Lời sám hối muộn màng của một căn tính thiện Dmitri Karamazov

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh em nhà karamazov dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 76 - 91)

5. Cấu trúc khóa luận

3.2. Lời sám hối muộn màng của một căn tính thiện Dmitri Karamazov

Mọi mâu thuẫn sẽ dẫn đến những khổ đau, đây là vấn đề chiếm một phần lớn trong cuộc đời sáng tác của Dostoyevsky. Bởi vì, theo ông mọi xung đột sẽ kết thúc bằng sự khổ đau, mọi mâu thuẫn đe dọa làm ông đau xé. Cuộc đời làm Dostoyevsky đau bởi vì ông yêu nó “và ông yêu nó vì sự dữ dội của nó. Ông là một ngƣời hiểu biết và ông biết rằng sự đau khổ là năng lực cảm xúc to lớn nhất” [13; tr. 31]. Ông khao khát sự bất tận của cuộc đời, và cuộc đời đối với ông là tia chớp điện giữa hai cực của sự tƣơng phản “Những tƣơng phản tới sát nhau vĩnh viễn; vũ trụ của ông trải tới trời cao; địa ngục của Chúa Trời trải tới Quỷ dữ” [13; tr. 43].

Dmitri là nhân vật tổng hợp những đối cực tâm lí và có tính cách phức tạp. Hắn tƣợng trƣng cho mọi rối rắm, phức tạp mà trong đời thực, mỗi ngƣời đều phải trải qua. Bởi vì, trong con ngƣời hắn lúc nào cũng tồn tại cả thiên thần và ác quỷ, hai cực đối lập nhau không hòa giải. Có thể nói đây là đề tài nổi bật trong các sáng tác của Dostoyevsky và nó thể hiện một cách tập trung nhất qua nhân vật Dmitri trong tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov.

Với Aliosa, Dmitri chân thành bày tỏ tình cảm của mình trong mối quan hệ với bố, với tình yêu Caterina và cả Grusenka trong - “Lời xưng tội của một trái tim nồng nhiệt bằng giai thoại”. Dmitri không ngần ngại gì mà không nói hết tâm

sự của mình đối với ngƣời em cùng cha khác mẹ này, nhƣng Aliosa lại nghĩ rằng anh mình trong cơn loạn trí. Cũng chính vì thế Dmitri rất khó khăn trong việc tâm sự, dƣờng nhƣ đối với hắn, để trình bày tình cảm với một ngƣời nào đó cũng khó khăn nhƣ thế. Phải chăng là do Dmitri ít học vì nhiều lần hắn tự nhận mình là kẻ ít học và không thể diễn đạt thật rõ ràng những gì hắn nghĩ. Thực chất không phải vậy mà chính là vào lúc trình bày đó Dmitri lâm vào tình trạng căng thẳng tinh thần vì thế lúc diễn đạt bằng lời nói không đƣợc suôn sẻ. Tuy nhiên những lời nói đó của hắn, Aliosa đều hiểu rõ “Aliosa nghe hết sức chăm chú” và “tôi biết anh sẽ nói hết sự thật” [5; tr.166]. Đó chính là loại tình cảm chân thành cần nơi tâm sự và trân trọng chia sẻ.

