Diễn ngôn của một “vĩ nhân” – Ivan Karamazov

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh em nhà karamazov dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 64 - 76)

5. Cấu trúc khóa luận

3.1. Diễn ngôn của một “vĩ nhân” – Ivan Karamazov

Ivan Karamazov diễn đạt nỗi đau của chính Dostoyevsky, con ngƣời “suốt đời bị Thƣợng đế hành hạ”. Ivan là một con ngƣời thông minh nhƣng lại ẩn chứa nhiều những mâu thuẫn trong tƣ tƣởng của chính mình. Ngay từ nhỏ, Ivan đã có ý thức sâu sắc về nguồn gốc xuất thân của mình, biết hổ thẹn trƣớc những việc làm xấu xa trong gia đình. Ivan cũng có một tuổi thơ bất hạnh nhƣ các anh em nhà Karamazov, thế nhƣng, anh ta lại đƣợc chăm sóc, lớn lên trong tình yêu

thƣơng của rất nhiều ngƣời tốt, có đƣợc những hạnh phúc lớn lao hơn Dmitri rất nhiều. Tuy nhiên, trong con ngƣời anh ta không có một chút nào là sự biết ơn mà ngƣợc lại, chỉ toàn là cay đắng đến lạnh lùng, kiêu hãnh đến vô ơn. Ngƣời kể chuyện đã nói về nhân vật này nhƣ sau “Về thằng anh, Ivan, tôi chỉ nói rằng, lớn lên nó trở thành một thiếu niên cau có, kín đáo, hoàn toàn không phải là nhút nhát, nhƣng dƣờng nhƣ ngay từ khi mƣời tuổi nó đã thấu hiểu rằng hai anh em phải sống nhờ nhà ngƣời khác, trông vào ân huệ ngƣời ta, rằng bố của chúng là một kẻ mà chỉ nhắc đến cũng đáng xấu hổ” [5; tr. 25]. Một trí tuệ siêu việt không đi đôi với trái tim đôn hậu luôn luôn khiến Ivan nhìn ngƣời đời bằng con mắt khinh bỉ, nuôi dƣỡng ở anh ta lòng cao ngạo quá mức. Thái độ khinh thị, ngạo mạn ấy khiến Ivan hà khắc với mọi thứ, khiến anh ta luôn tìm đến với sự tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh. Trong con ngƣời Ivan luôn tồn tại sự nghi ngờ, anh ta nghi ngờ cả Chúa Trời. Anh thừa nhận là có Chúa Trời, “chấp nhận Chúa Trời một cách trực tiếp và giản dị nhƣng cũng chính anh lại nói Quả thật con ngƣời bịa đặt ra Chúa Trời. Và điều lạ lùng, điều kì dị là ý nghĩ ấy – ý nghĩ cần phải có Chúa Trời”. Ivan nổi dậy chống lại Chúa trời cũng là xuất phát từ tình yêu thƣơng đồng loại. Không yêu đƣợc những con ngƣời gần cận, Ivan yêu tha thiết nhân loại xa viễn, thƣơng xót thân phận khổ đau của họ. Những nỗi thống khổ không thể biện giải của muôn triệu trẻ thơ vô tội còn hoàn toàn trong trắng, chƣa có ý niệm về thiện ác là lập luận chính mà Ivan dùng để buộc tội Chúa Trời không có mắt. Ivan phủ nhận Chúa Trời bằng câu chuyện đứa bé bị bầy chó của lão chủ xé xác trƣớc mặt ngƣời mẹ, anh ta tự đặt câu hỏi rằng: Chúa Trời ở đâu khi bày chó xé xác đứa trẻ vô tội đó, và “Nếu thật sự có một Thƣợng Đế toàn năng mà chấp nhận để việc ấy diễn ra thì tôi cũng phủ nhận Thƣợng Đế đó”. Đối với Ivan, Chúa Trời có tồn tại nhƣng là ở một nơi nào đó có cái Thiện tuyệt đối chứ không phải là cái thế giới xung quanh anh ta. Ivan quy kết tất cả những khổ đau và bất hạnh đó đều là do cái bản tính độc ác trong chính con ngƣời trần tục

