Ivan – Smerdiakov: Sự song trùng của một bản thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh em nhà karamazov dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 55 - 60)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2. Cuộc đụng độ của những tâm tính “dị biệt”

2.2.2. Ivan – Smerdiakov: Sự song trùng của một bản thể

Mối liên hệ giữa Smerdiakov với Ivan cũng mang một tính ngụ ngôn khi Smerdiakov luôn tỏ vẻ tuân phục và ngƣỡng mộ Ivan một cách bất thƣờng. Mọi ý kiến của Ivan đều đƣợc Smerdiakov răm rắp tuân theo trong khi Ivan một cách lập lờ lại nhƣ nửa chỉ đạo nửa phủ nhận đối với các hành động của gã thanh niên bệnh hoạn xấu xa này. Một cách lạ lùng, giữa Ivan và Smerdiakov có một liên hệ giống nhƣ ý thức và tiềm thức mà phân tâm học của Freud đã đặt ra: Ý thức không biết đến tiềm thức. Nhƣng tiềm thức chính là một phần sâu kín của ý thức, nơi ẩn dấu tất cả những ham muốn vốn bị đè nén của ý thức. Ý thức luôn bị truyền thống, lễ giáo, phong tục thƣờng xuyên “kiểm duyệt”, không cho phát lộ ra ngoài tất cả những ham muốn mà nó cho là xấu xa. Cái tôi cao thƣợng của con ngƣời, Freud gọi là thƣợng ngã, ngăn chặn mọi ý nghĩ xấu và đè ép dồn nén, giấu nó vào sâu trong tiềm thức.

Ivan với tƣ duy sâu sắc của mình đem lại cho tác phẩm hai thiên lý luận xuất sắc của lý trí chống lại tôn giáo, đó là chƣơng truyện về viên đại pháp quan tôn giáo và thiên truyện về đứa trẻ bị bầy chó cắn xé. Con ngƣời này cho rằng

không có gì là không được phép và cũng chính tƣ tƣởng đó đã cung cấp lý luận cho Smerdiacov phạm tội. Smerdiakov giết Fedor Karamazov nhƣng vì bản thân hắn ta đâu có đƣợc thừa nhận là con của dòng họ Karamazov vì thế cũng khó có thể quy kết cho Smerdiakov tội giết cha đƣợc. Còn Ivan thì không hề nhúng tay vào máu mà vẫn thực hiện đƣợc âm mƣu quỷ quyệt của mình. Những lời nói hai nghĩa của Ivan lọt tới cái trí não khi khờ khạo khi qủy quái của Smecrdiakov và sinh sôi nảy nở ở đó nhƣ thế nào, Ivan làm sao biết. Cũng nhƣ tiềm thức của chính chúng ta, chúng ta không thể biết nó đang suy nghĩ điều gì.

Khi Ivan trở về sau cái chết của ngƣơi cha, anh ta hoang mang không hiểu điều gì đã xảy ra. Có thật anh góp phần gây ra cái chết đó? Đến khi Ivan giáp mặt Smerdiakov mọi chuyện mới vỡ lẽ, vỡ lẽ cả cho Ivan và cả cho Smerdiakov. Ivan

thì vỡ lẽ rằng chính tiềm thức của anh đã điều khiển anh ta, khiến anh ta gần nhƣ đồng lõa về mặt tinh thần trong việc Smerdiakov tiến hành vụ ám sát. Smerdiakov thì vỡ lẽ rằng việc đó là điều Ivan không muốn làm, không dám làm, và cũng không ủng hộ hay khuyến khích y làm. Y chỉ tưởng thế thôi. Nhƣng thật ra Ivan chỉ nổi giận với Smerdiakov là vì nó hiểu quá đúng thâm tâm anh. Và ở bề ngoài, trƣớc mặt Smerdiakov cũng nhƣ bên trong, với chính thâm tâm, anh ta cố chối bỏ sự thật ấy, chối bỏ trong run sợ. Smerdiakov vỡ mộng và treo cổ chết, y phải chết, chết theo đúng cái cách mà trƣớc đây y vẫn thƣờng làm đối với những con mèo quanh nhà. Nhƣng Ivan cũng rơi vào khủng hoảng. Lúc này anh ta mới có dịp nhìn sâu vào và hiểu thấu đáo hơn tâm hồn mình.

