Lập trường chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực hà nội (Trang 55 - 78)

2.1. Thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên lý luận chính

2.1.3. Lập trường chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống

Đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội cũng là những công dân Việt Nam. Họ được sinh ra và lớn lên ở một đất nước có trên bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống yêu nước,

tinh thần nhân văn, nhân đạo, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, đồng cam cộng khổ luôn là những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Do đó, những bài học mà mỗi giảng viên LLCT được học trên ghế nhà trường kết hợp với việc hiện tại họ đang thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ “trồng người” càng làm cho những giá trị tốt đẹp của dân tộc được phát huy trong mỗi giảng viên.

Là những người truyền thụ tư tưởng và củng cố niềm tin cho sinh viên về những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, về cơ bản đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội là những con người có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Đội ngũ giảng viên LLCT luôn chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương của Đảng, luôn tích cực tuyên truyền cho sinh viên về những vấn đề liên quan đến chính trị tư tưởng.

Là những công dân của thủ đô Hà Nội có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội cố gắng kế thừa những nét tinh túy của người Tràng An, đây cũng là một điểm mạnh, một lợi thế đối với những giảng viên LLCT, khiến cho bài giảng của họ trở nên hấp dẫn hơn với sự tinh tế được vận dụng trong phương pháp sư phạm như cử chỉ, hành vi, ngôn từ chứa đựng trong những bài giảng. Trên cơ sở kế thừa những nét đẹp về văn hóa, đội ngũ giảng viên LLCT cơ bản là những người có đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng, giản dị, hòa nhã, thân ái, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, sự tận tụy, tình yêu thương đối với sinh viên.

Đội ngũ giảng viên LLCT là những người đi tiên phong trong việc thực hiện nếp sống văn hóa, hay thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quán triệt phương châm lời nói đi liền với

hành động, thực hiện phê bình và tự phê bình, khiêm tốn và giản dị, xây dựng hình ảnh người giáo viên mới, luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và lối sống.

Trong những năm gần đây, phần nào do cơ chế thị trường tác động và việc hội nhập với thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, có một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ giảng viên LLCT có những biểu hiện và lối sống thực dụng. Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy các môn LLCT. Tuy nhiên, với những biện pháp tích cực, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với các Bộ, Ban, Ngành đã giúp giảng viên cố gắng hơn nữa trong công việc, tận tụy với nghề nghiệp, vươn lên khắc phục sửa chữa và vượt qua những khó khăn để thêm yêu ngành và yêu nghề hơn. Do đó, việc nắm bắt và quan tâm đến vấn đề tư tưởng, lập trường, đạo đức và lối sống của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội cũng chính là việc tìm ra những giải pháp và tạo động lực cho sự cải thiện chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Đúng vậy, trong xã hội nghề giáo giữ vị trí quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội, được xã hội đánh giá cao và luôn có sự tôn vinh. Với việc nhận thức được vai trò và tầm quan trọng như trên, mỗi một nhà giáo nói chung, trong đó có giảng viên LLCT nói riêng đều thấy rõ việc phấn đấu, rèn luyện và tu dưỡng thường xuyên, để trở thành những nhà giáo mẫu mực. Đối với đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội, thì vấn đề rèn luyện và nâng cao đạo đức nghề nghiệp luôn được thực hiện tích cực. Nhiều trường đã đưa ra những khẩu hiệu hành động như “Xây dựng nhà trường tích cực, giáo viên mẫu mực, sinh viên thanh lịch”. Từ đó, có thể thấy được nhận thức và tình yêu, sự nhiệt huyết đối với nghề nghiệp là một trong những ưu điểm nổi

trội của giảng viên LLCT, là cơ sở để nâng cao và thúc đẩy chất lượng lao động của họ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó một bộ phận của đội ngũ giảng viên LLCT vẫn còn những hành vi lệch chuẩn với đạo đức nhà giáo, có lối sống thực dụng, thiếu ý thức rèn luyện, trách nhiệm và sự tâm huyết với nghề nghiệp. Tất cả những hạn chế này cần được mỗi giảng viên rút kinh nghiệm và khắc phục để nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT.

2.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng chất lượng lao động đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực Hà Nội

2.2.1. Vấn đề đặt ra từ các yếu tố tác động đến trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực Hà Nội trước những yêu cầu hội nhập quốc tế

Trong những năm gần đây, về cơ bản đội ngũ giảng viên LLCT đã có những cố gắng tích cực, có sự nỗ lực đáng kể vượt qua mọi khó khăn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, đáng chú ý là vấn đề “tri thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hụt hẫng, chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế” [18, tr.85].

