Trên Tin Văn, các tác phẩm báo chí đặc thù có thể hiểu là một tác phẩm báo chí đồng thời cũng có thể xem là một tác phẩm văn học hoặc những tác phẩm có sự pha trộn giữa báo chí và văn học. Đó là những bài phê bình các tác phẩm văn học, các tản văn.
3.1.3.1. Các bài phê bình
Các bài phê bình trên Tin Văn có một vị trí đặc biệt quan trọng. Trên 34 số báo, Tin Văn có tất cả 35 bài phê bình (hầu nhƣ số nào cũng có bài phê bình, nếu tính chung cả những bài mang tính lý luận – phê bình thì lên tới 184 bài, tức mỗi số có gần 6 bài), phần nhiều là những bài đấu tranh, phê phán những tác phẩm thiếu lành mạnh. Là một trong 3 mảng nội dung lớn chính, bên cạnh “sáng tác”, “nghiên cứu”, “phê bình” dù số lƣợng bài viết không nhiều nhƣng mang tính đấu tranh mạnh mẽ hơn cả. Bài phê bình trên Tin Văn có các nội dung chính:
- Đả kích, phê bình các tác phẩm văn học, các chủ trƣơng, chính sách về văn nghệ đi ngƣợc lại với văn hóa dân tộc, có nội dung thiếu lành mạnh. Đó là: Nguyễn Văn Xuân đọc “Tương lai văn hóa Việt Nam” của Hồ Hữu Tường (1-1966), Lữ Phương đọc “Một mình” của Võ Phiến (số 2-1966), Nhận xét về những tác phẩm của “thần tượng” Francoise Sagan (Cô Thanh Ngôn, từ số 3 đến số 7-1966), Tin Văn đọc “Thằng Thuộc con nhà nông” của Hồ Hữu Tường (Lữ Phƣơng, số 4-1966), Tin Văn đọc “Đêm không cùng” của Lê Xuyên (Lữ Phƣơng, số 9-1966), Chu Tử và tác phẩm (Lữ Phƣơng, số 10-1966), Dương Nghiễm Mậu – Hòn đá trở lại làm người
(Lữ Phƣơng, số 12-1966), Gửi cô Nguyễn Thị Hoàng, nhân đọc “Vòng tay học trò” (Lê Nguyên Trung, số 11-1967), “Lao vào lửa” nhưng đừng để bị chết cháy (Lê
Nguyên Trung, số 13-1967), “Vết thương dậy thì của Túy Hồng” (Nguyễn Khắc Vỹ, số 14-1967), Trở lại cuốn “Vòng tay học trò” của Nguyễn Thị Hoàng (Lữ Phƣơng, số 17-1967)… Những bài tranh đấu này thƣờng khá dài, có nhiều luận điểm với
những luận cứ xác đáng. Một số tác phẩm “có vấn đề” còn đƣợc nhắc lại nhiều lần, ở nhiều số báo nhƣ trƣờng hợp viết về Francoise Sagan, về Vòng tay học trò…
- Động viên, khuyến khích những tác phẩm văn học lành mạnh, những hoạt động văn hóa văn nghệ tích cực đối với văn hóa dân tộc. Có thể kể, “Hai chậu lan Tố Tâm” của Phan Du (Nguyễn Nguyên, số 1-1966), Về cuốn “Việt Nam ca trù biên khảo” của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (Lê Nhân Phủ, số 5 đến số 12-1966), Lữ Phương đọc “Những đêm không ngủ” của Phan Yến Linh (số 5-1966), Tin Văn đọc: “Tình đất” của Bình Nguyên Lộc (Lữ Phƣơng, 8-1966), Giới thiệu “Đại cương triết học Trung Quốc” của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (Nguyễn Văn Thƣ, số 9-1966), Điểm sách “Hoa bươm bướm” của Võ Hồng (Uyên Thao, số 7-1967), Một vài cảm nghĩ khi đọc “Những bước lang thang trên hè phố” của gã Bình Nguyên Lộc (Vũ Hạnh, số 9-1967), Vài cảm nghĩ của người làm thơ khi đọc thi phẩm “Giọt thời gian” của bà Mộng Trung (Hoài Hƣơng, số 10-1967), Giá trị bộ “Đại cương triết học Trung Quốc” (Tam Ích, số 12-1967), “Tìm về dân tộc” của Lý Chánh Trung
(Lữ Phƣơng, 15-1967)… Những bài phê bình này đƣợc viết trên quan điểm xuyên suốt “lấy hoa thơm đẩy lùi cỏ dại”, thông qua những tác phẩm lành mạnh, đứng đắn để phân hóa đội ngũ cầm bút (qua “lằn ranh” văn hóa dân tộc), kích thích tinh thần chọn lọc tác phẩm của ngƣời đọc, từ đó tự loại trừ những tác phẩm đồi trụy, tiêu cực. - Kín đáo phản ánh quan điểm của Đảng đối với đƣờng lối văn hóa, sáng tác văn nghệ. Ẩn dƣới những cách khen – chê, đấu tranh – khuyến khích, đả kích, góp ý… là quan điểm của những ngƣời làm công tác văn hóa – văn nghệ của Đảng đối với văn học – nghệ thuật. Qua đó, ngƣời đọc có trách nhiệm sẽ nhận ra đƣợc đâu là tác phẩm đứng đắn, đâu là đƣờng lối sáng tác tích cực.
