Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. Vài nét về Cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre
2.1.2. Trình độ chun mơn được đào tạo bồi dưỡng
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, về cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre đã có nhận thức ngày càng sâu sắc về vai trò của năng lực lãnh đạo quản lý của mình. Họ có ý thức tốt trong việc học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực cơng tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, rèn luyện bản thân, lăn lộn với thực tiễn cuộc sống; đã xác định đúng sự cần thiết, mục đích của việc nâng cao năng lực tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo trong thực tiễn, luôn coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nên luôn quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
Tuy nhiên, vấn đề này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức. Trên thực tế, kết quả lãnh đạo, quản lý vẫn cịn bất cập. Bỡi lẽ, trình độ của đội ngũ cán bộ này chưa cao, được đào tạo từ nhiều nguồn. Trình độ tư duy lý luận còn hạn chế, vẫn bị ảnh hưởng nặng bởi bệnh kinh nghiệm, bệnh chủ quan của chủ nghĩa thành tích cùng với thói quen ỷ lại, trơng chờ vào sự chỉ đạo của Trung ương cũng như sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường.
Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã tác động tiêu cực tới đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh, đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả lãnh đạo, quản lý của họ.
Bến Tre là một tỉnh nghèo, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hết sức khó khăn. Nhưng điều đó khơng phải là lý do chính cho sự kém phát triển. Một số tỉnh có điều kiện khá khó khăn như Bến Tre, nhưng vẫn phát triển, trong khi đó, một số tỉnh khác có điều kiện tốt hơn nhưng thu hút đầu tư, chỉ số cạnh tranh thấp hơn nhiều. Thực tế chứng tỏ rằng, bên cạnh những yếu tố khách quan khác thì năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt có ảnh hưởng to lớn đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre hiện nay là lực lượng nòng cốt trong chỉ đạo quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Họ là những người đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương vào địa bàn tỉnh.
Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bến Tre, đến tháng 5 năm 2014, qua các lần bổ sung thay đổi, số cán bộ chủ chốt (từ cấp phó ngành tỉnh trở lên) có 253 người, trong đó nữ 33 chiếm 13,04 %. Qua khảo sát cho thấy, độ tuổi của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre như sau: từ 34 tuổi trở xuống có 5 người (chiếm 1,976 %), từ 35 - 40 tuổi có 12 người (chiếm:4,74 %), từ 41 - 45 tuổi là 12 người (chiếm 4,74 %), từ 46 - 50 tuổi
có 49 người (chiếm 19,36 % ), từ 51 đến 60 tuổi có 172 người (chiếm 67,98 %). Cá biệt có 03 người trên 61 tuổi [65; tr.61]
Như vậy, theo độ tuổi, thì tuổi trung bình của đội ngũ này là: 47,5 tuổi. Nếu tính giai đoạn chín muồi nhất của năng lực lãnh đạo ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt là từ 35 - 45 tuổi, thì cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre là những người có độ tuổi trung bình khá cao. Ở lứa tuổi này, họ là những người có nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm cơng tác, đảm bảo sự lãnh đạo
chắc chắn đúng hướng. Nhưng đây cũng là giai đoạn mà năng lực của họ khơng cịn được khả năng phát huy đến đỉnh điểm, độ nhạy bén, phản xạ khơng cịn nhanh trong các tình huống chính trị, khả năng tiếp thu và xử lý thơng tin thiếu chính xác. Lúc này cũng là lúc mà chủ nghĩa kinh nghiệm bắt đầu lấn át và tác động, ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của người cán bộ. Thiếu sức bật trong tư duy, tất yếu sẽ dẫn đến sự thiếu táo bạo trong lãnh và chỉ đạo trong thực tiễn. Và như vậy, hiệu quả công việc sẽ không được cao, khả năng tạo thời cơ để cất cánh cho tỉnh là vấn đề hết sức khó khăn.
