Về các kết quả quan trọng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 88 - 93)

Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.1. Nhận xét chung

3.1.1 Về các kết quả quan trọng và nguyên nhân

-V các kết qu quan trng:

Trong suốt quá trình lãnh đạo, đặc biệt trong 10 năm đầu của thế kỷ

XXI (2001-2010), tuy phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức nhưng

Đảng bộ, quân và dân Quảng Ngãi đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng

động, sáng tạo, cần cù trong lao động để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mt là, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã được củng cố vững chắc. Bộ máy chính quyền đã được kiện toàn theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả hơn. Các cấp ủy đã kịp thời cụ thể hóa chủ trương của Trung

ương, của Tỉnh ủy thành các kế hoạch, chương trình hành động và tập trung chỉ đạo thực hiện công tác dân vận đạt kết quả khá toàn diện. Đã thường xuyên chăm lo củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, thực hiện tốt quy chế dân chủở cơ sở, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ mặt trận và các hội, đoàn thể các cấp trong tỉnh. Đã lãnh đạo, chỉ đạo thành công đại hội mặt trận, hội, đoàn thể các cấp;

đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số trong tỉnh lần thứ I.

Mặt trận, hội, đoàn thể các cấp tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, xây dựng quy chế phối hợp với các cấp chính quyền, tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước, nhiều cuộc vận động phù hợp với tính chất và đặc điểm của đoàn thể mình, đã

động viên, cổ vũ đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để

phản ánh, kiến nghị với cấp ủy và chính quyền có chủ trương, biện pháp giải quyết phù hợp; đồng thời phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng các chủ

trương, chính sách về phát triển kinh tế, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; tham gia hòa giải, giải quyết những mâu thuẫn bất đồng trong cộng

đồng dân cư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Thông qua các hoạt động, mặt trận và các hội, đoàn thể đã tăng cường phát triển đoàn viên hội viên, tập hợp quần chúng, kiện toàn tổ chức bộ máy ngày càng vững mạnh.

Công tác xây dựng Đảng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộđược nâng lên, tổ chức cơ sởđảng trong sạch, vững mạnh, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ ngày càng tăng; các tổ chức trong hệ thống chính trịđược kiện toàn, đội ngũ cán bộ được tăng cường, chất lượng được nâng lên.

Hai là, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do mặt trận và các hội, đoàn thể tổ chức ngày càng có chất lượng và đã đem lại kết quả

thiết thực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị

của Đảng bộ, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Nhiều phong trào lớn được toàn dân trong tỉnh hưởng ứng và thực hiện đạt kết quả cao. Phong trào “xóa đói giảm nghèo” đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp. Từ phong trào này, mỗi năm tỉnh đã giảm bớt được một số hộ nghèo; Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” chăm sóc thương binh, gia

đình liệt sĩ, những người có công với đất nước được đẩy mạnh, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong toàn dân tộc.

Đời sống người có công cách mạng được nâng lên. Phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng phát triển. Các di sản văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy; các di tích lịch sử, văn hóa được đầu tư tôn tạo. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở từng bước được xây dựng.

Trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

ở khu dân cư”, nhân dân đã đóng góp hàng ngàn ngày công làm giao thông nông thôn, hàng chục triệu đồng được huy động để làm trường mẫu giáo. Xây

dựng nhiều trường học, không có học 3 ca. Công tác khuyến học, khuyến tài

được thực hiện nhằm động viên kịp thời những gương học sinh điển hình vượt qua khó khăn đạt thành tích cao.

Bên cạnh đó các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ đồng bào bị

thiên tai, những người tàn tật, neo đơn… cũng được các đoàn thể quan tâm thực hiện, đã đem lại hiệu quả xã hội rất cao. Đời sống nhân dân đã được cải thiện. Công tác giảm nghèo đã được chú trọng thực hiện, nhất là ở miền núi. Nhiều giải pháp tích cực đã được triển khai, tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên, công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được chú trọng.

Ba là, các chủ trương của Đảng về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế do

Đảng bộ tỉnh triển khai thực hiện đã được nhân dân trong tỉnh hưởng ứng tích cực.

Các hoạt động thông tin đại chúng, văn hóa, thể thao được quan tâm và phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, nâng cao thể chất của nhân dân.

Giáo dục và đào tạo đã phát triển cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Hệ thống trýờng học, tỷ lệ học sinh trong ðộ tuổi ðến trýờng ở

các cấp học ðều tãng. Cõ sở vật chất trýờng, lớp, trang thiết bị dạy học, nhà công vụ giáo viên ðýợc tãng cýờng.

