Đổi mới chính sách tuyển dụng, bồi dưỡng, đảm bảo đãi ngộ xứng đáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực hà nội (Trang 81 - 93)

xứng đáng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực Hà Nội

Việc tạo ra cơ chế, chính sách trong tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên LLCT thể hiện sự tôn vinh, trọng dụng giá trị đích thực của sáng tạo khoa học, là nền tảng để nuôi dưỡng tinh thần, niềm đam mê, nhiệt huyết cho mỗi giảng viên LLCT, đó cũng chính là một trong những biện pháp căn bản nhằm nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội.

Cần có chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên LLCT phải được xuất phát từ việc nhận thức đúng đắn vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học nói chung, trong đó có đội ngũ giảng viên LLCT nói riêng, bởi vì họ “có khả năng tạo ra những giá trị to lớn, là nguồn tài nguyên vô giá và bất tận của đất nước, là nhân tố có ý nghĩa quyết định mức tăng trưởng

cao, đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu” [13, tr.329]. Chính vì vậy, cần xóa bỏ tình trạng bình quân chủ nghĩa trong chính sách trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ giảng viên, để nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ này.

Trong chính sách đãi ngộ, trọng dụng đối với giảng viên LLCT, thì tiền lương là một trong những vấn đề cần được lưu ý và quan tâm, sao cho tương xứng với khối lượng lao động đặc thù của đội ngũ giảng viên LLCT. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc, hay việc lựa chọn thuyên chuyển sang một lĩnh vực công tác khác của đội ngũ giảng viên LLCT. Tiền lương là một bộ phận chủ yếu trong thu nhập và là sự biểu hiện về giá trị và lợi ích kinh tế thỏa đáng của người tham gia trực tiếp vào quá trình lao động giảng dạy. Do vậy, đây là yếu tố cần được quan tâm và khai thác sử dụng như là một đòn bảy thúc đẩy, kích thích lao động của đội ngũ giảng viên LLCT.

Trên thực tế, chế độ và chính sách tiền lương của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội còn nhiều bất ổn. Thực tế cho thấy, với mức lương được chi trả hiện nay của giảng viên so với mức sống, sinh hoạt và học tập tại thủ đô Hà Nội là rất hạn hẹp. Gần đây, mặc dù phụ cấp thâm niên, phụ cấp cho giảng viên có học hàm, học vị là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư được triển khai đã góp phần tăng thêm thu nhập cho đội ngũ giảng viên LLCT, đời sống của giảng viên LLCT đã được cải thiện hơn trước đây. Tuy nhiên, so với các ngành kinh tế khác, đặc biệt so với giá trị lao động thực tế của giảng viên LLCT, tính đặc thù trong hoạt động lao động thì chính sách tiền lương cho đội ngũ giảng viên lý luận trong các trường ĐH nói chung, các trường ĐH ở Hà Nội nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Vì thế, nó chưa trở thành động lực mạnh mẽ để mỗi giảng viên nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp. Những lo âu, suy nghĩ trước vấn đề trang trải cho cuộc sống cá nhân

và gia đình của họ đã chi phối các hoạt động khác. Do đó, cần phải có biện pháp thỏa đáng để đổi mới tư duy, cải cách chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên LLCT sao cho phù hợp với giá trị lao động của họ.

Cần có những yêu cầu định rõ tiêu chuẩn đo mức độ thực hiện, hiệu quả công việc của giảng viên, trên cơ sở đó cần hướng tới việc trả lương và phụ cấp theo năng lực; Theo mức độ cống hiến và đóng góp; Theo chất lượng lao động của từng giảng viên.