Phân tâm học cổ điển đã đƣa ra 3 cấu trúc nhân cách lớn, trong đó nổi bật có thể kể đến cấu trúc nhiễu tâm gồm 4 loại chính: ám ảnh, hysteri, ám sợ và lo hãi. Cấu trúc nhiễu tâm khiến cho nhân vật luôn có cơ chế phòng vệ chủ đạo là sự dồn nén, nghi hoặc, tự trách móc bản thân và cảm thấy có tội. Ở nhân vật này luôn luôn có những cảm giác tội lỗi, luôn có sự dày vò nội tâm một cách khủng khiếp khiến nhân vật càng lún sâu hơn. Khi lún sâu vào tội lỗi, con ngƣời hắn đã đƣợc cái đẹp, cái cao cả vốn ngự trị trong tâm hồn đấu tranh và kéo hắn ta lên trên sự thánh hạnh vì thế hai thế cực luôn tồn tại đó đấu tranh mãi và dẫn đến sự giằng xé, đau đớn tột cùng. Tuy từ đầu Dmitri có ý nghĩ sẽ giết bố mình nhƣng thật lòng hắn không hề muốn giết, có chăng chỉ là những lời nói trong lúc không tự chủ đƣợc bản thân mình. Tuy nhiên, mọi ngƣời trong gia đình đều không tin điều đó. Vì trƣớc mắt họ, Dmitri luôn là một con ngƣời tồi tệ, xấu xa vì hắn đã làm rất nhiều việc không tốt nên buộc họ phải nghĩ nhƣ vậy, nhất là việc hắn tuyên bố là sẽ giết bố nếu có thể “Nếu lúc này chƣa giết chết thì lần khác ta sẽ giết chết cho bằng đƣợc. Các chú không bảo vệ đƣợc đâu” [5; tr. 204]. Cái gì buộc Dmitri phải nghĩ nhƣ vậy và thôi thúc hắn khi hắn đang trong giai đoạn đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái xấu và cái đẹp? Tất cả phụ thuộc vào “Có

thể tôi sẽ không giết, mà có thể tôi sẽ giết. Tôi sợ rằng chính lúc ấy cái mặt ông già bỗng làm cho tôi căm thù ông” [5; tr. 178], “Đấy chính là điều tôi sợ. Ngộ nhỡ tôi không nén nổi” [5; tr. 179].

Dƣờng nhƣ Dmitri đã muốn mọi ngƣời nghĩ nhƣ thế nhƣng cũng chính hắn lại có những hành động đi ngƣợc lại những điều mình nói. Hắn biết phải làm gì nhƣng những gì hắn làm đều trái ngƣợc với suy nghĩ của hắn. Dmitri mong tiếp nhận ánh sáng của cái đẹp chân chính, mong muốn làm một ngƣời tốt. Dmitri đau khổ, dằn vặt bản thân bởi hắn muốn sống tốt hơn nhƣng đồng thời hắn lại không thể cƣỡng lại đƣợc những hành động và lời nói của mình. Vì tuy hắn không muốn nhƣng thật sự hắn không giữ đƣợc mình, nhƣ trong mối quan hệ với Caterina, khi sử dụng hết ba ngàn rúp cho của nàng nhƣng lúc nào Dmitri cũng nghĩ là sẽ trả lại nó cho chủ. Trong những lời tâm sự chân thành với Aliosa “Chú nên biết rằng tôi có thể là con ngƣời hèn hạ, có những dục vọng xấu xa ti tiện, nhƣng Đmitri Karamazov không bao giờ có thể là kẻ trộm, là tên móc túi, tên ăn cắp vặt” [5; tr. 174], “Chẳng thà đối với kẻ bị giết và bị cƣớp, cũng nhƣ đối với mọi ngƣời, ta là kẻ giết ngƣời và trộm cƣớp và sẽ phải đi Xibir còn hơn là để Caterina có quyền nói rằng ta là kẻ phản bội nàng, và dùng tiền của nàng trốn đi với Grusenca để bắt đầu một cuộc sống mới đức hạnh” [5; tr. 527]. Nhƣng rồi thì hắn cũng nghĩ lấy số tiền đó để cùng với Grusenka đi chơi. Trong lời đối thoại với ngƣời em họ, Dmitri tỏ thái độ đau khổ và đấu tranh dữ dội khi nhờ em nói với Caterina về số tiền mà hắn đã tiêu phí đó “Anh ấy là một kẻ ti tiện có những ham muốn không thể kìm nén đƣợc. Anh ấy không gửi tiền của chị đi, mà đã tiêu hết, vì đã không tự kìm nén đƣợc, thật là đồ súc vật”, nhƣng hắn lại nói tiếp là “Tuy vậy anh ấy không phải là quân ăn cắp, ba nghìn rúp của chị đây, anh ấy gửi trả lại, chị hãy tự tay gửi đi cho Agafia Ivanovna, anh ấy gởi lời chào chị” [5; tr. 175]. Để quyết định đƣợc nên làm nhƣ thế nào quả thật không dễ đối với Dmitri lúc này. Mặc dù ngâm mình trong vũng bùn trụy lạc, Dmitri vẫn khát

vọng cái cao đẹp, ở chàng “lý tƣởng Madona” giao tranh với lý tƣởng “Xodom”, “ở đây quỷ và Chúa Trời giao tranh với nhau mà chiến trƣờng là trái tim con ngƣời”, “ở đây hai dải bờ gặp nhau, ở đây mọi mâu thuẫn cùng chung sống”. Vì thế, tâm hồn hắn đắm chìm trong những đam mê, nhƣng bất thần ở Dmitri lại xuất hiện những ý nghĩ và hành động cao cả.