Các bài phê bình lấy chất liệu từ tác phẩm văn học, đƣợc viết bằng cả văn phong văn học và văn phong báo chí, nhƣ vừa có tính bóng bẩy, hình tƣợng, ƣớc lệ… nhƣng cũng có tính chính xác, logic...
3.1.3.2. Các tản văn
Các tản văn là một dạng tùy bút, tạp bút, là sự pha trộn giữa một tác phẩm báo chí và một tác phẩm văn học. Nếu trên bán nguyệt san với tính chất là một tạp chí thiên về nghiên cứu thì trên tuần báo lại thiên về tính báo chí với những tác phẩm
không quá dài, mà một bộ phận đáng kể là các tản văn. Trên Tin Văn có tất cả 49 tản văn, thì đều ở Tuần báo, nằm ở các mục Thiên hạ sự, Phiếm du và Giai thoại văn chƣơng. Riêng mục thứ ba là các câu chuyện kể về một nhân vật văn nghệ sĩ (trong quá khứ), về các tác phẩm văn học, thì với hai mục đầu tiên có thể coi là những bài bình luận đƣợc viết bằng phong cách văn học.
Mục Thiên hạ sự có thể hiểu là câu chuyện của ngƣời đời bàn về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, đôi khi thông qua các mẩu chuyện cũ. Nó khác với mục Phiếm du – vốn đƣợc viết chủ yếu bằng cảm xúc – vì nó nêu ra tình bình luận bằng lý trí nhiều hơn tình cảm. Nhiều “thiên hạ sự” mang tính chất một “ôn cố tri tân”, gắn giữa “chuyện đời xƣa” và “chuyện thời sự” trong thời điểm đó. Trong 18 số báo có mục này, 17 câu chuyện đã thể hiện nhiều góc nhìn về nhiều sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật trong lịch sử cả Đông và Tây, nhƣng hầu nhƣ đều có sự gắn kết nhất định một cách khéo léo với thực tế hoàn cảnh lúc bấy giờ. Các bài của mục này thƣờng mƣợn các điển tích, các giai thoại kim cổ, Đông Tây để rồi lồng suy nghĩ, quan điểm của tác giả để liên hệ với một sự kiện, một hiện tƣợng xã hội nào đó. Vì vậy, các “thiên hạ sự” vừa có thông tin, vừa có lý luận, có sử, có văn, có báo chí. Nó thể hiện kiến thức và sự mẫn tiệp của tác giả đối với các sự kiện xƣa và nay. Hiếu Chân là một trƣờng hợp đặc biệt, không chỉ về nhân thân mà còn sự nhiệt tình cộng tác với mục này, cũng nhƣ các góc nhìn khá tinh tế, sâu sắc. Mƣời bài viết Loạn thế độc thư (số 1), Vẫn chuyện đọc sách (số 3), Bàn về tiểu thuyết võ hiệp (số 13), Bài học Tần
triều (số 14), Chỉ hươu ra ngựa (số 15), Một chuyện săn hươu (số 16), Tạp luận sau cơn bệnh (số 17), Phiếm luận về trào phúng (số 18), Tái luận về trào phúng (số 19), Cuộc đời của Thánh Thán (số 20) trong 20 số báo thể hiện một bút lực khá dồi dào,
nhất là ở các góc nhìn khá góc cạnh, mạnh mẽ. Bài trên số 13 phê phán hiện tƣợng “sốt” truyện kiếm hiệp, bài số 14, 15 phê phán những chính quyền độc tài, những kẻ độc đoán, bài số 16 lại vạch trần sự tranh giành quyền lực của các thế lực… Những câu chuyện này đều có sự liên hệ nhất định với tình hình thời cuộc bấy giờ. Những “thiên hạ sự” khác nhƣ Hai cách thước đo cổ lỗ (Nguyên Lý, số 4), Một câu chuyện
về Hồ Biểu Chánh (Thái Bạch, số 5), Văn chương chó má (Đông Tùng, số 7), Một vài kỷ niệm về thi sĩ, linh mục Vũ Đức Trinh (Thái Bạch, số 8), Ác sách dụ hàng của thực dân Pháp (Đông Tùng, số 9-10), Cô gái Việt (Kiều Phƣơng Thảo, số 11), Bàn
về thiên tài (Nguyễn Khắc Vỹ, số 12) cũng gợi cho ngƣời đọc nhiều cách nhìn về các
mặt của đời sống xã hội đƣơng thời.