“thú vật không bao giờ tàn bạo đƣợc nhƣ ngƣời, con ngƣời tàn bạo một cách tài tình, có nghệ thuật”

Trong con ngƣời Ivan, nghị lực, ý thức vƣơn lên sớm phát triển và trở thành nhu cầu mãnh liệt. Khát vọng thoát khỏi cuộc sống mòn mỏi, tầm thƣờng, ý nghĩ trăn trở đi tìm châm lý thể hiện rõ nét trong niềm say mê tƣ tƣởng của anh ta. Niềm say mê cháy bỏng khiến anh ta “thể hiện trong mình tất cả chiều sâu những mâu thuẫn mà xã hội đang đụng phải” [11; tr.477]. Trong mọi lời nói và hành động của nhân vật này luôn bộc lộ sự bí hiểm, toan tính, và chính sự duy lý đến lạnh lùng ấy mà Ivan thƣờng có những phát ngôn rất kì lạ. Một lần trong quán ăn, anh ta đã nói với Aliosa:

“- Tôi vẫn nhớ, Aliosa ạ, tôi vẫn nhớ hồi ấy chú mƣời một tuổi còn tôi mƣời lăm. Mƣời lăm và mƣời một, chênh lệch đến mức mà ở độ tuổi ấy anh em không bao giờ chơi với nhau. Thậm chí tôi không biết tôi có yêu chú không. Khi tôi ra Moskva, mấy năm đầu, thậm chí tôi không nhớ đến chú. Rồi khi chú đến Moskva, hình nhƣ chúng ra có gặp nhau một lần ở đâu đó. Bây giờ, tôi đã ở đây hơn ba tháng mà anh em chƣa hề nói chuyện với nhau.

-Tôi yêu anh, anh Ivan ạ. Anh Dmitri bảo: Ivan là nấm mồ. Còn tôi thì tôi nói: Ivan là câu đố bí ẩn. Ngay bây giờ anh cũng vẫn là câu đố bí ẩn….”

Kỉ niệm đơn thuần với ngƣời em Aliosa mà Ivan vừa kể là một trong vô vàn kỉ niệm còn ám ảnh trong tâm trí hắn, cho dù hắn đã cố quên. Ivan thu thập rất nhiều tội ác trong thế giới quanh anh ta, khắc sâu nó vào trí óc mình nhƣng lại cố gắng quên đi những kỉ niệm của tuổi thơ. Dƣờng nhƣ với anh ta, cái phần tuổi thơ đó cùng với gia đình Karamazov là một minh chứng cho phần con ngƣời vẫn luôn luôn tồn tại mà anh ta đang muốn chối bỏ. Chính vì thế, anh ta lựa chọn cách lãng quên đi để hƣớng tới một thế giới của cái Thiện toàn mỹ. Ivan là kẻ vô thần và anh ta cũng thẳng thắn bộc lộ thái độ của mình. Ở con ngƣời này tồn tại

những mâu thuẫn không thể lý giải. Anh ta tin có Chúa Trời tồn tại ở một nơi nào đó có cái Thiện tuyệt đối, tin vào những điều chân chính thiêng liêng nhất nhƣng đồng thời anh ta phủ nhận những điều thiện và đức tin của con ngƣời đang hiện hữu ở thế giới xung quanh anh ta. Anh yêu cuộc đời, yêu con ngƣời “tôi yêu quý những lộc non mùa xuân đang phơi mở, còn dính nhựa, tôi yêu quý bầu trời xanh, tôi yêu quý con ngƣời mà đôi khi, tôi yêu quý kì công của con ngƣời, mặc dù có lẽ đã từ lâu tôi không tin vào kì công, nhƣng theo thói quen cũ, tôi vẫn kính trọng trong lòng” [5; tr.258], thế nhƣng, tình yêu trong anh ta lại không gắn với những con ngƣời cụ thể vì anh ta luôn nghi ngờ sự hánh thiện trong họ, anh ta yêu cái nhân loại xa viễn “Về lý thuyết thì vẫn có thể yêu đồng loại, dù là yêu từ xa, nhƣng ở gần thì hầu nhƣ không bao giờ” [5; tr.366], trên Trái đất này tuyệt nhiên không có cái gì khiến ta phải yêu đồng loại, không có cái luật tự nhiên nào bảo ta phải yêu nhân loại, nếu nhƣ đến nay vẫn có tình yêu trên trái đất thì không phải do luật tự nhiên mà chỉ vì ngƣời ta tin ở linh hồn bất diệt của mình”. [5; tr.105].

