Thực trạng đội ngũ cán bộ Tổ chức và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tổ chức đảng ở hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 49)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ Tổ chức và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ

Sau ngày tái lập tỉnh (1991), tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh còn rất nhiều khó khăn. Là một tỉnh nghèo, sản xuất chủ yếu là thuần nông, giá trị thấp, còn mang tính tự cấp, tự túc, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 63,5 % tổng sản phẩm xã hội. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, phân tán, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, chắp vá,

hiệu quả thấp. Đảng bộ có 720 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 358 đảng bộ

cơ sở, 362 chi bộ cơ sở với 62.295 đảng viên sinh hoạt trong 3083 chi bộ.

Đảng viên hầu hết ở khu vực nông thôn (82,4%). Trình độ văn hoá, trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của đảng viên còn thấp. Vẫn còn

đảng viên chưa biết chữ phổ thông (14 đ/c), số còn có văn hoá cấp 1 là 19,5% (12081 đ/c); số còn ở trình độ văn hoá cấp 2 là 48,5% (30.216 đ/c); số

có trình độ văn hoá cấp 3 chỉ có khoảng 30% (18.984 đ/c); số có trình độ

trung cấp trở lên chiếm 17,2% (10.719 đ/c); số có trình độ lý luận cao cấp trở lên chỉ có 9% (5.553 đ/c), chưa có đồng chí nào có trình độ lý luận cử

nhân [11, tr 1].

Đội ngũ cán bộ lúc đó vừa thiếu, vừa yếu, vừa không đồng bộ, nhất là ở

cấp tỉnh do mới chia tách đòi hỏi sự ổn định để phát triển, nên cán bộ cơ bản vẫn giữ nguyên khi mới chuyển về, có đề bạt bố trí mới cũng trên cơ sở nền cũ nên nhìn chung tuổi bình quân cao. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tuổi bình quân 52,2; cấp Trưởng ban, ngành và Ban Thường trực (Tỉnh uỷ, HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh) tuổi bình quân 53,55. Cấp phó ban, ngành tuổi bình quân 48,75. Có những cơ quan cấp tỉnh khi mới chia tỉnh chỉ có vài ba cán bộ, lãnh đạo phần nhiều còn thiếu, còn kiêm chức.

Mặt khác đội ngũ cán bộ do được đào tạo và quen điều hành trong cơ

chế quan liêu bao cấp nên chuyển sang điều hành cơ chế mới, cách quản lý mới thì lúng túng, bỡ ngỡ, kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, kinh tế đối ngoại còn yếu. Tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi, trì trệ, trông chờ, ỷ lại còn nặng. Cán bộ được đào tạo, bằng cấp chung chung thì nhiều nhưng thiếu cán bộ đầu đàn, cán bộ quản lý, sản xuất kinh doanh giỏi. Đánh giá về tình hình cán bộ, báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh nêu rõ: “Đội ngũ cán bộ của Hà Tĩnh từ tỉnh đến cơ sở đã kinh qua thử thách rèn luyện trong chiến đấu, lao động, sản xuất, học tập và qua 5 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới và sau một năm chia tỉnh đã có những bước trưởng thành: Có quan điểm

chính trị vững vàng, trung thành, kiên định với mục tiêu XHCN, tích cực thực hiện sự nghiệp đổi mới, năng lực trình độ, kiến thức được nâng lên một bước. Trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn nghèo, cơ sở vật chất thiếu thốn

đời sống khó khăn nhưng số đông cán bộ giữ được phẩm chất, lối sống lành mạnh, gần gũi quần chúng, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.” Nhưng “trước yêu cầu của sự

nghiệp đổi mới và sự phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh nhà thì năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ còn xa với nhiệm vụ” [12, tr 6].

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định: “Việc xây dựng đội ngũ cán bộ

vững mạnh, có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, có tín nhiệm là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định đối với sự lãnh đạo của Đảng và phong trào của tỉnh nói chung và của từng đơn vị nói riêng” [12, tr 5].

