Năng lực chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực hà nội (Trang 50 - 55)

2.1. Thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên lý luận chính

2.1.2. Năng lực chuyên môn

2.1.2.1. Về năng lực giảng dạy

Thứ nhất, về kiến thức và trình độ được đào tạo.

Là người truyền đạt và bổ sung tri thức cho nhiều loại đối tượng, đặc biệt là sinh viên, nên khi đánh giá về năng lực chuyên môn nói chung, năng

lực giảng dạy nói riêng, thì yếu tố đầu tiên cần có và phải khẳng định vô cùng quan trọng là kiến thức. Kiến thức của giảng viên phản ánh quá trình lâu dài và kết quả tích lũy hiểu biết của họ trong suốt các thời kỳ học tập và công tác. Kiến thức không hề bất biến, đứng yên mà luôn nằm trong quá trình trao đổi và bổ sung thông qua sự tương tác hỗ trợ giữa giảng viên với nhau hay với các chủ thể khác.

Đối với đội ngũ giảng viên LLCT thì yêu cầu đầu tiên và bắt buộc là phải có khối lượng kiến thức chuyên sâu, chắc chắn và tỉ mỉ về môn học mà mình đảm nhiệm giảng dạy. Bên cạnh đó, giảng viên LLCT cần phải tìm hiểu và có những tri thức căn bản về các môn khoa học xã hội & nhân văn, để kiến thức truyền thụ đến sinh viên có sự liên kết, đa dạng làm cho bài giảng có sức thuyết phục và tạo hứng thú cho sinh viên. Bên cạnh việc trang bị và bổ sung khối lượng kiến thức chuyên sâu, kiến thức liên ngành phong phú, giảng viên LLCT cần phải có vốn sống, hiểu biết thực tế, để các bài giảng luôn được gắn kết với nhau bởi mối liên hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn, có khả năng được vận dụng cao vào cuộc sống.

Trên cơ sở có kiến thức khoa học, hiểu biết thực tế, điều quan trọng đối với giảng viên LLCT là phải giảng đúng, đủ kiến thức. Tính đặc thù trong hoạt động lao động và giảng dạy của đội ngũ giảng viên LLCT là truyền đạt những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Những nội dung này đòi hỏi giảng viên LLCT phải truyền đạt cho đúng, đủ, chính xác, để củng cố vững chắc về mặt thế giới quan, phương pháp luận và nhân sinh quan đúng đắn cho người học.

Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe nói trên, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên LLCT có uy tín như: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh,… luôn là những địa chỉ tin cậy đào tạo đội ngũ giảng viên LLCT có chất lượng. Đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội có trình độ tối thiểu là cử nhân, nhiều giảng viên có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, có học hàm phó giáo sư, giáo sư, một số giảng viên là nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân.

Trước tình hình thế giới và trong nước những năm gần đây luôn có những biến động lớn, việc tích hợp những nội dung mới, các thông tin thời sự trong nước và quốc tế một cách chính thống để phục vụ cho bài giảng luôn khiến mỗi giảng viên LLCT trăn trở. Vì vậy, giảng viên luôn tích cực tự học, tự trau dồi, bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên. Trên cơ sở nắm bắt tâm tư và nguyện vọng của đội ngũ giảng viên LLCT, trong những năm qua Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành phố Hà Nội đã luôn quan tâm và tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH ở Hà Nội được đi học tập, bồi dưỡng, tham quan, nghiên cứu thực tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, nghiệp vụ, từ đó đáp ứng và phục vụ có hiệu quả công tác giảng dạy theo hướng tích cực, hiện đại, dựa trên tinh thần của việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ở Việt Nam.

Thứ hai, về phương pháp giảng dạy.

Phương pháp giảng dạy là một thành tố quyết định tạo nên năng lực giảng dạy của giảng viên. Đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng giống như việc liên tưởng đến người thuyền trưởng đang cầm lái con tàu vượt biển khơi. Tay lái chắc, có định hướng, mục tiêu rõ ràng, phương pháp linh hoạt, con thuyền sẽ cập bến; còn ngược lại con thuyền sẽ không cập bến. Tương tự như vậy, giảng viên khi truyền đạt tri thức cho sinh viên, nếu có phương pháp tối ưu thì sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho bài giảng, giúp sinh viên hiểu và nắm chắc bài giảng, và như thế sẽ hoàn thành mục tiêu bài giảng.

Phương pháp giảng dạy đối với giảng viên LLCT nói chung, đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội chính là tiêu chí bắt buộc khi đánh giá chất lượng lao động của họ. Giữa kiến thức chuyên môn với phương pháp giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ mang tính chất biện chứng sâu sắc. Hai yếu tố đó cùng thúc đẩy và hỗ trợ nhau, tạo nên kết quả quá trình lao động của giảng viên.