Trong nghiên cứu của mình, Freud đã đƣa ra hai hình thức của huyễn tƣởng:

+ Lai ghép hiện thực: là một sự bổ sung cho thế giới, là cách thức một đứa trẻ tƣởng tƣợng mình là môt đứa con đã bị ngƣời mẹ bỏ rơi nhƣng đã đƣợc tìm thấy và sáng tạo ra một vụ trụ không hoàn chỉnh, một hiện thực đầy thƣơng tích và cần phải hàn gắn, chữa trị

+ Sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn khác với thế giới hiện thực. Đây là tƣởng tƣợng của một đứa trẻ mang trong mình mặc cảm Oedipe

Xuyên suốt tác phẩm của mình, không ít lần Dostoyevsky để cho “vĩ nhân” Ivan Karamazov bộc lộ những quan điểm của mình về cuộc sống, về lẽ phải. Phủ nhận tất cả cái Thiện chân chính của cuộc đời này, Ivan bất chấp tất cả để tạo nên một thế giới mới, nơi con ngƣời không phải chịu những bất hạnh, khổ đau. Ivan tôn thờ tƣ tƣởng mọi việc đều được phép làm, và để lập lại một trật tự mới của

một thế giới mới hoàn hảo với cái thiện tuyết đối, Ivan lấy cái ác để ngăn cản lại cái ác. Ivan luôn háo hức để chứng minh tính chính xác của tƣ tƣởng tội lỗi mà anh ta tôn thờ. Tại cuộc họp mặt gia đình ở tu viện, chứng kiến những mâu thuẫn nảy lửa trong gia đình, Ivan vẫn tỏ ra hết sức thờ ơ, “khinh khỉnh nhún vai và quay mặt đi”. Trong bữa rƣợu, khi tận mắt nhìn thấy xung đột giữa bố và anh trai Dmitri, Ivan cũng chỉ một lòng khinh ghét, đến mức muốn cả hai biến mất trên cõi đời, con ngƣời lạnh lùng này thầm thì với Aliosa “Giết chết Ezov có gì là khó đâu…Rắn nuốt rắn, thế là đi đời cả hai” [5; tr.165]. Chính sự lạnh lùng vô cảm đến tàn nhẫn của Ivan khiến ngƣời cha đê tiện cũng phải cảm thấy lo sợ, cảm thấy mối nguy hại đang ở ngay gần kề bên mình “Thằng Ivan thì ta từ hẳn đấy…Tâm hồn nó khác hẳn chúng ta…Ivan chẳng yêu ai, Ivan không phải dòng giống chúng ta, những kẻ nhƣ Ivan không phải dòng giống chúng ta, con ạ, đấy là bụi bốc lên…Gió thổi là bụi tan” [5; tr.198].