Thực trạng và những đặc điểm chung của đội ngũ cán bộ nêu trên cũng là thực trạng và những đặc điểm của đội ngũ làm công tác tổ chức của Đảng ngày mới tái lập tỉnh.

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ lúc đó chỉ có 9 cán bộ, Trưởng ban do đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ kiêm chức, chỉ có một đồng chí Phó ban phụ trách. Về trình độ

chuyên môn chỉ có 2 đồng chí có trình độ đại học. 3 đồng chí có trình độ

trung cấp, về trình độ lý luận chỉ có 3 đồng chí có trình độ trung cấp.

Ban tổ chức các huyện, thị uỷ có tổng số 74 đồng chí, trong đó có 11 nữ; tuổi đời bình quân là 42,2; trình độ văn hoá cấp 2 còn 12 đồng chí, cấp 3 là 62 đồng chí. Trình độ chuyên môn chỉ có 8 đồng chí có trình độ đại học, 11 đồng chí nào có trình độ lý luận cao cấp hoặc cử nhân.

Hầu hết cán bộ Tổ chức Đảng lúc đó đều được trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, rất nhiều đồng chí chuyển ngành trực tiếp từ

quân đội sang, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với sự

nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, tin tưởng sâu sắc vào sự nghiệp

cán bộ này được chọn lọc và công tác trong môi trường đòi hỏi sự chặt chẽ. kỷ cương, luôn nêu cao tính nguyên tắc, sống lành mạnh, gìn giữ phẩm chất

đạo đức. Một số đồng chí đã qua các lớp đào tạo bồi dưỡng về tổ chức và xây dựng đội ngũ Đảng ở Trường Tổ chức - Kiểm tra Trung ương, Trường

Đảng Nghệ Tĩnh. Một sốđồng chí thể hiện tốt tình thần cầu tiến bộ, tích cực rèn luyện, học tập, sâu sát cơ sở, nâng cao trình độ về mọi mặt, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì vậy trong những năm đầu mới thành lập tỉnh vấn đề cán bộ và công tác cán bộ có thể nói là “bề bộn”, “cấp bách”, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, nhiệm vụ “ổn định để phát triển” được

Đảng bộ quan tâm hàng đầu mà vai trò tham mưu hết sức quan trọng thuộc vềđội ngũ cán bộ làm công tác Tổ chức Đảng.

Thực hiện chủ trương trên, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và các Ban Tổ chức huyện, thị uỷ đã tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ hiện có theo các chức danh công việc cho phù hợp, chuẩn bị nhân sự thật tốt cho đại hội các cấp. Những cán bộ nào lớn tuổi, sức khỏe yếu, trình độ năng lực hạn chế... không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì giải quyết cho nghỉ hưu, nghỉ mất sức thôi việc, chuyển sang các lĩnh vực cho phù hợp. Đồng thời tuyển chọn những cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, có lối sống, tác phong giản dị, trung thực trong sáng, có trình độ cả về lý luận và thực tiễn...trên các lĩnh vực để tăng cường, bổ sung cho đội ngũ cán bộ

các cấp của Tỉnh.

Sau hơn một năm chia tỉnh, bộ máy cán bộ nhanh chóng được bố trí, sắp xếp hợp lý, vận hành được ngay và có hiệu qủa, đã đề bạt, phân công mới Ban Chấp hành Tỉnh uỷ 60%; các ngành cấp tỉnh 64%, chủ trì cấp huyện, thị 50%, chủ trì xã, phường, thị trấn 40%. Đại bộ phận đã đề cao tinh thần trách nhiệm, lo lắng, năng động, sáng tạo, tâm huyết với công việc phấn

đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua bình xét, phân loại Ban Chấp hành Tỉnh uỷ có 88% hoàn thành tốt nhiệm vụ, chủ chốt cấp huyện 85% và các ngành, ban cấp tỉnh 76% hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tuy nhiên, trước yêu cầu việc xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác tổ

chức cán bộ của Tỉnh, đội ngũ cán bộ tổ chức của Đảng ở Đảng bộ Hà Tĩnh thời kỳ này còn nhiều bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém. Đội ngũ cán bộ hầu hết trưởng thành trong thời kỳ đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ do đó còn nhiều hạn chế về năng lực, trình độ. Rất ít các đồng chí đã qua đào tạo nhất là đào tạo một cách chính quy, Số được đào tạo chủ yếu là đào tạo tại chức chất lượng không cao, mặt khác do chịu ảnh hưởng của yếu tố tuổi tác, gia

đình, trình độ văn hoá...dẫn đến khó khăn trong việc tiếp thu. Số các đồng chí có chuyên môn sâu nhất là chuyên môn về công tác Tổ chức cán bộ còn ít, phần lớn các đồng chí làm việc bằng đúc rút kinh nghiệm thực tế, nên có mặt ưu điểm là chín chắn, thận trọng, tích cực, trách nhiệm cao trong công việc nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ nhược điểm, tồn tại như ít nhiều còn mang tính bảo thủ nặng, độc đoán, tư duy theo lối cũ, việc xem xét, đánh giá cán bộ nhiều lúc còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào bản chất của người cán bộ mà đánh giá, hoặc đề cao đạo đức một cách thái quá dẫn đến việc xem nhẹ yếu tố năng lực trình độ. Vì vậy chưa lựa chọn, bố trí được nhiều cán bộ có năng lực thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trước tình hình đó, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ cũng như Ban Tổ chức các huyện, thị uỷ nhanh chóng xây dựng cơ cấu tổ chức, cán bộ, chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong cơ quan mình, đề xuất với cấp uỷ xin bổ

sung biên chế, rà soát, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với năng lực, sở trường, đồng thời chú trọng việc lựa chọn những cán bộ trẻ có phẩm chất, năng lực tốt bổ sung về các Ban. Mặt khác quan tâm, khuyến khích việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vừa là nguồn cán bộ lâu dài cho tỉnh nói chung và cán bộ Tổ chức nói riêng. Rất nhiều đồng chí là cán bộ được đề bạt lên những chức vụ cao hơn, nhiều đồng chí chuyển công tác khác, một số đồng chí được xem xét cho nghỉ hưu, nghỉ công tác theo chếđộ 176.

Trong nhiệm kỳ 1991-1996, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ được đề bạt lên làm phó Bí Thư thường trực Tỉnh uỷ; đồng chí Trưởng phòng huyện và cơ sở của Ban tổ chức Tỉnh uỷ được đề bạt lên làm Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ cơ quan Tỉnh uỷ, 6 đồng chí là trưởng ban Tổ

chức cấp huyện, thị được đề bạt làm phó bí thư thường trực huyện ủy, 1

đồng chí được đề bạt làm chủ tịch UBND huyện, 5 đồng chí từ phó ban huyện được đề bạt làm trưởng ban tổ chức hoặc trưởng ngành cấp huyện; 7

đồng chí là cán bộ của ban tổ chức được đề bạt lên phó ban hoặc phó ngành cấp huyện. Một số đồng chí do tuổi cao, sức yếu hoặc hạn chế về năng lực

được xem xét cho nghỉ hoặc về mất sức, đồng thời các Ban đã tiếp nhận,

điều chuyển nhiều cán bộ mới, cán bộ trẻ có năng lực về công tác.

Đến năm 1996, chất lượng đội ngũ cán bộ Tổ chức Đảng ở Hà Tĩnh đã

được nâng lên một bước. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đã có 18 đồng chí, trong đó có 5 đồng chí có trình độ chuyên môn đại học, 7 đồng chí có chuyên môn trung cấp; về trình độ lý luận có 3 đồng chí có trình độ cử nhân, 2 đồng chí có lý luận cấp cao, 3 đồng chí có trình độ trung cấp và có 2 đồng chí đang dự

học cử nhân chính trị do Phân viện Hà Nội mở tại tỉnh.

