Sương mù, băng giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) jane eyre từ góc nhìn phân tâm học (Trang 72 - 74)

6. Cấu trúc luận văn:

3.3. Xung năng chết

3.3.1. Sương mù, băng giá

Trong biểu tượng văn hố thế giới: “sương mù” được biểu trưng cho “giai đoạn quá độ giữa hai trạng thái”, cho “tính khơng xác định”, một pha trong quá trình tiến hố: “khi các hình thái hãy cịn chưa khác biệt nhau, hoặc khi các hình thái cũ đã mất đi mà vẫn chưa cĩ các hình thái mới chính xác thay thế” [25, 841]. Trong tác phẩm “sương mù” bên cạnh ý nghĩa về khơng gian u ám cũng cịn biểu tượng cho thế giới trẻ thơ đang ở “giai đoạn quá độ giữa hai trạng thái”.

Cách hiểu này đã cho chúng ta nhận biết rõ hơn về “điểm chết” giữa hai giai đoạn chuyển tiếp của nhân vật trong quá trình hình thành nhân

cách siêu ngã của nàng.

Sương mù cũng là một biểu tượng để gắn với những hồn cảnh mà Jane Eyre phải đối mặt. Sương mù giăng đầy khi Jane tới Lowood như báo hiệu những chuỗi ngày mờ mịt trong cuộc sống của Jane – nĩ khơng sáng sủa gì hơn những tháng ngày sống cùng và cơ ở Gateshead.

“… tuy khơng hẳn cĩ mưa, nhưng bầu trời âm u bị sương mù vàng vàng che phủ, lâm tâm lất phất; dưới chân, đất cịn ướt lép nhép vì trận mưa ngập hơm qua” [4; 80].

“… dưới bầu trời đơng xám xịt màu chì lạnh cứng trong giá băng, phủ một màn tang dưới làn tuyết lạnh, khi làn sương mù rét buốt như tử thần bay theo làn giĩ đơng dọc theo đỉnh núi trập trùng đỏ thẫm

kia, rồi hạ xuống thấp hồ lẫn trong làn sương mù giá buốt trên dịng suối” [4; 120].

Đoạn văn vừa dẫn trùng điệp những từ ngữ đồng vị của lạnh lẽo (giá băng, màn tang, tuyết lạnh, sương mù rét buốt, tử thần, giĩ đơng, sương mù giá buốt) tạo ra một trường ngữ nghĩa của buốt giá, cơ đơn. Nĩ báo hiệu một tương lai ảm đạm. “Cái thung lũng um tùm như rừng mà Lơut nằm gọn trong đĩ là một chiếc nơi đầy sương mù, từ đĩ phát sinh ra nhiều bệnh dịch nguy hại” [4; 121]. Đã cĩ nhiều trẻ em, và cả chính người bạn của Jane đã bị chết ở đây. (Về tiểu sử của Charlotte Brontë, như ta đã biết, chính người em bà cũng đã bị chết trong trại trẻ như thế).

Sương mù cịn xuất hiện khi Jane rời bỏ lâu đài Thornfield và Rochester, ra đi trong bàn tay trắng để đối mặt với đĩi, rét và khĩ khăn.... Cĩ thể thấy sương mù ở Anh nhiều nhưng nhà văn đã miêu tả và để sương mù xuất hiện đúng lúc và phù hợp là để làm nổi bật lên hồn cảnh và tâm trạng của Jane Eyre: “Tơi đưa mắt thẫn thờ nhìn phong ảnh âm u dưới màn sương mờ mịt, tơi thấy tơi đã đi xa làng ấy rồi...”. Sương mù – như một biểu tượng của hồn cảnh bế tắc và mù mịt phía trước....

Biểu tượng của “băng” (xuất hiện 15 lần trong tác phẩm) thường được kết hợp với cảnh quan cằn cỗi, tượng trưng cho cảnh hoang tàn, cơ đơn và chết chĩc. Đĩ là “những cái chết trắng” của Bắc cực mà Bewick mơ tả

trong cuốn Lịch sử về những lồi Chim nước Anh mà Jane đã từng đọc:

“Tơi cĩ một ý niệm riêng khi hình dung về những miền tuyết trắng chết chĩc ấy. Nĩ mờ ảo như những khái niệm nửa vời, mung lung chập chờn trong đầu ĩc con trẻ, nhưng nĩ kích động một cách lạ lùng” [4; 23]. Nĩ là tâm trạng đơn độc của Jane tại Gateshead (Chương I); ở Lowood, được ẩn dụ trong những chiếc bình đựng nước đơng lạnh mà mỗi sáng các cơ bé

đĩn nhận hay đĩ là sau khi đám cưới với Rochester bị gián đoạn, Jane đã mơ tả tâm trạng của mình:

“Giữa hạ sao bỗng giá lạnh như tiết Giáng sinh, trời tháng Sáu sao bão tuyết lại thổi ngày cuối Đơng? Băng giá làm đơng cứng những trái chín trong vườn. Tuyết rơi vùi dập những bơng hồng chúm chím nở, phủ kín thảm cỏ và cánh đồng ngũ cốc như một dải khăn liệm. Những lối nhỏ đêm qua cịn đầy hoa nở, nay bỗng bị vùi dưới tầng tuyết trắng xố khơng một dấu chân người. Mọi hi vọng của tơi đều đã chết vì số phân đen bạc chỉ trong cĩ một đêm” (Chương XXVI).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) jane eyre từ góc nhìn phân tâm học (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)