Theo niềm tin vào giáo lí truyền thống thì sự bao dung và tha thứ là liều thuốc quan trọng nhất để hoá giải hận thù, biến một xã hội đầy bất công và thù hận trở thành một xã hội hài hoà, ngƣời giàu, ngƣời nghèo, kẻ ác ngƣời tốt cùng chung sống hoà bình, kẻ phạm tội cũng nhƣ ngƣời lƣơng thiện cùng chung sống trong sự tha thứ vô lƣợng của chúa. Tuy nhiên niềm tin đó, lập luận về một xã hội không tƣởng đó đã bị nhà triết lí vô thần Ivan bác bỏ một cách mạnh mẽ bằng những chứng cứ, luận điểm hiện thức sắc bén. Dostoyevsky đã dành cả một chƣơng dài đặc sắc – Nổi loạn - để luận chiến, bác bỏ những giáo lí của Kitô giáo vẫn thƣờng đƣợc coi là những lời phán truyền tối thƣợng không cần phải bàn cãi gì. “Con ngƣời sinh ra, bất cứ ai, đều là kẻ chịu tội tổ tông ƣ? Vì vậy ai ở cõi thế gian này, sang, hèn, già, trẻ, mạnh, yếu đều là kẻ có tội, phải biết nhẫn nhục chịu đựng khổ ải để cứu rỗi linh hồn ƣ? Vị tha, bác ái, là tha thứ, khoan dung tất cả, không đƣợc phép tự cho mình quyền phán xét ai, kể cả những kẻ gây khổ nhục đau đớn cho những đứa bé trẻ thơ, con đẻ rứt ruột của mình ƣ?” Qua lời tranh

luận của Ivan với Aliosa, Dostoyevsky đã thực sự nổi loạn buộc những giáo lí đó phải bộc lộ tính chất quanh co, ngụy tạo, thậm chí phi luân lí, phản đạo đức, đồng lõa với tội ác. Ivan đƣa một dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống để chất vấn Aliosa về sự hài hoà thiêng liêng của chúa. Để trừng phạt ác độc một em bé nghèo đã nghịch ngợm trêu chọc con chó của một viên tƣớng, tên quan hống hách này đã cho cả đàn chó hung dữ xông ra, cắn xé tan xác em bé ngay trƣớc mặt ngƣời mẹ. Theo giáo lí của chúa, ngƣời mẹ đó phải khoan dung, tha thứ, phải bắt tay, ôm chầm lấy tên sát nhân bạo nghịch đó mà thốt lên: “Lạy chúa, người đã đúng!”. Ivan phản bác lại kiểu hài hoà đó nhƣ sau: “Bà mẹ có thể tha thứ cho tội ác nào đối với bản thân bà, nhƣng còn đối với những nỗi đau của đứa con bị xé xác, bà không có quyền tha thứ…và nếu nhƣ vậy, nếu ngƣời ta không thể cả gan tha thứ thì sự hài hoà ở đâu?…và cái giá phải trả cho sự hài hoà đó quá ƣ là đắt, giá tiền vào không hợp với túi tiền của chúng ta …và nếu anh còn biết sống trung thực thì phải trả lại cái vé ấy càng sớm càng tốt”. Cuối cùng Ivan kết thúc bằng câu hỏi: “Cần phải xử tên tƣớng đó nhƣ thế nào?...phải bắn chứ? ..Nói đi Aliôsa!” Và chàng tu sĩ rất mực ngoan đạo cũng phải nổi loạn trả lời: “phải bắn”. Đây là sự vi phạm điều răn không chống lại cái ác. Vấn đề ở đây không phải là bắn hay không bắn cá nhân tên tƣớng tàn bạo ác thú, mà là kí ức đạo đức, lƣơng tâm nhân loại không cho phép chấp nhận một sự hài hoà trí trá phản đạo đức, trong đó những tội ác tày trời nhƣ vậy lại đƣợc dung thứ, không bị trừng phạt nghiêm khắc. Aliosa nói phải bắn! Đó cũng là lời khẳng định của chính Dostoyevsky. Cũng nhƣ khi Ivan nói lên sự căm phẫn đối với thế giới của chúa, Aliosa nói “Đó là sự nổi loạn”, lại một lần nữa Aliosa vi phạm điều răn của nhà thờ. Nó cũng giống nhƣ sự nghi ngờ của Aliosa về tính thần thánh của trƣởng lão khi xác ông bốc mùi vậy, đó là thắng lợi của thực tế đối với ý đồ chủ quan của nhà văn.