Còn mục Phiếm du, là một kiểu "nhàn đàm", cũng là những "tản mạn", "tạp bút", “đoản văn"… nhƣ báo chí ngày nay hay sử dụng. Mục này có 18 bài, trong đó nổi bật là những bài Cầu tiêu trên sông của Sơn Nam (số 2-1967), Cuộc dâu bể của một nhà chứa (Minh Ngọc, số 4-1967), Đi coi nhảy tuýt (Trƣơng Đình Cử, số 5-1967), Những xa phu thời đại (Phạm Bình, số 13-1967), Hớt tóc (Thanh Phƣơng, số 15- 1967)… Nhƣng nhiều và nổi bật hơn cả là Bình Nguyên Lộc. Nhà văn đất Đồng Nai này có tất cả 7 bài trong một khoảng thời gian ngắn ngủi (hơn 4 tháng) không chỉ chứng tỏ bút lực dồi dào của ông mà thể hiện sự phong phú trong cách nhìn và nhận cuộc đời, từ trái bƣởi Tân Triều, con cá thia thia vùng bƣng (Dế và thia thia, số 8- 1967) đến cái quán bánh cuốn ở đƣờng Phan Đình Phùng – Phú Nhuận (Bánh cuốn và
mini-jupe, số 1-1967), hay chuyện cái nồi nấu nƣớc cũ kỹ (Lửa xưa nồi cũ, số 6-1967),
chuyện ăn uống (Bảo vệ lối ăn dân tộc, số 20-1967), chuyện “tệ nạn xã hội” (Hủy thể
ăn tiền, số 16-1967)… Văn phong của ông giản dị, mộc mạc, trong sáng mà không
kém phần sắc sảo, thâm thúy và toát lên lòng hoài cổ, một thái độ tƣơng phản với “trào lƣu sống” vào những năm 1960.
Có thể nói, đây là 2 “sản phẩm” khá đặc sắc của Tin Văn, ít nhiều tạo nên một Tin Văn mạnh mẽ trong đấu tranh, mềm mại trong thể hiện, uyển chuyển trong ứng xử.
3.1.4. Tiểu phẩm
Trên Tin Văn, tiểu phẩm là các bài thơ châm biếm ở mục Thơ cay (tiểu phẩm có vần). Đây là thể loại chỉ xuất hiện trên tuần báo với tính chiến đấu cao. So với bán nguyệt san, Tin Văn tuần báo phong phú hơn về nội dung và hình thức. Trong đó,
thƣờng ở trang cuối (trang 16) có một phần nội dung “thƣ giãn” nhƣng thực ra là một cách đấu tranh lợi hại, sắc bén đối với những biểu hiện lai căng, mất gốc và sự mị dân của chính quyền Sài Gòn. Thiên La Đại Đế là tác giả xuất hiện nhiều nhất ở mục này với ít nhất 13 lần (không rõ còn lần nào nữa không do có những bài bị kiểm duyệt bỏ cả tên tác giả!). Ngoài ra, để thƣ giãn, Tin Văn cũng 5 tiểu phẩm nhan đề
Trên số 2-1967, Thiên La Đại Đế có bài Nhập cảng, nói về sự nhập khẩu tràn lan các mặt hàng nƣớc ngoài. Đó là một biểu hiện trong chính sách thực dân mới của Mỹ mà chính quyền Sài Gòn “hân hoan chào đón”. Tác giả cay đắng viết:
Bao nhiêu hàng hóa nhập đầy
Dân nghèo nuôi mập cả bầy gian thƣơng.
