Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.1. Nhận xét chung
3.1.2. Về cách ạn chế lớn và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện vận dụng đường lối của Đảng, quá trình thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh cũng vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Một là, công tác dân vận, mặt trận và các hội, đoàn thể nhân dân còn một số mặt chưa đạt yêu cầu. Hoạt động của mặt trận, các hội, đoàn thể ở
nhân còn yếu. Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, phản biện xã hội và tham gia giải quyết những vướng mắc phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là các vấn đề tôn giáo, dân tộc, tranh chấp đất đai, tranh chấp giữa những người lao động với chủ doanh nghiệp… còn nhiều hạn chế.
Đội ngũ cán bộ Mặt trận một số nơi vẫn còn hạn chế, chưa chuyên sâu về công tác mặt trận, còn lúng túng trước những chuyển biến mới của xã hội. Bộ máy cán bộ ở Mặt trận còn chưa có quy chế phối hợp với Hội đồng nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện chương trình kinh tế- xã hội của tỉnh. Một số cán bộ Mặt trận chưa nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Một số nơi, nội dung hoạt động của Mặt trận Tổ quốc chưa phong phú và chậm đổi mới. Công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả chưa cao. Kết quảđạt được từ các cuộc vận động chưa tương xứng.
Hai là, một số cấp ủy đảng trực thuộc Đảng bộ tỉnh chưa nhận thức
được tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc; còn có những cán bộđảng viên ngại làm hoặc không tự giác làm công tác dân vận. Một số cấp ủy đảng, chi ủy chậm triển khai thực hiện hoặc triển khai rất hời hợt, thiếu hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện những Nghị quyết về công tác Thanh niên, Phụ nữ, Mặt trận…
Tình trạng đặc quyền đặc lợi, phân biệt về quyền lợi chính trị, quyền lợi kinh tế giữa cán bộ có chức có quyền và người không có chức có quyền chưa được khắc phục. Chính sự đặc quyền đặc lợi đó dẫn đến vẫn còn hiện tượng tham ô, tham nhũng, có một số đảng viên bị thoái hóa. Điều này ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Niềm tin vào Đảng và chính quyền các cấp trong một bộ phận nhân dân, cán bộđảng viên đang có xu thế giảm sút.
Ba là, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không đồng đều giữa các ngành, các vùng; có mặt thiếu bền vững. Trong khi ngành công nghiệp và vùng động lực tăng nhanh thì ngành nông nghiệp và vùng nông thôn, miền
núi lại tăng chậm dẫn đến sự chênh lệch lớn về sản xuất và đời sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư.
Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng đất chưa cao; một số quy hoạch không khả thi nhưng chậm được điều chỉnh. Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, các chính sách về đất đai bồi thường, tái định cư
xảy ra ngày càng nhiều. Phân bổ nguồn vốn đầu tư còn dàn trải, hiệu quả
thấp. Nhiều công trình trọng điểm thực hiện không đạt tiến độ, một số công trình đã được xây dựng nhưng không hiệu quả, gây lãng phí, bức xúc trong nhân dân.
Khối liên minh công nông và đội ngũ trí thức của tỉnh đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Vấn đề thiếu việc làm, chính sách đãi ngộ, chính sách đầu tư, chính sách đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Một số sản phẩm mặt hàng nông nghiệp làm ra chưa có thị trường tiêu thụ nên chưa khích lệ được người sản xuất, một bộ phận nhân dân chưa thực sự an tâm sản xuất dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng.
Bốn là, phát triển văn hóa- xã hội chưa tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Giáo dục toàn diện đạt kết quả chưa cao; giáo dục ở miền núi còn nhiều bất cập. Khoảng cách phát triển giữa miền núi và đồng bằng còn xa. Đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng cao còn nhiều khó khăn, không có công ăn việc làm. Việc thiếu đói lương thực vào mùa giáp hạt còn xảy ra phổ
biến, nhiều hộ phải làm thuê, cầm cố ruộng đất, vay nặng lãi, bán sản phẩm non để sống qua ngày
Tỷ lệ mù chữ, không biết nói tiếng phổ thông (tiếng Kinh) trong các
đồng bào dân tộc ít người rất cao, gây khó khăn trong trao đổi thông tin, làm
ăn sinh sống, hưởng thụ văn hóa tinh thần.
Mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển công nghiệp với nông nghiệp, nông thôn và nông dân chưa hài hòa. Việc làm, các mặt đời sống và nhiều yêu
cầu chính đáng của người dân có đất bị thu hồi phục vụ công nghiệp, dịch vụ
chưa được quan tâm giải quyết thỏa đáng có thể dẫn đến những vấn đề xã hội phức tạp; Chưa có hướng dẫn cụ thể về công ăn ăn việc làm, sử dụng nguồn tiền bồi thường cho những người dân có đất bị thu hồi.
Năm là, một bộ phận không nhỏ thanh niên nông thôn và miền núi thiếu cơ hội được hoạt động đào tạo nghề, có công ăn việc làm và được tham gia vào nhiệm vụ phát triển xã hội; tình trạng tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng. Các loại tội phạm nhất là tội phạm về ma túy và các tệ nạn xã hội chưa giảm. Công tác đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu, gian lận thương mại tuy đã trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân nhưng hiệu quảđạt chưa cao.
Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm quyền làm chủ
của nhân dân còn nhiều diễn biến phức tạp; có một bộ phận không nhỏ cán bộ
thiếu gương mẫu trong thực thi công vụ cũng như trong lối sống; việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, việc cải cách hành chính còn hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Còn có những hạn chế trên là vì những nguyên nhân sau:
Do sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy có lúc thiếu sâu sát nên chưa linh hoạt, chưa đưa ra chủ trương, chính sách phù hợp với ý nguyện và nhận thức của dân nên sức huy động quần chúng đôi khi chưa đạt được như mong muốn. Một số chủ trương, chính sách của chính quyền tỉnh chưa thể hiện đầy
đủ quan điểm đoàn kết dân tộc.
Sự chỉ đạo thống nhất và đồng bộ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước và vai trò vận động, tổ chức thực hiện của Mặt trận và các đoàn thể ở nhiều nơi còn bất cập, không rõ ràng, chồng chéo, có nơi khoán trắng chưa tạo điều kiện cần thiết để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Nhiều tổ chức Đảng còn coi nhẹ công tác dân vận, nhận thức về công tác dân vận, vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc chưa thật thấu suốt.
Những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, những khó khăn về kinh tế- xã hội của tỉnh, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân, gây ảnh hưởng cho công tác tập hợp, đoàn kết nhân dân. Một số nơi, cấp ủy Đảng còn có mất đoàn kết, bộ phận cán bộ, Đảng viên thiếu gương mẫu làm giảm sút vai trò hạt nhân lãnh đạo và đoàn kết của tổ chức Đảng.
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, nhất là ở cơ sở, chưa thực sự quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa nhận thức đúng được tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc; quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận chưa được phát huy. Do vậy, Mặt trận chưa thực hiện đầy đủ vai trò là người đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Mặt trận chưa xây dựng được đội ngũ
cán bộ chuyên sâu công tác mặt trận; đổi mới phương thức hoạt động chưa
đồng đều giữa các cấp.
Công tác vận động đồng bào các dân tộc ít người ở các vùng sâu, vùng xa có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ, hoặc còn giản đơn. Vẫn còn có người chưa hòa nhập được với cuộc sống.
Mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động đến nhiều cộng đồng dân cư trong tỉnh, tình làng, nghĩa xóm bị xói mòn. Ý thức công dân, chấp hành kỷ cương, chính sách, pháp luật của một bộ phận nhân dân còn yếu.
Các thế lực thù địch bên ngoài ra sức phá hoại khối đại đoàn kết của tỉnh. Chúng luôn tìm đến những vấn đề nhạy cảm để xúi giục, kích động đồng bào, gây sự chia rẽ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.