Dostoyevsky để Ivan kể lại câu chuyện truyền thuyết về viên đại pháp quan tôn giáo cho Aliosa nghe. Trong câu chuyện của Ivan, viên Đại pháp quan

lại kể một câu chuyện khác, câu chuyện về chúa Jesus đã đánh giá sai lầm bản chất và năng lực tinh thần của con ngƣời khi ông cự tuyệt ba cám dỗ của quỷ Satan để dành cho con ngƣời sự tự do lựa chọn đức tin cho mình: Thứ nhất là biến đất đá thành bánh mì phân phát cho con ngƣời để mua chuộc sự thần phục của họ; Thứ hai là gieo mình xuống vực cho Đức Chúa cha cứu để đổi lấy sự tin tƣởng của con ngƣời; Thứ ba là nhận lấy quyền bá chủ thế giới để chính thức trở thành chúa tể của loài ngƣời. Dostoyevsky kể lại câu chuyện mà Ivan kể, Ivan kể lại câu chuyện mà viên Đại pháp quan kể, và viên Đại pháp quan, đến lƣợt mình, kể lại câu chuyện trong Kinh Tân ƣớc. Bản trƣờng ca về viên Đại pháp quan mà Ivan kể lại chung quy là thế giới quan của Ivan về con ngƣời và tôn giáo. Tƣ tƣởng của Đại pháp quan là phủ nhận Chúa trời. Ông ta nói với Chúa về cuộc sống của con ngƣời trần gian, từ khi chúa về trời, con ngƣời đƣợc thu xếp ổn thỏa hơn theo một cách tổ chức mới phù hợp với chính họ, dựa trên nền tảng nhà nƣớc Thiên Chúa với những phép lạ, quyền uy và bí mật. Cái con ngƣời cần thực sự ở đây là bánh mì chứ không phải là cái tự do đi đôi với gánh nặng và trách nhiệm. Vậy nên, họ đổi tự do lấy bánh mì và họ không cần đến cái đạo cao siêu của Chúa nữa. Rõ ràng Đại pháp quan chỉ nhìn thấy con ngƣời ở phần nhu cầu vật chất tầm thƣờng mà không biết đến giá trị tinh thần ngàn đời họ tìm kiếm, thái độ phủ nhận Chúa một cách tích cực của Đại pháp quan thực chất là chủ trƣơng dùng vật chất để thống trị loài ngƣời. Màn độc thoại của Đại pháp quan trƣớc chúa Kito chính là cuộc đối thoại của các tƣ tƣởng đối lập, tranh luận nhau gay gắt. Tƣ tƣởng của Đại pháp quan chính là phản ánh tƣ tƣởng của Ivan Karamazov.

Cuộc đời của Dostoyevsky diễn ra cùng với những đấu tranh nội tâm kịch liệt giữa cái thiện và cái ác. Các nhân vật của ông vì thế mà luôn sống trong ý thức về việc họ có quyền đƣợc làm gì? Ivan là một trong số những nhân vật nhƣ vậy. Trong những diễn ngôn của nhân vật, ta đều thấy đƣợc sự tự ý thức về mầm

mống cái Ác vốn có trong con ngƣời. Ivan – kẻ vốn không chấp nhận cái Ác đối với những ngƣời vô tội lại chủ trƣơng dùng bạo lực để chống lại nó.

Con quỷ trong ngƣời Ivan ngày càng hoành hành mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khi nghe Smerdiakov nói về những cơn động kinh của hắn, xa gần về mâu thuẫn khó có thể dập tắt giữa cha và anh trai Dmitri, biết đƣợc bên trong con ngƣời bệnh hoạn này, tội ác đang đƣợc nhen nhóm, Ivan bật cười và đi nhanh ra cửa vườn, vẫn vừa đi vừa cười. Smerdiakov tôn sùng Ivan cũng nhƣ tƣ tƣởng mọi việc đều được phép làm của anh ta. Con ngƣời thánh thiện trong Ivan cũng bị đánh bại bởi con quỷ dữ với những âm mƣu đen tối, anh ta hoàn toàn mất phƣơng hƣớng, mất dần đi lòng nhân ái: “Chàng căm ghét thằng hầu này, nó là một thằng xấc láo nhất trên đời đã xúc phạm nặng nề đến chàng. Mặt khác đêm hôm ấy, nhiều lần tâm hồn chàng cảm thấy một sự rụt rè nhục nhã không sao giải thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh em nhà karamazov dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 64 - 76)