Một trong những vấn đề đặt ra nữa là lực lượng kế cận của đội ngũ cán bộ chủ chốt thiếu trầm trọng. Nếu khơng có biện pháp quy hoạch ngay từ lúc này, thì chỉ vài năm nữa thơi, số lượng lớn cán bộ đến tuổi về hưu sẽ để lại một khoảng trống khó mà đủ để thay thế.
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ này được thể hiện chủ yếu ở : năng lực tiếp thu lý luận, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; năng lực vận dụng linh hoạt sáng tạo lý luận, đường lối trong thực tiễn phù hợp với thực tế địa phương; năng lực hoạt động thực tiễn sáng tạo cũng như tổng kết kinh nghiệm rút ra các bài học để góp phần xây dựng, bổ sung cho đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; năng lực xử lý thông tin, dự báo về sự phát triển của địa phương. Đó cũng chính là những tiêu chí có thể căn cứ vào để đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế về năng lực lãnh đạo của người cán bộ chủ chốt của tỉnh.
Về hoàn cảnh xuất thân, hầu hết đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị tỉnh Bến Tre xuất thân từ giai cấp nông dân, từng tham gia cuộc cách mạng giải phóng đất nước, được Đảng bồi dưỡng, đào tạo thuộc các ngành nghề khác nhau với trình độ khác nhau ở cả trong và ở ngồi nước và sau đó được bố trí vào cơng tác trong hệ thống chính trị của tỉnh.
* Về trình độ học vấn
Trước đây, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị tỉnh có trình độ học vấn khơng cao lắm. Vì phần lớn là những người tham gia cuộc cách mạng giải phóng đất nước, họ ít thời gian học hành để nâng cao trình độ nhưng khi được cử đi học thì họ chịu khó phấn đấu hết mình. Hiện nay, phần lớn cán bộ chủ chốt là thế hệ tiếp theo, qua quá trình đào tạo, học tập trình độ học vấn được nâng cao hơn: Tốt nghiệp phổ thông trung học 253/253 người, chiếm tỷ lệ 100%
* Về trình độ lý luận
Phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị tỉnh Bến Tre có trình độ lý luận ở trình độ cử nhân là 78 người, cao cấp 159 người, trung cấp 13 người, số cịn lại có trình độ lý luận ngắn hạn. Tuy nhiên, bộ phận cán bộ này đều đã qua quá trình rèn luyện nhiều thử thách trong thực tiễn xây dựng chính quyền vững mạnh.
* Về trình độ chun mơn
Đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị tỉnh Bến Tre đều là cán bộ có trình độ chun mơn đã được đào tạo qua con đường học chính quy và phần lớn là được tổ chức lần lượt cử đi học nâng cao trình độ.
Hiện nay, cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre có các trình độ:
-Tiến sĩ: 04 đ/c trong đó khối kinh tế 01 người, khối khác 03 người. Đào tạo ở nước ngồi 01 người với chun ngành ngơn ngữ Pháp.
-Thạc sĩ: 27 người, trong đó 06 nữ gồm: khối kỹ thuật 08 người, khối kinh tế 02 người, các khối khác 17 người. Có 01 người được đào tạo ở nước ngoài.
-Đại học: 197 người trong đó nữ 31. Bao gồm khối kỹ thuật 44 người, khối kinh tế 62 người, Công an: 04, Quân sự 06. Các ngành khác 81 người.
* Về trình độ ngoại ngữ
Cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre về trình độ ngoại ngữ cần phải được bổ sung nhiều. Chỉ có 04 người có trình độ đại học, 58 người có chứng chỉ B, 22 người có chứng chỉ A.
Như vậy, hiện nay cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị tỉnh Bến Tre, trong tổng số 253 người, có trình độ Tiến sĩ có 04 người, đạt 1,58%; Thạc sĩ 27 người, đạt 10,67%; Đại học 197 người đạt 77,86%; Trình độ Cử nhân chính trị: 78 người đạt 30,83%, Cao cấp 159 người, đạt 62,8%; trình độ trung cấp 13 người đạt 5,13%.
( Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bến Tre, số liệu 6 tháng đầu năm 2014)