Dƣờng nhƣ điểm chung của anh em nhà Karamazov là những toan tính về dục tình và tiền bạc, tham vọng đồng tiền vật chất tầm thƣờng đã đẩy con ngƣời tới vực thẳm tội lỗi của cái ác, điều này không chừa cả con ngƣời với trí tuệ siêu việt nhƣ Ivan hay kẻ khờ khạo Smerdiakov. Đối với hai con ngƣời này, để thỏa mãn nhu cầu vật chất cá nhân, họ cũng bất chấp tất cả. Với cái cớ là tƣ tƣởng sai trái “mọi việc đều đƣợc phép làm” của Ivan, Smerdiakov thực hiện hành động giết ngƣời với mục đích ti tiện là chiếm đƣợc ba ngàn rúp, còn kẻ chủ mƣu Ivan thì đƣợc hƣởng một số tiền thừa kế to lớn. Ở hai nhân vật này có một điểm chung, đó là cái mặc cảm từ thƣở ấu thơ. Ivan luôn mặc cảm về việc từ nhỏ đã sống ở nhà ngƣời, một cảm giác ăn nhờ ở đậu đeo đẳng anh ta còn Smerdiakov từ khi sinh ra hắn đã không đƣợc công nhận là con ngƣời, không có một chút tài sản nào trong tay. Tuy nhiên, cái tham vọng về đồng tiền ở hai nhân vật này đƣợc giấu đi một cách kĩ càng và chỉ bộc lộ sau khi án mạng xảy ra. Đó là khi Smerdiakov tính toán về việc “nếu cụ mất bây giờ…thì mỗi cậu sẽ đƣợc ngay bốn mƣơi ngàn rúp”. Sự tính toán cụ thể ấy đã vạch trần cái ham muốn của Ivan và cũng chính Smerdiakov đã nêu bật cái bản tính con ngƣời ở trong Ivan “Cậu thích tiền, tôi biết điều đó, cậu thích cả danh vọng nữa, bởi vì cậu rất kiêu hãnh,

cậu thích sự duyên dáng của đàn bà, và thích nhất là sống phong lƣu, yên ổn, không phải lệ thuộc ai, đó là những cái cậu thích nhất” [5; tr.957]. Dƣờng nhƣ chính kẻ ngờ nghệch Smerdiakov lại hiểu rõ Ivan hơn bao giờ hết. Cho dù anh ta cố gắng che đậy, tạo ra cho mình một vỏ bọc hoàn hảo của một con ngƣời thánh thiện, luôn tìm mọi cách để hƣớng thế giới tới một cuộc sống tốt đẹp hơn thế nhƣng khi ngồi trƣớc Smerdiakov, những tham vọng tầm thƣờng nhất, cái nòi giống của dòng họ Karamazov trong Ivan đã bị Smerdiakov vạch trần một cách không thƣơng tiếc. Vốn cho rằng mình không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào về cái chết của bố hết, nhƣng trƣớc những câu hỏi hoài nghi về việc ai giết bố đã dẫn anh ta đến ba cuộc đối chất với kẻ giết ngƣời Smerdiakov. Càng những lần gặp sau, lƣơng tâm anh ta càng đƣa ra những tra vấn phũ phàng, bóc trần cái vỏ bọc mà bấy lâu anh ta dựng lên để che dấu tội lỗi của mình. Hai lần gặp đầu tiên khơi dậy trong anh ta mối nghi ngờ về thủ phạm là Smerdiakov, nhƣng nếu nghi ngờ Smerdiakov và lật tẩy hắn thì anh ta cũng lờ mờ hiểu rằng mình cũng can dự một phần vào đó, bởi anh ta luôn có ám ảnh về con ngƣời này, trƣớc đây anh ta luôn thắc mắc không hiểu vì sao mỗi lần về nhà bố mình lại thấy khó chịu, sau cùng anh ta nhận ra lí do là bởi sự có mặt của Smerdiakov. Smerdiakov chính là kẻ song trùng với Ivan, hắn hiểu bản chất của Ivan, và làm theo học thuyết mà Ivan đƣa ra. Đối diện với Smerdiakov, Ivan buộc phải đối diện với chính bản chất thật của mình, không thể nào chối bỏ đƣợc. Sau này ba lần gặp Smerdiakov là ba lần nhân vật chất vất mình. Nếu khi Aliosa trả lời cho Ivan câu hỏi “Ai đã giết cha?”, rằng “Chính anh biết là ai”, Ivan vẫn cố tỏ ra không hiểu bản chất của sự việc thì cuối cùng, cuộc trốn chạy sự thật của Ivan cũng kết thúc khi chính Smerdiakov đã ném thẳng vào mặt anh ta cái sự thật mà anh ta muốn chối bỏ: “bây giờ tôi không muốn nói dối cậu nữa, bởi vì ..bởi vì nhƣ tôi thấy, nếu cho đến giờ cậu vẫn chẳng hiểu gì cả và không giả tảng để đổ hết tội lên đầu tôi thì dù sao tất cả tội lỗi vẫn là ở cậu, bởi vì cậu biết chuyện giết ngƣời và giao cho tôi giết,