Là một bộ phận của đội ngũ trí thức giáo dục đại học ở Việt Nam, nên đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội mang những đặc điểm chung vốn có và những nét riêng. Tuy nhiên, dù có giống hay khác nhau như thế nào chăng nữa, chúng ta cũng cần thấy rằng, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, rất cần có những giảng viên LLCT trở thành những trí thức giỏi, những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu, những nhà nghiên cứu khoa học.

Điều đáng nói ở đây là chúng ta đang bàn đến chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT, nhưng việc tuyển dụng cán bộ chưa thật sự chú trọng đến chất lượng. Tiêu chí về trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của người dự tuyển chưa được chuẩn hóa ở mức cao, nhiều sinh viên ra trường chưa qua lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm vẫn được tuyển dụng. Mặt khác, sự thiếu thống nhất trong nhận thức của các chủ thể về chiến lược quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên LLCT một cách cơ bản, lâu dài để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế vẫn đang là một trong những thực trạng cần nêu ra ở đây.

Hiện nay đang diễn ra tình trạng thiếu nguồn lực giảng viên LLCT kế cận ở trình độ cao, dù hàng năm các trường vẫn chú ý đến việc tuyển dụng giảng viên. Việc bổ sung cũng không dễ vì đào tạo cần phải có thời gian và bị quy định bởi kinh phí, trong khi chưa có những bậc lương dành riêng cho trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, cho các giảng viên có học hàm GS, PGS. Các trường ĐH khu vực Hà Nội hầu như chỉ vận dụng hỗ trợ thêm cho các giảng viên có trình độ tiến sĩ, học hàm, học vị theo quy chế chi tiêu của Nhà nước với mức hỗ trợ còn eo hẹp. Vì thế, động lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội bị hạn chế rất nhiều. Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt giảng viên có trình độ cao ngày càng nghiêm trọng. Do đó, trong những năm tới nếu không có những điều chỉnh kịp thời từ chủ trương, cơ chế, chính sách đãi ngộ hiện hành thì nguy cơ thiếu hụt giảng viên có trình độ cao có thể sẽ xảy ra.

Thực tế cho thấy, một bộ phận đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội còn yếu và thiếu những kỹ năng và kiến thức về ngoại ngữ, tin học. Được giảng dạy trong các trường ĐH của thủ đô Hà Nội là một điều vinh dự lớn của mỗi giảng viên. Điều đó đòi hỏi mỗi giảng viên

LLCT cần phải xác định được cho mình yêu cầu nâng cao khả năng ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu cầu phát triển của Thủ đô và đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Hơn nữa, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học cũng chính là chìa khóa giúp cho giảng viên có thể đọc và tham khảo các tài liệu từ nước ngoài, nhằm bổ sung và trang bị cho họ những tri thức cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội.

Mặc dù là những môn LLCT, những môn có liên quan đến KHXHNV, không hoàn toàn giống những môn khoa học tự nhiên với yêu cầu cấp thiết đòi hỏi sáng tạo đỉnh cao, nhưng trong vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT cũng cần chú ý đến năng lực sáng tạo của họ. Ở một số trường ĐH khu vực Hà Nội sự khan hiếm hay thiếu vắng lực lượng chuyên gia NCKH đang là một thách thức đặt ra. Bên cạnh đó, các công bố trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành vẫn còn rất hiếm hoi ở đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội.

Trình độ, năng lực hiện có của đội ngũ giảng viên LLCT có hạn nhưng sự huy động, sử dụng hiệu quả trí tuệ của đội ngũ này trong lao động chuyên môn cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế. Không chỉ lo lắng về tình trạng thiếu hụt khá lớn giảng viên có trình độ cao, một số trường ĐH ở khu vực Hà Nội còn đang đứng trước tình trạng “chảy máu chất xám” dẫn đến nguy cơ thiếu hụt giảng viên LLCT có trình độ chuyên môn cao, năng lực giỏi ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Mặt khác, tải trọng giảng dạy của giảng viên quá lớn, thói quen thụ động, tâm lý ngại đổi mới đã trở thành lực cản đối với hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng

viên LLCT. Tình trạng còn thiếu giảng viên giảng dạy các môn LLCT ở một số trường ĐH khu vực Hà Nội, đặc biệt là các trường ĐH dân lập là một trong những nguy cơ dẫn đến giảng viên khó chuyên môn hóa, ít có điều kiện để tập trung vào một số lĩnh vực lao động chuyên gia. Đó là một trong những bất cập khiến cho trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội còn thấp, và điều này đòi hỏi chúng ta cần phải trao đổi, nghiên cứu và suy ngẫm, để từ đó tìm được những giải pháp mang tính đồng bộ và tối ưu.