Tuy mang “dòng máu Karamazov” nhƣng về một phƣơng diện nào đó thì Dmitri đi ngƣợc lại với cái vốn có của nó. Hắn luôn suy nghĩ về những thứ mà bố hắn chƣa từng nghĩ đến và đã từng triệt tiêu nó trong con ngƣời y. Trƣớc khi trở về quê hƣơng, Dmitri nghĩ “Tôi về quê với ngƣời vợ chƣa cƣới, thiên thần của tâm hồn tôi để chăm sóc cha già” [5; tr. 106], “tôi đến đây để tha thứ, nếu nhƣ ba đƣa tay ra cho tôi, tôi đến để tha thứ và xin tha thứ” [5; tr. 105], nhƣng vấn đề lại diễn ra không nhƣ ý muốn của hắn “vậy mà tôi chỉ thấy một kẻ dâm đãng hám gái, một tên hề hết sức đê tiện!” [5; tr. 106], “lúc này đây ông ấy không chỉ lăng nhục tôi, mà lăng nhục cả cô gái vô cùng cao quí” [5; tr. 105]. Có thể nói đây là một trong những lí do khiến cho quan hệ bố con ngày càng đi vào thù hận. Nhƣ vậy cái đẹp, cái thiện ngay từ lúc đầu đã đƣợc định hình và tồn tại trong con ngƣời Dmitri, nhƣng chỉ vì hoàn cảnh, mối quan hệ gia đình, xã hội khiến cho bản chất của cái đẹp, cái thiện đó phai mờ dần mà không bao giờ mất đi. Dmitri là một con ngƣời xấu xa, tội lỗi nhƣng vẫn không từ bỏ đƣợc hoài niệm muôn đời về cái đẹp và sự thánh thiện. Dƣờng nhƣ đây là cách mà nhân vật mang cấu trúc nhiễu tâm tự huyễn tƣởng mình, đó là cách để nhân vật cảm thấy thanh thản hơn, dứt bỏ cảm giác tội lỗi giày vò trong tâm trí. Hình nhƣ trong Dmitri không lúc nào không có sự tồn tại của Chúa, dù lúc khó khăn hay vui sƣớng, dù trong tội lỗi hay trong đỉnh cao của sự trong sáng: “Lạy Chúa, xin chấp nhận tôi trong cả sự phi pháp của tôi, nhƣng đừng phán xét tôi. Xin cho tôi tránh khỏi sự phán xét của Chúa” [5; tr. 588]. “Đừng phán xét tôi” là vì Dmitri đã tự lên án mình rồi, hắn thay Chúa làm việc đó vì không muốn Chúa phải bận tâm vì hắn, vì những