Bài Vòng đầu trên số 9 phản ánh cuộc chạy đua quyết liệt để chiếm “phủ đầu rồng” năm 1967. Cuộc bầu cử vòng ngoài thì bát nháo để tăng thêm phần “hào hứng”, “dân chủ” nên Thiên La Đại Đế viết:
Một trăm chính đảng xƣa nay… ngủ Đạp cửa xông ra tốc cả mền. (!)
Trên số 10, Thiên La Đại Đế mƣợn chuyện tòa án ở một nƣớc Nam Mỹ đã kết án một cảnh sát đến… 380 năm tù giam vì đã ném 13 ngƣời thất nghiệp xuống sông để giải quyết tình trạng nghèo khổ của họ, tác giả mỉa mai:
Chuyện này ở Mỹ châu kia đấy Ngƣời Sài Gòn… sức mấy mà lo Ở đây nhờ đức ông cò,
Nên dân đói vẫn tự do ở đời Đụng đầu họ khắp mọi nơi.
Thì ra nhờ những ông cò (cảnh sát), nói rộng hơn là hệ thống chính quyền, mà dân đói “tự do” có mặt ở khắp mọi nơi ở Sài Gòn và cả miền Nam…
Đây là mục bị kiểm duyệt bỏ nhiều nhất trong số các mục của Tin Văn. Thơ cay trên số 12 chỉ đọc đƣợc tên bài là Chủ chứa mới và tác giả là Thiên La Đại Đế,
còn lại chỉ là dấu đục nham nhở. Trên các số 12, 13,16 còn tệ hơn vì chẳng đọc đƣợc tên bài và tác giả, chỉ thấy dấu đục hoặc “đục khéo hơn (!) thì chỉ thấy giấy trắng!
3.1.5. Biếm họa
Ở mảng biếm họa, tuy không có đƣợc những tranh xuất sắc, những cây cọ lão làng, nhƣng những tranh ít ỏi cũng góp thêm phần mô tả một Sài Gòn bát nháo, lố lăng từ hiện thực đời sống đến bản chất của chế độ. Biếm họa có ở các số 6, 7, 8, 10, 14 (tranh nƣớc ngoài).
Tranh ở số 6-1967 vẽ hai cô gái ăn mặc hở hang cầm một tấm biển “Kiểm duyệt” nhƣ ngầm hỏi: Cái này có kiểm duyệt không? Hàm ý sâu xa là sự kiểm duyệt khắt khe của chính quyền đối với báo chí tiến bộ, yêu nƣớc và không ăn cánh với chế độ. Tranh trên số 7 vẽ một ông béo phệ đang tắm cùng chú thích: “Thiên hạ thối mồm thật, mình tắm rửa luôn mà thiên hạ vẫn đồn mình ăn dơ ở bẩn”. Tác giả chơi chữ: ăn dơ ở bẩn vừa mang nghĩa cụ thể (nghĩa đen) vừa mang nghĩa trừu tƣợng (nghĩa bóng), hàm ý rằng, đã sống bất lƣơng, bất chính thì đâu thể nào gột rửa sạch cho đƣợc. Tranh trên số 8 cũng khá đơn giản: một ngôi trƣờng học nằm lọt thỏm trong vòng vây của các bar, hộp đêm, hotel và bên dƣới ghi “Saigon 1967” với hàm nghĩa thành phố Sài Gòn mấy năm sau khi Mỹ đƣa quân vào là nhƣ vậy đấy, chỉ có sự ăn chơi sa đọa chứ học hành bị gác qua một bên! Biếm họa trên số 10 thì “ác” hơn nhiều. Một lão râu ria xồm xoàm ra dáng chủ cả (mà cũng Tây lắm!) quát nạt một ngƣời ốm nhỏ, vẻ sợ sệt đang phục vụ bữa ăn (hay cái ăn?) cho ông ta: “Dân chủ hay chủ dân cũng đồng nghĩa nghe không mầy?”.
Có thể thấy, biếm họa trên Tin Văn có nét vẽ khá đơn giản, lời lẽ ngắn gọn, dễ hiểu nhƣng ý nghĩa khá sâu sắc.