Trong những năm gần đây, với việc phát huy tính tích cực trong giáo dục, lấy người học làm trung tâm, phương pháp giảng dạy các môn LLCT theo đó cũng có hình thức thay đổi phù hợp với người học. Thay cho phương pháp giảng dạy truyền thống là thầy đọc trò ghi chép, việc đưa vào sử dụng các phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, nhằm mục đích hướng đến việc giáo dục cho sinh viên phương pháp tự học để phát huy năng lực tư duy cá nhân, sự chủ động trong học tập đã diễn ra tích cực và đem lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.

Việc tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, những phương tiện hỗ trợ quá trình giảng dạy như máy chiếu, powerpoint, băng, đĩa, hình ảnh, đặc biệt là việc sử dụng bảng tương tác thông minh đang diễn ra hiện nay khiến cho chất lượng bài giảng cũng như hiệu quả lao động của đội ngũ giảng viên LLCT tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó, việc tăng cường các hình thức dạy học hỗ trợ khác như thảo luận, trao đổi, đàm thoại, tham quan thực tế đã khuyến khích sự tích cực của người học. Từ đó, mỗi bài học mà giảng viên cung cấp đến cho sinh viên mang tính đa dạng, phong phú, có sự lôi quấn, những mối liên hệ phổ biến diễn ra hàng ngày và trong cuộc sống giúp cho sinh viên có cách nhìn trực quan sinh động hơn.

Có thể nói, việc tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên kết hợp với việc thay đổi mô hình giáo dục và đào tạo từ niên chế sang

tín chỉ bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc học tập của sinh viên. Cùng với đó, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả là một nhân tố quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy và học các môn LLCT. Việc kiểm tra đánh giá hướng đến năng lực của người học, giảm tải những hình thức rườm rà, khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chính là nền tảng cơ bản hỗ trợ quá trình thu và nhận tri thức của sinh viên.

Nhìn chung, trong những năm gần đây, phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên LLCT nói chung, đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội nói riêng đã có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, cần có những giải pháp mang tính đồng bộ và đột phá hơn nữa, để tạo ra sự vượt trội trong việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ở Việt Nam theo những quan điểm và đường lối mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

2.1.2.2. Về năng lực và khả năng nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học với giảng viên là một yêu cầu bắt buộc, nhưng cũng đầy khó khăn. Đó chính là quá trình tiếp nhận, sử dụng và tương tác những thông tin, những tri thức khoa học, để tìm tòi và khám phá những vấn đề mới trong nghiên cứu và dạy học.

Có thể nói rằng, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là điều bắt buộc đối với giảng viên ĐH nói chung và đối với đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội nói riêng. Bên cạnh việc tính giờ chuẩn giảng dạy được quy đổi hàng năm, thì việc tính giờ nghiên cứu khoa học cũng là tiêu chí không thể thiếu được đối với việc đánh giá danh hiệu và chất lượng lao động hàng năm của giảng viên.

Cùng với việc nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy, việc tích cực và tăng cường học tập bồi dưỡng, thì nghiên cứu khoa học luôn là một công việc đòi hỏi giảng viên phải tiến hành liên tục và thường xuyên. Việc viết các bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín liên quan

đến các lĩnh vực trong và ngoài chuyên môn; tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở, đến cấp Bộ, cấp Nhà nước sẽ khiến cho giảng viên có sự chọn lọc những nội dung, tri thức, và thông tin, cung cấp những dữ kiện quan trọng và luôn làm cho giảng viên phát huy tính tích cực, chủ động, sự sáng tạo, tìm tòi và chinh phục những tri thức khoa học mới, để làm giàu kho tàng tri thức của cá nhân, phục vụ thiết thực cho hoạt động giảng dạy.

Tuy nhiên, vẫn có thể thấy tình trạng diễn ra hiện nay là bên cạnh những giảng viên tích cực nghiên cứu khoa học (chủ yếu tập trung ở những cơ sở đào tạo lớn, những trường ĐH trọng điểm của cả nước và thủ đô Hà Nội) thì một bộ phận giảng viên LLCT còn thụ động trong việc nghiên cứu khoa học, chưa hăng say, tích cực, hoặc nếu có cũng chỉ là làm cho xong, làm là sự bắt buộc để xét các chức danh hay thành tích. Chính vì vậy, việc nghiên cứu khoa học cần được đưa thành quy định và tiêu chí bắt buộc đối với giảng viên LLCT cùng với tiêu chí đánh giá giờ giảng.

Các cơ sở đào tạo cần quán triệt cho giảng viên hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của việc tham gia nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, cũng cần có những cơ chế khen thưởng, kỷ luật đối với việc chấp hành và thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên, có những chế độ và chính sách để tạo động lực, cơ hội cho giảng viên nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở như vậy, hàng năm các cơ sở đào tạo nên có sự đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thường xuyên, để hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên LLCT ở các trường ĐH khu vực Hà Nội đạt được kết quả cao, tạo tiền đề và điều kiện để nâng cao chất lượng lao động của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực hà nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)