Đối với đồng bào theo đạo đã và đang được Đảng, Mặt trận tiếp tục thực hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, thừa nhận tôn giáo là một nhu cầu khách quan trong đời sống tinh thần của một bộ

phận dân cư. Các ngày lễ Phật đản, Nô- en được đông đảo nhân dân có đạo hay không theo đạo đều hưởng ứng tham gia trên tinh thần đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau.

Về chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều biến

đổi mới, như việc Chính phủ ban hành Quy chế về miễn thị thực và cho mua nhà ở trong nước,… được người dân Quảng Ngãi đang sinh sống ở nước ngoài hoan nghênh. Nhiều người tâm huyết đã có những việc làm tốt đẹp ủng hộ công cuộc xây dựng quê hương. Tỉnh cũng có những chính sách ưu đãi cho các chuyên gia nước ngoài sống và và làm việc tại tỉnh. Góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Công tác đối ngoại cũng được tỉnh quan tâm. Đã có mối quan hệ thân thiết với một số tỉnh ở nước bạn Lào. Đã có nhiều lưu học sinh nước Lào sống và học tập trong các trường Đại học trên địa bàn tỉnh.

Bn là, tỉnh đã có nhiều chủ trương chính sách, cơ chế thông thoáng thu hút đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Kinh tế tăng trưởng tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể, tỉnh Quảng Ngãi đã cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân 10,3%, giai đoạn 2005-2010 tăng bình quân 18,53%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng tăng nhanh, dịch vụ

và nông lâm, ngư nghiệp giảm đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.209 USD. Các khu công nghiệp của tỉnh cũng đã thu hút hàng chục dự án, hàng ngàn tỷ đồng, giải quyết hàng chục ngàn lao động và tăng thu Ngân sách cho tỉnh.

Phong trào nhân dân trong tỉnh hăng hái sản xuất kinh doanh tạo ra thị

trường sôi động, chất lượng và nhịp độ tăng trưởng khá cao. Ở nông thôn, các bản làng vùng sâu, vùng xa nông dân tích cực xây dựng kinh tế hộ gia đình hưởng ứng chủ trương chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì để có hiệu quả kinh tế cao đã được nhân dân chú trọng. Có nhiều hộ nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất giỏi. Đặc biệt đã xuất hiện nhiều

nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để giúp nhau giải quyết các yêu cầu về sức lao động, vốn, kỹ thuật, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm.

Năm là, công tác quốc phòng- an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

được coi trọng, giữ vững, bảo đảm; công tác nội chính có chuyển biến tích cực, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được các địa phương quan tâm chăm lo xây dựng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là ở các huyện miền núi, huyện đảo Lý Sơn. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và ngành Công an đã xây dựng kế hoạch liên ngành hàng năm và chỉ đạo hướng dẫn các huyện, thành phố, cơ sở thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới” (2001-2010). Qua thực hiện đề án I về “Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư” thuộc chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm đã đem lại hiệu quả rất thiết thực trong công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa bàn cơ sở.

-Nguyên nhân:

Có được những thành tựu trên là nhờ:

Nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương

Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các Bộ, ban, ngành, Trung ương. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách, luật đối với chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là những chính sách cụ thể đối với giai cấp tầng lớp xã hội. Qua việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách đó của Đảng và Nhà nước, nhân dân ngày càng phát huy quyền làm chủ

của mình.

Đó là kết quả của quá trình phấn đấu của Đảng bộ tỉnh. Đảng bộ tỉnh

đã nắm vững được tình hình đặc điểm của địa phương, trên cơ sở phân tích một cách khoa học, chính xác tính chất xã hội, cộng đồng dân cư, hoàn cảnh

điều kiện tự nhiên, kết hợp với sự vận dụng khéo léo chủ trương, chính sách của Đảng vào việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh và nhiệm vụ của địa phương. Sự vận dụng ấy phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

Đảng bộ đã luôn coi trọng công tác vận động quần chúng, vận động nhân dân, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu mà trọng tâm của công tác ấy là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp ủy Đảng đã không ngừng tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác Mặt trận; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức thành viên đã phối hợp thống nhất hành động với Mặt trận cùng với sự hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, hội, đoàn thể các cấp đã có sự đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động; Toàn thể cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp đã nỗ lực phấn đấu trong việc thực hiện chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Đảng bộ

tỉnh.

Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh ngày càng phát triển an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững đem lại lòng tin trong các tầng lớp nhân dân. Khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong các lực lượng vũ trang, trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn kết trong đồng bào các dân tộc, tôn giáo ngày càng phát triển bền vững, tạo thuận lợi cơ bản cho công tác vận động, tập hợp của Mặt trận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)