2.2.2. Xu hướng xem nhẹ nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực Hà Nội

Đối với mỗi giảng viên nói chung, giảng viên LLCT nói riêng thì giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ song song cùng nhau, có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau, là hai mặt của một quá trình. Chính vì vậy, giảng dạy và NCKH có vai trò to lớn trong việc đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội.

Chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT được thể hiện và bị quy định bởi năng suất, hiệu quả cũng như giá trị thực tế của hoạt động giảng dạy và NCKH. Sự trưởng thành, phát triển và tạo ra thương hiệu của một trường ĐH, đặc biệt là các trường trọng điểm quốc gia đòi hỏi cùng với giảng dạy, NCKH phải trở thành nhiệm vụ, nhu cầu và trách nhiệm của mỗi giảng viên, trong đó có giảng viên LLCT. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dạy học đại học để đào tạo chuyên gia nên phải theo phong cách nghiên cứu”. Đội ngũ giảng viên LLCT nếu tuyệt đối hóa một trong hai nhiệm vụ, nếu chỉ coi trọng giảng dạy mà xem nhẹ NCKH thì ngay cả những giảng viên có học hàm, học vị, kinh nghiệm lâu năm cũng rất khó tránh khỏi tình trạng thiếu thông tin, tri thức dần dần bị lạc hậu, bài giảng vì thế sẽ thiếu sự lôi quấn và

sức thuyết phục. Thực trạng này có thể còn dẫn tới sự hạn chế cả về nội dung và phương pháp giảng dạy.

Việc xem nhẹ và chưa chú trọng đến hoạt động NCKH vẫn còn diễn ra trong một bộ phận giảng viên LLCT. Sở dĩ có điều này là do tình trạng quá tải trong giảng dạy khiến giảng viên thiếu thời gian và khó chuyên tâm cho công việc nghiên cứu. Sự hạn hẹp về kinh phí hỗ trợ và đầu tư cho NCKH, áp lực giờ giảng cao nên có từ 50% đến 60% giảng viên không dành hoặc dành rất ít thời gian làm NCKH. Đây là điều đáng lưu ý về hiện trạng của đội ngũ giảng viên ĐH ở nước ta nói chung, trong đó có đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH khu vực Hà Nội trong quá trình triển khai chương trình đào tạo gắn giảng dạy với nghiên cứu, gắn lý thuyết với thực tiễn, đào tạo theo nhu cầu xã hội và định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về năng lực nghiên cứu sáng tạo, thiếu niềm đam mê cũng được coi là một trong những nguyên nhân của việc xem nhẹ NCKH diễn ra trong những năm gần đây.

Việc xem nhẹ NCKH đang làm giảm đi giá trị tiềm năng trí tuệ của đội ngũ giảng viên LLCT mà đáng lẽ ra nó phải được coi trọng và phát triển. Sự tách rời giữa giảng dạy và nghiên cứu làm cho việc học tập của sinh viên và việc giảng dạy của giảng viên không được đặt trong môi trường nghiên cứu - một môi trường của phương pháp tư duy, suy luận và phán đoán.

Việc xem nhẹ NCKH của đội ngũ giảng viên LLCT ở nước ta hiện nay là một rào cản làm cho các giảng viên khó phát huy được sức sáng tạo trong lao động giảng dạy và nghiên cứu - một công việc rất cần đến niềm đam mê và tâm huyết. Điều đó cũng trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho vai trò, hình ảnh và vị thế của người giảng viên với tư cách là nhà khoa học cũng bị suy giảm. Chính vì thế, cần có những quy định pháp lý về trách nhiệm NCKH của đội ngũ giảng viên LLCT, và phải được thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc trong các trường ĐH khu vực Hà Nội.

2.2.3. Cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá đội ngũ giảng viên LLCT còn nhiều hạn chế bất cập

Nhân tố quyết định chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên LLCT là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực nghiên cứu. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm cũng là yếu tố mà mỗi giảng viên cần phải ý thức và trách nhiệm về điều đó.

Trên cơ sở tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên LLCT kết hợp với cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá khoa học và hợp lý sẽ giúp mỗi giảng viên tự ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Điều này ảnh hưởng và tác động rất lớn đến kết quả lao động của đội ngũ giảng viên LLCT trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học khu vực hà nội (Trang 55 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)