còn cậu thì mặc dù biết hết, cậu lánh đi nơi khác. Cho nên,..tôi muốn chứng minh thẳng vào mặt cậu rằng cậu là kẻ sát nhân chính, duy nhất, còn tôi không phải là kẻ sát nhân chính, tuy rằng chính tôi giết. Cậu mới chính là kẻ sát nhân đích thực.” [5; tr.674].

Không giống nhƣ các nhân vật khác của nhà Karamazov bản năng tính dục luôn đƣợc đẩy lên đến kịch điểm, ở Ivan và Smerdiakov, cái nổi bật nhất mà ngƣời đọc nhận ra đƣợc đó là bản năng xâm hại. Cả hai kiếm tìm khoái cảm trong nỗi đau khổ của ngƣời khác và của chính mình, tìm kiếm khoái cảm trong việc hành hạ và giết hại những sinh linh khác. Về cơ bản, bản năng xâm hại này còn đáng sợ hơn cái “dục tình sƣng tấy quá khích” ở Fedor và Dmitri. Smerdiakov luôn mong muốn giết ngƣời cha trụy lạc, vô liêm sỉ của mình, y chà đạp, chối bỏ, xúc phạm tình thƣơng của ngƣời đã nuôi dạy y là vợ chồng Grigori. Ý thức và vô thức ở nhân vật này dƣờng nhƣ hòa làm một và luôn luôn là sự phản kháng, chống cự, cay nghiệt với xã hội. Còn Ivan cũng thích thú với thứ khoái cảm xâm hại đó, con ngƣời này tự trong sâu thẳm cũng mong muốn diễn ra cảnh “rắn nuốt rắn”, cha và anh cùng biến mất trên cõi đời này. Tuy nhiên, siêu việt hơn Smerdiakov, Ivan không trực tiếp nói ra mong muốn của mình mà dƣờng nhƣ chỉ lối dẫn đƣờng cho ngƣời em khờ khạo thực hiện cái mong muốn ghê tởm đó. Dostoyevsky đã để nhân vật của mình thực hiện hành trình tìm đến nỗi đau để giải thoát cho chính mình ngay từ trong vô thức.

Motif cái song trùng đã xuất hiện từ rất lâu ở các nền văn hóa, nghệ thuật. Đó là sự thể hiện các con vật, sự vật theo cặp đôi, thể hiện tính lƣỡng diện của vật thể, sự tồn tại song song, đƣợc gợi lên bằng khắc vẽ song trùng các hình ảnh. Tôn giáo truyền thống quan niệm “linh hồn là bản trùng của chủ thể sống, có thể tách rời thể xác khi chủ thể chết, hoặc trong giấc mộng hoặc do một thao tác ma thuật, và có thể thác sinh vào chính thể xác đó hay vào một thể xác khác. Nhƣ vậy, hình ảnh con ngƣời tự hình dung về mình là một hình ảnh nhân đôi” [9; tr.826]. Cái

