Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt tỉnh bến tren thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 40)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. Vài nét về Cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre

2.1.1.2. Nhân tố chủ quan

* Yếu tố sinh học của chủ thể

Năng lực lãnh đạo một phần phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh, di truyền của từng người. Đó là những yếu tố sinh ra đã có do được thế hệ trước di truyền lại như cấu tạo của hệ thần kinh, trí nhớ, sức khỏe, thể chất... Những yếu tố này đóng vai trị chính trong việc tạo ra năng khiếu thông minh, trí nhớ, khả năng trực giác, nhạy cảm. Con người là thực thể sinh học - xã hội. Mặt sinh học của con người phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên như các thuộc tính sinh học, di truyền, biến dị, đồng hóa, dị hóa… trong quá trình sinh sản và phát triển. Yếu tố di truyền có ảnh hưởng rất lớn, sự di truyền theo hướng trội, hướng tốt sẽ tạo ra ở thế hệ mới một cơ thể khỏe mạnh, tư chất thần kinh tốt, khả năng phát triển cao về sức khỏe và trí tuệ. Đó là cơ sở, tiền đề là điều kiện của năng lực trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Những yếu tố sinh học này là cơ sở, điều kiện, tiền đề cho chủ thể thực hiện năng lực của mình một cách có hiệu quả. Năng lực là yếu tố thuộc về chủ thể, cho nên năng lực lãnh đạo xét về khả năng cũng thuộc về những yếu tố sinh học. Tất nhiên, đây chỉ

là điều kiện cần, là những khả năng tiềm tàng chứ chưa đủ cho hoạt động có hiệu quả. Những yếu tố sinh học này nếu không được trau dồi, rèn luyện khơi dậy phát triển thường xuyên thì sẽ dẫn đến mai một.

* Nhu cầu, lợi ích của chủ thể

Đây là những yếu tố hình thành thái độ, động cơ cho mọi hoạt động của con người. Trong đó, có hoạt động rèn luyện để hình thành và phát triển năng lực. Xét cho cùng, mọi hoạt động của con người đều nhằm đạt được một lợi ích nhất định nào đó về vật chất hoặc tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của mình. Như vậy cái chi phối mục đích hoạt động của con người là lợi ích. Khi lợi ích được đảm bảo sẽ là nguồn động viên, thúc đẩy chủ thể trau dồi, rèn luyện, phát triển năng lực nói chung. Ngược lại, khi lợi ích khơng được đảm bảo, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thái độ và năng lực của từng người. Động cơ tư tưởng hay mục đích được hình thành bởi sự tác động của hoàn cảnh thực tiễn đối với con người cũng chính là lợi ích, trong đó bao hàm cả tri thức được đúc kết trong hoạt động thực tiễn, được hình thành nhằm thỏa mãn những nhu cầu mới được hình thành. Chính theo nghĩa đó thì lợi ích con người bao giờ cũng gắn chặt với những kết quả - những bài học kinh nghiệm rút ra nhờ tổng kết thực tiễn.

* Sự cố gắng, nỗ lực của chủ thể

Bao giờ cũng vậy, khả năng của mỗi người là sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố sinh học, trình độ tư duy và cả thái độ rèn luyện để nâng cao khả năng đó. Thực tiễn cho thấy rằng, người cán bộ lãnh đạo nào càng cố gắng nâng cao trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, tham gia vào hoạt động thực tiễn xã hội càng nhiều thì càng có nhiều cơ hội phát triển năng lực nói chung và năng lực lãnh đạo nói riêng. Cịn cán bộ nào ỷ lại vào tri thức bản thân, tự thỏa mãn về khả năng của mình, khơng chịu rèn luyện, học tập thì năng lực đó khơng thể phát triển mà ngày càng bị thui chột. Sự phấn

đấu vươn lên về mọi mặt của chủ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc rèn luyện, trau dồi năng lực tư duy lý luận và năng lực tổ chức thực tiễn của họ. Điều này thể hiện ý chí phấn đấu, ý thức rèn luyện vươn lên; ở tấm lòng trung thực trong việc phát triển lý luận, tinh thần tổng kết kinh nghiệm, nâng kinh nghiệm thực tiễn trở thành lý luận, bảo vệ lý luận…

* Hoạt động thực tiễn của chủ thể

Đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực lãnh đạo của con người. Thực tiễn không chỉ là cơ sở, động lực của nhận thức, của lý luận mà còn là cơ sở, nguồn gốc sâu xa và động lực của mọi năng lực của con người. Chỉ có thơng qua hoạt động mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn con người mới làm bộc lộ những năng lực của mình. Cũng thơng qua hoạt động thực tiễn mà năng lực của con người mới được phát huy tối đa, mới có điều kiện cọ sát, trau dồi, rèn luyện, phát triển. Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính thơng qua hoạt động thực tiễn mà con người có được những hiểu biết, những tri thức về hiện thực khách quan và phát triển những năng lực của mình. Mọi tri thức, năng lực của con người, nhất là năng lực tư duy lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Hơn nữa, sự phát triển liên tục, không ngừng của thực tiễn luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi con người phải ln suy nghĩ, tìm tịi, phát hiện quy luật vận động, phát triển của sự vật, hình thành những phương thức, nội dung mới trong năng lực tư duy hướng về việc phát hiện và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của thực tiễn. Như thế, trong hoạt động thực tiễn, năng lực trí tuệ con người nói chung, năng lực tư duy lý luận nói riêng được phát triển. Thơng qua hoạt động thực tiễn năng lực tư duy lý luận, năng lực thực tế, đặc biệt là khả năng xác lập tri thức và đối tượng hóa tri thức của con người mới được hình thành và cũng thơng qua đó mà những năng lực ấy mới được trau dồi, phát triển.

Năng lực lãnh đạo không chỉ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện chung mà còn do các yếu tố chủ quan của mỗi người chi phối. Những điều kiện, hoàn cảnh và nhân tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động bổ sung lẫn nhau tạo thành một hệ thống các yếu tố cùng tác động đến năng lực lãnh đạo. Nếu những yếu tố trong hệ thống ấy cùng tác động đến năng lực tư duy lý luận, năng lực thực tiễn theo một chiều tích cực sẽ có tác dụng phát triển năng lực lãnh đạo nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, phải thấy rằng các yếu tố đó có vai trị, tác dụng, có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau đối với năng lực lãnh đạo của mỗi cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Năng lực của con người khơng phải hồn tồn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác, do luyện tập mà có. Như vậy, hoạt động thực tiễn chính là nguồn gốc sâu xa của mọi năng lực của con người, là cơ sở chủ yếu của năng lực lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt tỉnh bến tren thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)