Các tác phẩm báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm 1996 2006 (Trang 67 - 69)

Các tác phẩm báo chí trên Tin Văn nếu so với báo chí ngày nay thì có nhiều khác biệt, chẳng hạn không có sự đa dạng về thể loại, ít tin tức... Nhƣng đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ báo chí là thông tin thì trên Tin Văn, dù thông tin không phải là thế mạnh nhƣng vẫn luôn là phần cốt lõi của các tác phẩm. Nó thể hiện ở những điểm chủ yếu:

- Tính chính xác: Dù hàm lƣợng thông tin không thực sự dày đặc nhƣng thông

tin luôn đảm bảo trung thực, chính xác. Hoàn toàn không có chuyện vì phục vụ mục đích chính trị của mình mà Ban biên tập bịa đặt, bóp méo thông tin. Trên Tin Văn, ta không thấy những kiểu diễn đạt đại loại “nghe nói”, “có dƣ luận”… đối một cá nhân hay một sự kiện nào đó. Thông tin trong các tác phẩm của Tin Văn luôn ở dạng “nói có sách mách có chứng”.

Chẳng hạn, nói về các tác phẩm của Chu Tử, trong bài viết Chu Tử và tác phẩm (Tin Văn số 10-1966, đăng lại trên phụ trang số 13-1966), Lữ Phƣơng không

chủ quan kết luận mà dẫn lại lời của nhà phê bình Đặng Tiến (trên Tin Sách số 17, tháng 11-1963), của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn (trên Tin Sách số 18, tháng 12- 1963)… Từ đó Lữ Phƣơng mới nhận xét đanh thép về Chu Tử: “Cho nên nếu diệt trừ thối nát là diệt trừ bọn gian ác, sống trên xƣơng máu quần chúng lầm than thì công cuộc diệt trừ thối nát ấy không thể bỏ qua bọn phát ngôn của chúng là bọn văn nghệ sĩ đồi phế luôn luôn đi theo cƣờng quyền bạo ngƣợc”.

- Tính lý luận: Đặc thù của các tác phẩm trên Tin Văn là, trừ các tác phẩm văn học ra thì phần nhiều các bài viết thuộc thể chính luận. Vì vậy, đặc điểm nổi bật của các tác phẩm loại này trên Tin Văn là tính lý luận. Tính lý luận vừa thể hiện ở những nguyên tắc văn hóa văn nghệ của quan điểm mácxít vừa ở lập luận chặt chẽ, hợp logic trong từng tác phẩm.

Trong bài Ý kiến về việc bài trừ sách báo đồi trụy của Bộ Giáo dục (Tin Văn số 3-1966), Ban biên tập Tin Văn vạch ra tính nửa vời (mang tính xoa dịu dƣ luận, đối phó) của Bộ Văn hóa Giáo dục, bởi chỉ bài trừ sách báo đồi trụy mà không đả động gì đến âm nhạc ủy mị, phim ảnh khiêu dâm, bạo lực chỉ cũng không có tác dụng đầy đủ. Ở luận điểm thứ hai, “quản không đƣợc thì cấm” thì chính quyền đƣơng thời lại giẫm phải vết xe đổ của chế độ Ngô Đình Diệm, muốn nhân lý do này để bóp nghẹt nền văn nghệ. Hai luận điểm này thực chất là quan điểm xuyên suốt của Đảng trong đƣờng lối đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ - đấu tranh chống tất cả các biểu hiện lai căng, mất gốc, sa đọa, đồi trụy, đồng thời chống các chế độ thân ngoại bang. Do đó, dƣới hình thức là một góp ý nhƣng là một sự đấu tranh, chỉ trích nghiêm khắc đối với chính quyền Sài Gòn.

- Tính kịp thời: Nhìn chung, dù không chạy theo những sự kiện vừa diễn ra nhƣng thông tin trên Tin Văn ít nhiều phản ánh đƣợc tình hình văn hóa – xã hội Sài Gòn bấy giờ. Những vấn đề mà Tin Văn đề cập đều là những điều đƣợc dƣ luận quan tâm, nhƣ về một cuốn sách vừa xuất bản, một chủ trƣơng vừa đƣợc ban hành, một sự kiện văn nghệ nổi bật, một biểu hiện xã hội đƣơng diễn ra… Tuy nhiên, do phải đối phó với kiểm duyệt và tránh bị “để ý”, Tin Văn thƣờng mƣợn chuyện này để nói chuyện kia, nhất là dùng các điển tích văn học để phản ánh quan điểm về những sự kiện, hiện tƣợng hiện thời.

Có thể kể: Ý kiến về việc bài trừ sách báo đồi trụy của Bộ Giáo dục (Tin Văn, 3-1966), Cuộc đàm thoại của bạn gái về văn học: tác giả, tác phẩm và độc giả (Ái

Lan, 3-1966), Làm sao cho học sinh bớt dốt Việt văn? (Nguyễn Hiến Lê, 4-1966), Ít

cảm tưởng về Đại hội bảo vệ văn hóa dân tộc: đả phá dễ hay xây dựng dễ? (Nguyễn

Hiến Lê, 7-1966), Chấn chỉnh sân khấu cải lương là một yêu cầu cấp thiết (Ba Vân, 11-1966), Bảo vệ phê bình và sinh hoạt dân chủ trong văn nghệ (Nguyễn Ngọc

Lƣơng, 15-1966), Sân khấu tân ca vũ kịch qua cơn chuyển mình trước cao trào văn

hóa dân tộc (Tùng Linh, 1-1967), Hủy thể ăn tiền (Bình Nguyên Lộc, 16-1967), Thử đánh giá những phim gián điệp đang tràn ngập màn ảnh Việt Nam (Thái Trung, 16-

1967), Văn hóa bến xe (Thanh Phƣơng, 19-1967), Đây, chính phạm của tội ác (Tin Văn, 20-1967)… Đây là những tác phẩm phản ánh ý kiến cụ thể trƣớc những sự kiện, vấn đề, hiện tƣợng đang diễn ra trong thực tế với tính tranh đấu cao. Bên cạnh đó, có nhiều tác phẩm không thể hiện trực tiếp các sự kiện hiện tại. Đó là, Hiện tượng thoát ly – Thực tại trong 9 năm văn học Ngô triều (Lữ Phƣơng, 1-1966), Thi sĩ Đỗ Phủ – hồn thơ trước nhân loại đau thương (Lam Giang, 5-1966), Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) – nhà thơ dân tộc (Tô Nguyệt Đình, 7-1966), Những chiến sĩ vô danh trong văn học Đồng Nai chống xâm lược (Ngô Văn Phát, 10-1966), Ác sách dụ hàng của thực dân Pháp (Đông Tùng, 9,10-1967), Truyền thống bất khuất của văn nghệ miền Nam (Thái Bạch, 12-1967), Giai thoại văn chương: Tội nghiệt bán nước

(Nguyễn Bá Thế, 12-1967), Văn nghệ tiền chiến (Lữ Phƣơng, 13-1967), Xã hội hiện

thực trong tiểu thuyết tả chân (Trần Triệu Luật, 17-1967)… Đây là những tác phẩm

mƣợn chuyện xƣa tích cũ để phản ánh, phê phán một hiện tƣợng đang diễn ra ở hiện tại, có thể xem là một hình thức khéo léo để tránh kiểm duyệt và không “đối đầu” trực diện ít nhiều nguy hiểm với chính quyền Sài Gòn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm 1996 2006 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)