tội lỗi đó nên thay vì Chúa phán tội hắn thì hắn đã tự mình làm việc đó. Sau khi gây ra tội lỗi đối với lão Grigori ở nhà bố, Dmitri luôn luôn lo lắng về tình trạng của ông già, không biết sống chết nhƣ thế nào, lúc này hắn chỉ còn biết dựa vào sự tồn tại của Chúa “Lạy chúa, xin chúa làm cho kẻ bị đánh gục dƣới chân tƣờng sống lại! Xin Chúa tránh cho con cái chán đời ghê sợ ấy! Lạy Chúa, Ngài vẫn làm phép lạ cho những kẻ tội lỗi nhƣ con đấy thôi” [5; tr. 623]. Dmitri nghĩ nếu lão Grigori ấy còn sống thì hắn sẽ xóa sạch hết mọi vết nhục, con ngƣời sẽ trở nên trong sáng thanh thản biết chừng nào. Với niềm tin vào sự có mặt của Chúa, cũng nhƣ sức mạnh của họ, Dostoyevsky đã mở ra cho nhân vật mình một sự thỏa mãn, sự đáp ứng nhu cầu từ đấng tối cao nên Dmitri đã tạ ơn đấng tối cao ấy “Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã làm phép lạ cứu giúp con, một kẻ tội lỗi và gian ác, thể theo lời nguyện cầu của con!” [5; tr. 650]. Biết đƣợc lời nguyện cầu đƣợc thực hiện, Dmitri đã làm dấu thánh ba lần nhƣ là sự biết ơn và lòng thanh thản của chính mình. Từ đó nỗi ám ảnh về Grigori không còn nữa. Đối với Dmitri, chỉ có niềm tin vào cái thiện, cái đẹp của Thiên Chúa mới nâng cánh con ngƣời hắn bay đến tự do chân chính “chính những lúc nhục nhã nhƣ vậy tôi bỗng hát bài tụng ca. Cho dù tôi đáng bị nguyền rủa, cho dù tôi hèn hạ và đê tiện, nhƣng hãy cho tôi hôn gấu bộ áo mà Chúa trời của tôi khoác trên ngƣời; tôi yêu Ngài, tôi cảm thấy niềm vui sƣớng mà thiếu nó thì thế gian này không đứng vững và không tồn tại” [5; tr. 156].

Trong con ngƣời Dmitri cũng đã có những lúc mâu thuẫn nội tâm khủng hoảng “giữa đám hôi thối và ô nhục hay ánh sáng và nguồn vui”. Vì thế, hắn đã buông xuôi, mặc cho số phận. Điều duy nhất cứu vớt hắn là sự buông thả và niềm tin tƣởng vào đức tin. Dmitri tin rằng, dù thế nào đi nữa, dù hắn bơ vơ, lạc lối đến đâu, cuối cùng vòng tay của đấng tối cao bát ngát cũng mở ra đón nhận hắn “dù cho tôi bị đọa đầy, dù tôi đê tiện xấu xa nhƣng hãy để tôi hôn gấu tà áo trong đó Thƣợng Đế của tôi bị che phủ, dù tôi chạy theo con đƣờng ma quỷ nhƣng tôi vẫn

là con ngƣời, ôi Thƣợng Đế, và tôi yêu ngài cùng cảm thấy niềm vui mà nếu không có nó thế gian này không thể hiện hữu đƣợc” [5; tr. 156]. Dmitri căm thù bố và đã có ý định giết bố nhƣng cuối cùng hắn không nhúng tay vào tội ác ghê tởm đó vì hắn cho rằng “Chúa đã ngăn giữ tôi” [5; tr. 562]. “Dòng máu Karamazov” đã chạy cuồn cuộn trong hắn, đó là dòng máu tội lỗi, hung ác nhƣng những thứ đó kịp thời đƣợc Chúa ngăn lại và làm sống lại con ngƣời hắn. Mặc khác, Dmitri tuy sa đoạ nhƣng vẫn giữ đƣợc bộ mặt con ngƣời, theo tác giả, là vì hắn vẫn còn tin vào Thƣợng Đế: “Cho dù tôi đáng bị nguyền rủa, cho dù tôi hèn hạ và đê tiện, nhƣng hãy cho tôi hôn gấu bộ áo mà Chúa Trời của tôi khoác trên ngƣời, cho dù tôi đi với quỷ, nhƣng tôi vẫn là con của Ngài, ôi Chúa Trời, tôi yêu Ngài…”. Đúng nhƣ nhận xét trên đến lúc bị phán xử về tội giết bố, niềm tin chúa vẫn ngự trị “tôi cảm thấy bàn tay Chúa đặt lên mình tôi. Thế là xong đời kẻ phóng đảng! Chẳng khác gì xƣng tội với Chúa” và dù thế nào đi nữa thì “Tôi sẽ trở nên tốt hơn, tôi hứa nhƣ vậy, hứa trƣớc Chúa trời”. Dmitri nghĩ ngợi về những đau khổ của con ngƣời tràn lan khắp thế gian. Những suy nghĩ về đau khổ của chúng sinh và về sự hiện hữu của Thƣợng Đế đã đƣa Dmitri đến sự phục hƣng trong đau khổ “Tôi chấp nhận nỗi đau khổ bị buộc tội, chịu sự nhục nhã trƣớc cả bàn dân thiên hạ, tôi muốn đau khổ và đau khổ để dọn mình thanh sạch!” [5; tr. 717]. Trong nỗi đau khổ, Dmitri sẽ sống lại trong niềm vui sƣớng, không có nó thì con ngƣời hắn không thể sống nỗi “mà nhất định là có Chúa trời, vì Chúa ban phát niềm vui, đấy là đặc ân vĩ đại của Chúa”.

