát triển bền vững.
Đoàn kết toàn dân tộc là chính sách nhất quán và là chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Thống nhất giữa chính sách kinh tế với phát triển văn hóa- xã hội đòi hỏi việc xác định mỗi chính sách kinh tế đều nhằm thực hiện mục tiêu văn hóa, xã hội nhất định, phải tìm động lực phát triển kinh tế
từ trong xã hội, từ cội nguồn và sức mạnh văn hóa. Ngược lại, mỗi chính sách văn hóa, xã hội đều phải dựa trên cơ sở và khả năng kinh tế nhất định, phù hợp với thực lực kinh tế cho phép. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở chủ yếu tạo ra
điều kiện vật chất để phát triển văn hóa, xã hội. Nhưng nếu không có quan
chệch khỏi các mục tiêu văn hóa, xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ
có nguy cơ đẩy xã hội đến phân cực thái quá giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị,…Nếu kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội, đe dọa sự ổn định của tình hình chính trị.
Khối đại đoàn kết chỉ có được khi Đảng và cả hệ thống chính trị biết chú trọng lợi ích chính đáng của nhân dân, coi đó là động lực to lớn trong xây dựng đất nước. Thực hiện hài hòa các lợi ích, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhằm triệt để giải phóng sức sản xuất, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế phát huy cao độ nguồn lực và tài năng sáng tạo, tạo ra sức phát triển sản xuất, kinh doanh và làm giàu hợp pháp, cần kiệm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực tế cho thấy, cùng với quá trình phát triển kinh tế, các chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội được chú trọng thực hiện. Phong trào “Đền
ơn, đáp nghĩa” được đẩy mạnh, đời sống người có công cách mạng được nâng lên. Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt kết quả tích cực, bảo hiểm thất nghiệp bước đầu đạt kết quả. Công tác giảm nghèo được chú trọng thực hiện, nhất là ở miền núi. Nhiều giải pháp tích cực đã được triển khai, tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Những mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư được hòa giải, giải quyết. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ngày càng vững mạnh. Khối
đại đoàn kết ngày càng phát triển.
Tiểu kết
Trong mười năm (2001-2010) lãnh đạo, xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi luôn xác định vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ chiến lược đặc biệt quan trọng. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách đối với chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Quảng Ngãi đã
ra tiềm lực, diện mạo mới. Khối đại đoàn kết trong tỉnh không ngừng được mở rộng và phát triển. Thông qua các chương trình hành động cụ thể, Đảng
ủy, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân tham gia xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, thu được nhiều kết quả quan trọng.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện vận dụng đường lối của Đảng, quá trình thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Những hạn chế còn tồn tại đó đã ảnh hưởng đến khối đại
đoàn kết toàn dân tộc của tỉnh Quảng Ngãi. Bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ
tỉnh cần phải khắc phục những hạn chế đó để phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng tiềm lực cho tỉnh nhà.
Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi phải căn cứ vào thực tiễn, rút ra những nguyên nhân thành công, nguyên nhân hạn chế, những bài học kinh nghiệm, thấu suốt tinh thần cơ bản các Nghị quyết của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Để từ đó, Đảng bộ tỉnh đề ra những giải pháp về
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phát triển mọi lĩnh vực; tạo nền tảng để đến năm 2020 Quảng Ngãi cơ bản trở
KẾT LUẬN
Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu, là một trong những bài học lớn của cách mạng nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua sự thực hiện luận văn đề tài “Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010”, tác giả
có thể rút ra mấy kết luận chung chủ yếu như sau:
1.Về chủ trương, 10 năm đầu thế kỷ XXI (2001-2010), Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng bộ tỉnh đã triển khai thực hiện, đưa ánh sáng của các Nghị quyết Trung ương vào cuộc sống. Đảng bộ tỉnh luôn nhấn mạnh vấn đề đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị
mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Đảng bộ tỉnh chủ trương: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng bộ, xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp vững mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
Những chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ
tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai, lãnh đạo, đưa ra những chủ trương hợp lòng dân, đã huy động được sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
2. Về chỉđạo, trong quá trình chỉ đạo Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã coi trọng công tác vận động quần chúng; kiện toàn về tổ chức và cán bộ; định hướng nội dung, đổi mới phương thức hoạt động của mặt trận và các hội,
đoàn thể nhân dân, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân để động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Thực hiện tốt công tác dân vận trong hệ thống chính trị, quy chế dân chủở cơ sở; phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, công tác dân tộc, công tác tôn giáo; đẩy mạnh vận động hội viên, đoàn viên và đội ngũ công nhân, nông dân, trí thức trong xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội.
3. Về kết quả, với đường lối đúng đắn, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh ngày càng phát triển an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội được giữ vững đem lại lòng tin trong các tầng lớp nhân dân. Khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong các lực lượng vũ trang, trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn kết trong đồng bào