song trùng xuất hiện nhƣ một mẫu gốc và tồn tại rất lâu trong các nền văn học, đến giai đoạn của chủ nghĩa lãng mạn: “chủ nghĩa lãng mạn Đức đã phủ lên cái song trùng (Doppelgänger) một màu sắc bi đát và oan nghiệt…Nó có thể là ngƣời bổ sung, nhƣng thông thƣờng hơn là đối thủ khiêu chiến với ta…Trong các truyền thuyết cổ, gặp cái song trùng của mình là một biến cố tai hại, đôi khi là dấu hiệu của cái chết.”[9; tr.826]

Anh em nhà Karamazov có thể coi nhƣ một chiếc gƣơng phản chiếu tất cả.

Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm đều có một nhân vật khác là tấm gƣơng soi, là kẻ song trùng của chính mình. Trƣởng lão Zoxima là tấm gƣơng soi trong sáng nhất của Aliosa, còn Aliosa lại là “lƣơng tâm” của Dmitri. Qua tấm lòng yêu thƣơng và thánh thiện của ngƣời em, Dmitri đã nhìn thấy khát vọng sống tốt đẹp vẫn còn ẩn dấu trong tâm hồn mình. Ivan thì thấy quan điểm sống trong cách sống của ngƣời cha Fedor. Anh ta từng nhận xét “Fedor Pavlovich cha chúng ta là một con lợn nhƣng ông ấy suy nghĩ đúng”. Tất nhiên nhận xét này chỉ là để bảo vệ cho quan điểm duy lí của nhân vật nhƣng qua đó có thể thấy giữa Ivan và cha mình có điểm chung là lối sống vị kỉ. Và có thể nói, kẻ song trùng duy nhất của Ivan không ai khác lại chính là đứa con hoang Smerdiakov. Y là dạng thức khác của Ivan, đại diện cho cái thô thiển, một công cụ không hơn không kém của triết gia Ivan trên con đƣờng thực thi tƣ tƣởng. Nhìn vào Smerdiakov, Ivan nhận ra chính mình, sự độc ác đƣợc che đậy khéo léo bên trong góc khuất của tâm hồn. Đây là những kẻ có cùng một chí hƣớng, cả về triết lí sống và dục vọng tiền bạc. Smerdiakov luôn muốn có một số tiền lớn để ra nƣớc ngoài sống, hắn đƣợc Ivan cũng cấp cho mớ lí thuyết về cuộc sống, và khi tội ác đƣợc mở đƣờng thì sẽ sản sinh tội ác. Không có Ivan thì có lẽ Smerdiakov không dám hành động, và Ivan cũng sử dụng Smerdiakov nhƣ một công cụ hiện thực cho những âm mƣu và triết lí mọi việc đều đƣợc phép làm của mình. Tuy nhiên giữa tên đồng lõa và kẻ giết ngƣời lại xảy ra xung đột về trách nhiệm. Không ai muốn chịu trách nhiệm về

những việc mình đã làm. Smerdiakov thì đổ lỗi cho Ivan đã nhồi nhét ý tƣởng giết ngƣời vào đầu hắn và tố cáo rằng chính Ivan mới là kẻ chủ mƣu trong tội ác này. Còn Ivan thì cố tình chối bỏ tội ác của mình. Thực chất đây là mối quan hệ của những kẻ duy lí lạnh lùng. Chúng hiểu rõ về nhau và cùng nhau thực hiện tội ác một cách nhẫn tâm.

Motif kẻ song trùng đƣợc Dostoyevsky sử dụng một cách rất hiệu quả, là tấm gƣơng để nhân vật soi chiếu chính mình, Đó có thể là tấm gƣơng thuận chiều nhƣ trƣờng hợp của Aliosa và Dmitri nhƣng lại cũng có thể là tấm gƣơng nghịch chiều để nhân vật nhận ra mặt trái ẩn đằng sau chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh em nhà karamazov dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)