Đối với cái chết bố mình, Dmitri chấp nhận không chống lại bản án oan trái của tòa án, chấp nhận bị trừng phạt vì cái chết của ngƣời bố tuy không phải do mình gây ra. Với Dmitri, đây là một sự giải thoát linh hồn để đƣợc tự do, thanh thản. . Dmitri đã đƣợc tẩy rửa đi những tì vết đen tối và trở nên minh mẫn tự chủ qua mọi đau khổ, trớ trêu của số phận và hoàn cảnh. Những ngày tháng bị tạm giam đƣợc xem nhƣ là khoảng lặng cho nhân vật suy ngẫm và tìm đến sự

giải thoát bằng con đƣờng chấp nhận. Bởi vì, nếu chạy trốn thì nó sẽ không bao giờ mang lại tự do cho Dmitri, trái lại chỉ mang đến cho hắn sự dằn vặt, khốn khổ. Bởi Dmitri không thể tự lừa dối bản thân là mình đang chạy trốn. Bản chất con ngƣời là yếu đuối, ai cũng có khao khát tự do cho chính mình nhƣng con đƣờng đi tìm tự do đó có nhiều khó khăn, làm họ sợ, họ sẽ tìm con đƣờng và vì thế sẽ đi vào con đƣờng dục vọng, trở thành nô lệ cho nó “mỗi ngày trong đời, tay đấm ngực, tôi thề sẽ giở sang một trang mới, thế là mỗi ngày, tôi vẫn làm những việc đê tiện cũ. Bây giờ tôi cần một cú đập của định mệnh” [5; tr. 525]. Chính vì lẽ đó mà Dmitri chấp nhận thƣơng đau vì nó có thể biến mình thành một con ngƣời mới. Đó là con ngƣời tự do “Tôi muốn đau khổ và tự cứu chuộc đời mình bằng đau khổ”. Đôi khi, Dmitri lại trở nên rất thành thật với chính mình và với cả Aliosa, dẹp bỏ những mâu thuẫn của lí trí để đƣợc tự do, thanh thản “Tôi sẽ nói hết, nếu nói hết sự thật thì là thế này, tôi sẽ không nƣơng nhẹ với bản thân mình”, “bởi vì tuy rằng tôi là kẻ có những ham muốn hèn hạ, nhƣng tôi ngay thẳng” [5; tr. 166]. Dmitri bị toà án hình sự kết tội, nhƣng toà án lƣơng tâm bào chữa cho hắn. Dostoyevsky còn đẩy tƣ tƣởng của mình đi xa hơn nữa, Dmitri tuy không can thiệp vào việc giết ngƣời nhƣng cũng bị coi nhƣ đồng mƣu với kẻ sát nhân. Hắn không kháng án bản án giết bố tuy hai tay không nhúng vào máu, nhƣng cũng nhƣ Ivan, chàng muốn bố mình chết. Ivan gần nhƣ rối loạn tinh thần vì mặc cảm hai lần phạm tội. Ý nghĩ giết bố đƣợc truyền qua Smerdiakov, một công cụ tƣ tƣởng của Ivan, đã khiến y ra tay hành động. Và thay vì Ivan, Dmitri lại lãnh bản án này. Dmitri nhắc lại câu thơ “Đem lại dục tình cho sâu bọ” và nghĩ ngay đến mình vì hắn ý thức sâu sắc là dục tình cháy bỗng đang phá hoại dần nhân cách con ngƣời của chính mình và điều đó chẳng khác nào sâu bọ “tôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh em nhà karamazov dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)