Bên cạnh chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, thì công tác thi đua khen thưởng cũng là một trong những yếu tố kích thích lao động của giảng viên LLCT. Cần có sự khen thưởng, khích lệ, động viên kịp thời đối với những giảng viên hăng say nghiên cứu khoa học, tích cực giảng dạy, có phương pháp cải tiến trong giảng dạy, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường và của đất nước. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần tạo những cơ hội thuận lợi cho việc thăng tiến và phát triển nghề nghiệp của giảng viên. Xây dựng môi trường đoàn kết, nhân văn, nêu cao ý thức trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống của mỗi giảng viên. Đây là những biện pháp tác động đến đội ngũ giảng viên LLCT nhằm nâng cao hiệu quả lao động một cách tự giác và sáng tạo.

3.2.5. Coi trọng công tác quản lý, kiểm định chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị các trường đại học khu vực Hà Nội

Bên cạnh năng lực chuyên môn, khả năng giảng dạy, nghiên cứu, phương pháp sư phạm, thì công tác quản lý, kiểm định chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội có vai trò to lớn trong việc tạo động lực thúc đẩy tính tự giác, tích cực trong lao động của mỗi giảng viên. Quản lý chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT cần đảm bảo dựa trên những cơ sở như sau:

Thứ nhất, chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT phụ thuộc

vào các yếu tố đầu vào. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường ĐH cần có sự quản lý theo quá trình, trong đó đặc biệt là các điều kiện đảm bảo chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT.

Hai là, cần chú ý đến việc thiết kế các chương trình, tài liệu dạy học

dựa trên danh mục các chuyên ngành đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra theo nhu cầu của xã hội. Chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT cũng chính là sự thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của thị trường, của nhà tuyển dụng, và hiệu quả lao động của người học sau khi tốt nghiệp ra trường. Đây cũng chính là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội.

Ba là, cần xác định rõ ràng mục đích của công tác quản lý là nhằm tạo

dựng nên chất lượng, kỷ luật lao động trên cơ sở tự giác, trách nhiệm, nghiêm minh, phát huy tính tích cực của mỗi giảng viên LLCT.

Cần có sự đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT tập trung vào hai vấn đề chính như sau:

Một là, tổ chức giao nhiệm vụ, theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ,

có tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hướng khách quan, dân chủ, công bằng. Cần đẩy mạnh công tác phát hiện và đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng đến kết quả lao động của mỗi giảng viên, góp phần tạo ra môi trường hoạt động lành mạnh.

Hai là, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý giữa yêu cầu

thực tiễn với thực trạng đội ngũ giảng viên LLCT, hạn chế tình trạng hẫng hụt đội ngũ giảng viên LLCT có trình độ, cần có chính sách đãi ngộ, khuyến khích theo cống hiến của giảng viên LLCT.

Để xác định giá trị lao động, góp phần tích cực vào động cơ phấn đấu của mỗi giảng viên thì vấn đề kiểm định chất lượng lao động của đội ngũ

giảng viên LLCT được coi là một trong những biện pháp và khâu then chốt trong việc nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ.

Quá trình kiểm định chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT là đo lường mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục của giảng viên. Do đó, cần tiến hành dựa theo những biện pháp sau:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo nên ban hành quy định chuẩn chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT, đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội, kết quả đánh giá cần phải lượng hóa bằng con số hay thứ hạng để phản ánh chính xác chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT.

- Các trường ĐH cần có trách nhiệm xây dựng, thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng; đăng ký kiểm định theo định kỳ; tự đánh giá, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng.

- Các trường ĐH cần có các kênh tham khảo, các hội đồng cố vấn, đánh giá và kiểm định chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT để nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động của đội ngũ giảng viên.

Kết luận chương 3.

1. Chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH ở Hà Nội là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo của các trường ĐH khu vực Hà Nội.

2. Vấn đề nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội cần phải được coi trọng và đánh giá đúng mức trên tinh thần khoa học và cách mạng.

3. Vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội thực chất là việc giữ vững bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lao động, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, để từ đó mỗi giảng viên

LLCT đem tài năng, nhiệt huyết, phục vụ tích cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

4. Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo cần quan tâm và đảm bảo định hướng đưa ra những chủ trương, chính sách, cơ chế tổ chức, quản lý, kiểm tra và giám sát chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT. Cần có những biện pháp giải quyết mang tính đồng bộ, tổng hợp nhằm khuyến khích mỗi giảng viên LLCT nâng cao nhiệt huyết và trách nhiệm giảng dạy, cống hiến, phát triển tính sáng tạo trong sự nghiệp “trồng người”.