Ban tổ chức các huyện, thị uỷ có 56 đồng chí, trong đó có 8 nữ; tuổi

đời trung bình là 42,5; trình độ văn hoá cấp 2 còn 5 đồng chí; cấp 3 là 51

đồng chí, trình độ chuyên môn có 9 đồng chí trung cấp; 12 đồng chí trình độ đại học, trình độ lý luận có 41 đồng chí có trình độ trung cấp; 2 đồng chí có trình độ cao cấp; 1 đồng chí có trình độ cử nhân. Ngoài ra còn 2 đồng chí

đang theo học đại học tại chức và 7 đồng chí đang học cử nhân chính trị tại chức ở Tỉnh.

So sánh với năm 1991, lúc mới tái lập tỉnh có thể thấy rõ chất lượng

đội ngũ cán bộ Tổ chức Đảng đã được nâng lên, có tới 40% số các đồng chí có bằng cấp chuyên môn, 78% số các đồng chí có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên, nhiều đồng chí đang theo học đại học về chuyên môn và chính

trị. Các Ban Tổ chức từ tỉnh đến huyện, thị đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ nói riêng, chú trọng

đào tạo cán bộ nguồn, động viên, khuyến khích các đồng chí cán bộ tham gia các khoá học nâng cao cả về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Về phần mình, bản thân các đồng chí cán bộ Tổ chức

Đảng cũng nhận thấy sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ nên đã hết sức cố gắng vượt qua mọi khó khăn, ưu tiên cho việc học tập, bồi dưỡng chuyên môn lý luận. Yếu tố quan trọng đặc biệt phải kể đến đó là sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng từ tỉnh đến huyện, thị đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ Tổ chức của cấp uỷ. Sự khẳng định vai trò quan trọng của các Ban Tổ chức Đảng - cơ quan tham mưu về công tác Tổ chức xây dựng đảng cho cấp uỷ. Chính vì vậy đồng chí trưởng ban Tổ chức bao giờ cũng là uỷ

viên thường vụ cấp uỷ, đồng chí phó ban Tổ chức hầu hết là cấp uỷ viên. Ngoài ra các đơn vị hết sức quan tâm đến việc điều động, tuyển chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác về các ban Tổ chức, xem

đây vừa là nơi rèn luyện tốt cho cán bộ vừa là nguồn cán bộ quan trọng bổ

sung cho lực lượng cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành. Rất nhiều các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, của huyện, thị của các ngành được trưởng thành từ các ban Tổ chức của Đảng.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Hướng dẫn 11 HĐ/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã căn cứ thực trạng đội ngũ cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương đề ra chương trình kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 3. Ban Chấp hành Tỉnh uỷđã mở rộng hội nghị đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, phương hướng nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3. Ban Thường vụ

hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ, quán triệt NQTW 3 và Chỉ thị 17-CT/TU của Tỉnh uỷ đến tận cán bộ, đảng viên; tổ chức khảo sát tình hình, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ của tỉnh và chọn 4 đơn vị làm điểm rút kinh nghiệm (3 huyện, thị và 1 ngành). Hội nghị của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ đã nghiêm túc kiểm điểm, rút ra nguyên nhân của những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác cán bộ và cán bộ thời gian qua, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Ban Chấp hành Tỉnh uỷ nhận định rằng xuất phát từ chủ trương về công tác cán bộ là ổn định để phát triển. Trên cơ sở cán bộ hiện có, tỉnh đã có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ của mình: “Tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ, gửi đi đào tạo, thực hiện tốt công tác bầu cử, bổ nhiệm, đề bạt, giải quyết chính sách cán bộ, từng bước bổ sung và hoàn thiện đội ngũ. Vì vậy

đội ngũ cán bộ của tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụđề ra” [13, tr 1].

Ban Chấp hành Tỉnh uỷ cho rằng: “Công tác cán bộ những năm qua tuy

đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung còn nhiều khuyết điểm yếu kém. Quy hoạch cán bộ còn hình thức, chưa đúng quy trình và chưa có tầm nhìn xa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tổ chức đảng ở hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)