KẾT LUẬN

Ở Việt Nam quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập đòi hỏi phát huy tổng hợp mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ và chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên, trong đó có đội ngũ giảng viên LLCT ở các trường ĐH khu vực Hà Nội. Đây là vấn đề có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận, mà trên phương diện thực tiễn rất sâu sắc.

Lao động của đội ngũ giảng viên LLCT là lao động nghề nghiệp chuyên môn mang tính chất khoa học sư phạm bậc cao, là quá trình truyền thụ học vấn và đào tạo hướng nghiệp, là quá trình giáo dục nhân cách, lý tưởng, mục đích, khát vọng sống, cống hiến và phấn đấu cho sinh viên - thế hệ trẻ của đất nước. Ở đó, giảng dạy và NCKH luôn gắn bó chặt chẽ với nhau và được đảm bảo bởi lao động trí tuệ, sáng tạo mang hàm lượng chất xám cao. Do đó, đây là đặc trưng căn bản khi xem xét, hoạch định chính sách nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT ở nước ta nói chung, các trường ĐH ở khu vực Hà Nội nói riêng.

Đội ngũ giảng viên LLCT là một lực lượng quan trọng tham gia vào quá trình đào tạo ở bậc ĐH, góp phần thực hiện đột phá xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho dân tộc, đem tài năng và sự sáng tạo vào việc xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Vấn đề đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT cần tập trung làm rõ mức độ đáp ứng tiêu chuẩn giảng viên, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kết quả lao động thực tế, sự hài lòng của các chủ thể thụ hưởng thành quả của giáo dục, hiệu quả lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong tương quan so sánh với các điều kiện để đảm bảo.

Đội ngũ giảng viên LLCT giảng dạy trong các trường ĐH tại thủ đô Hà Nội là những người có trí tuệ, tài năng, nhiệt tình, họ đang tham gia tích cực vào quá trình sản xuất ra tri thức, xây dựng nên nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của xã hội và xu thế phát triển của thế giới. Đó vừa là trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người giảng viên, đồng thời cũng là lý tưởng sống mà cơ bản là ở việc đội ngũ giảng viên LLCT nhận thức và hành động. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH ở Hà Nội nói riêng, trong cả nước nói chung trở thành một vấn đề mang tính tất yếu.

Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực Hà Nội là một quá trình tổng hợp đòi hỏi sự công phu trong quá trình tổ chức, hoạch định, tìm tòi, thực hiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho lao động sáng tạo, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, giảng dạy, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, lối sống cùng với việc hình thành thái độ lao động tự giác, trách nhiệm, tích cực của giảng viên cũng cần được quan tâm và nhấn mạnh khi xem xét đến vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Khoa giáo Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số KHBĐ-

2003-20, Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung giáo dục đạo đức công dân, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở từng cấp học.

2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Hội thảo Khoa học, Thực trạng và giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường ĐH và CĐ.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tình hình giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường ĐH, CĐ và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới”.

4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Hoàng Chí Bảo (1986), Sự hình thành thái độ lao động xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Luận án Phó Tiến

sĩ Triết học (Bản dịch từ Tiếng Nga), tr. 22.

6. Hoàng Chí Bảo (2007), Thái độ và trách nhiệm của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước, Tài liệu tham khảo, Hà

Nội, tr.3.

7. Hoàng Chí Bảo (chủ biên, 2010), Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.7.

8. Hoàng Chí Bảo (2010), Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội – nhân văn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Hoàng Chí Bảo (chủ biên, 2010), Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Hoàng Chí Bảo (2012), Giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Trần Xuân Bách (2010), Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận án TS Quản lý giáo dục, Hà

Nội.

13. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực hà nội (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)