Vai trò cán bộ tuyên giáo cấp huyện và công tác giáo dục lý luận chính trị cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức tuyên giáo cấp huyện ở hà tĩnh hiện nay (Trang 33 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Vai trò cán bộ tuyên giáo cấp huyện và công tác giáo dục lý luận chính trị cho

chính tr cho cán b tuyên giáo cp huyn

Trong hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng, chính quyền của nước ta hiện nay được thành lập theo 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện, quận, thị, thành phố trực thuộc tỉnh; và cấp xã, phường, thị trấn; trong đó cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) là cấp gắn trực tiếp với cơ sở, có vai trò rất quan trọng đối với cấp cơ sở trong việc phổ biến, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện về phương tiện làm việc, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cơ sở, giúp cơ sở hoàn thành nhiệm vụ. Vị trí, vai trò của cấp huyện được thể hiện cụ thể ở các yếu tố cơ bản sau:

Th nht, cấp huyện có vai trò thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên thành kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với điều kiện thực tiễn, với từng vùng cụ thể trong phạm vi địa phương mình để tổ chức thực hiện có hiệu quả từ cơ sở.

Th hai, cấp huyện là cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Trung ương, của tỉnh trên cơ sở chương trình hành động cụ thể của địa phương mình, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và chỉ thị nghị quyết của cấp trên đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Th ba, cấp huyện trực tiếp kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương, của tỉnh, chương trình hành động của cấp trên và cấp mình đối với cơ sở. Trên cơ sở đó tổng kết thực tiễn, góp phần bổ sung, hoàn chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Những thành tích và hạn chế của cơ sở, các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước có trở thành phong trào hành động cách mạng của quần chúng hay không? điều đó gắn liền với vai trò, trách nhiệm của cấp huyện, trong đó ban tuyên giáo cấp huyện và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo cấp huyện có vai trò hết sức quan trọng. Vì chính họ là người trực tiếp truyền bá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và là người chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện những chủ trương, chính sách đó.

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của ban tuyên giáo cấp huyện là cơ quan tham mưu cho cấp ủy về lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa, giúp cấp ủy chỉ đạo, triển khai, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tình và của cấp ủy huyện ở cơ sở, do vậy cán bộ tuyên giáo cấp huyện có những vai trò cơ bản sau đây:

- Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, nhằm hình thành ở mỗi người những tri thức chính trị cơ bản, có hệ thống, mà cốt lõi của nó là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và những di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, những quan điểm của Đảng về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những định hướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa của đất nước ta, qua đó góp phần hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân, "làm cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội" [6, tr.10]. Làm cho những tư tưởng, quan điểm đó thẩm thấu mạnh mẽ vào cuộc sống của mỗi người dân của

địa phương mình, trở thành tiềm lực chính trị - tinh thần, thành bản lĩnh chính tri của con người Việt Nam, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh; có sức "đề kháng" cao, và có khả năng vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch trên mọi lĩnh vực ở địa phương.

- Là người tham mưu, giúp cấp ủy thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, của tỉnh thành kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với thực tiễn của địa phương mình để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Giúp cấp ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biến các chủ trương, nghị quyết đó trở thành phong trào hành động cách mạng của quần chúng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn ở địa phương.

- Cán bộ tuyên giáo cấp huyện là người giúp cấp ủy trực tiếp kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Trung ương, của tỉnh và các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy địa phương đối với cơ sở. Trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất những chủ trương, biện pháp cụ thể để tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời có vai trò quan trọng trong công tác tổng kết, nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến trong quá trình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng trên phạm vi toàn huyện, làm điểm sáng cho các đơn vị khác trong tỉnh, trong nước học tập và làm theo.

- Cán bộ tuyên giáo là người góp phần chuyển hóa kiến thức thành niềm tin khoa học, lý tưởng cách mạng thành hành động trong hoạt động thực tiễn; hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho mỗi người công dân. Niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng không phải tự nhiên mà có. Muốn có lý tưởng đúng, phải có sự nhận thức đúng đắn xu hướng phát triển của xã hội loài người mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã vạch ra. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự vận động, phát triển của xã hội loài người lên chủ nghĩa cộng

sản là một qui luật tất yếu của lịch sử. Chủ nghĩa cộng sản, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội, là một chế độ xã hội tiến bộ và tốt đẹp. Xã hội đó đã trở thành động lực thôi thúc, là mục tiêu, lý tưởng, định hướng cho hành vi của con người trên cơ sở của một niềm tin khoa học. Chính nhờ vào niềm tin khoa học đó, mà hơn 80 năm qua nhân dân ta đã một lòng đi theo Đảng viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và hôm nay nhân dân đang cùng Đảng bắt tay vào công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực đang có những diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch đang tiếp tục chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta bằng mọi thủđoạn, chúng dồn dập tung ra các quan điểm sai trái, vu cáo, bịa đặt, hòng phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân mất phương hướng về chính trị tư tưởng, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, để chúng dễ dàng thực hiện âm mưu "tự diễn biến" trong nội bộ ta. Tình hình đó đã và đang đặt ra cho người cán bộ tuyên giáo phải thể hiện rõ nét hơn nữa vai trò trách nhiệm của mình trong việc chuyển hóa kiến thức của cán bộ, đảng viên thành niềm tin khoa học, thành mục tiêu, lý tưởng cách mạng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước.

- Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, những âm mưu, thủđoạn chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của các thế lực thù địch xảy ra trên địa bàn của huyện mình; dự báo những diễn biến và xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo và tham mưu cho cấp ủy phương hướng, nội dung, biện pháp để giải quyết dứt điểm ngay từ đầu, định hướng tư tưởng cho nhân dân chính xác, kịp thời, tránh tình trạng bịđộng đối phó khi sự việc đã xảy ra.

- Cán bộ tuyên giáo cấp huyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần xây dựng Đảng vững manh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thông qua hoạt động của mình, người cán bộ tuyên giáo cấp huyện làm cho cán bộ, đảng

viên và nhân dân nhận thức sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, từ đó chủ động, mạnh dạn, sáng tạo trong việc vận dụng các quan điểm, đường lối của Đảng thông qua hoạt động thực tiễn của mình, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong xã hội, khơi dậy lòng tự hào, niềm vinh dự và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với quê hương, đất nước. Cán bộ tuyên giáo là người thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố sựđoàn kết thống nhất trong Đảng, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ với các cơ quan ban ngành trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, góp phần nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng thông qua việc tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Điều lệ Đảng, các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy các cấp trên lĩnh vực được cấp ủy phân công và thông qua việc tham mưu cho cấp ủy về công tác cán bộ làm công tác tư tưởng từ huyện đến cơ sở. Cán bộ tuyên giáo là người lính tiên phong, luôn kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của tệ quan liêu, tham nhũng, nói không đi đôi với làm ở mọi nơi, mọi cấp và hướng dẫn, cổ vũ nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động: "Hc tp và làm theo tm gương

đạo đức H Chí Minh".

- Cán bộ tuyên giáo cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải thông tin nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn hình thành những phẩm chất chính tri, đạo đức của mình. Phẩm chất chính trị, đạo đức là những yếu tố cấu thành nhân cách của con người nói chung, của người cán bộ, đảng viên nói riêng. Thông qua hoạt động của mình, cán bộ tuyên giáo cấp huyện truyền bá những kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền bá những kiến thức trên các lĩnh vực của đời sống xã hội qua đó làm cho đối tượng có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tinh thần trách nhiệm cao, trung thực trong cuộc sống, không cơ hội, không tham nhũng... Đây là một việc làm rất khó khăn, hết sức công phu, không được chủ quan, nóng vội, nhưng cũng là một đòi hỏi khách quan, nhất là trong xu thế hội nhập, mở cửa của đất nước ta hiện nay.

Bên cạnh nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn, công tác giáo dục lý luận chính trị, một trong những yêu cầu cần đạt của người cán bộ tuyên giáo là nắm bắt đúng tư tưởng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ một cách bài bản, có chất lượng và hiệu quả cao hơn, với nhiều hình thức, phương pháp mới phù hợp hơn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng để làm công tác tư tưởng, trên cơ sở người cán bộ tuyên giáo phải năng động, luôn đổi mới, không sáo mòn, bằng nhiều kênh thông tin phong phú, đa dạng, hiện đại. Giữ vững sự kiên định, sự trung thành với lý tưởng của Đảng, chú ý công tác tuyên truyền miệng, tăng cường đối thoại, phát huy hiệu quả các phương tiện báo chí, đặc biệt là báo mạng. Mục tiêu là phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ tuyên giáo để có thể vừa tham mưu đề xuất, vừa triển khai tổ chức thực hiện, cả tuyên truyền đối nội và đối ngoại, biểu dương mặt tích cực và đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, bác bỏ các quan điểm thù địch. Chủ động, thường xuyên, nhạy bén hơn trong việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến ngành như công tác lý luận, công tác báo chí, công tác văn học nghệ thuật, xây dựng đội ngũ trí thức; cụ thể hóa và thể chế hóa để thực hiện; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, biểu dương những mặt tốt, những nơi làm tốt, phê phán những hiện tượng tiêu cực và xử lý nghiêm những sai phạm, phối hợp tốt giữa các binh chủng thông tin tuyên truyền.

Trang bị cho người cán bộ tuyên giáo khả năng thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy xây dựng các chủ trương, chính sách về giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên môi trường; thường xuyên quan tâm chỉ đạo, định hướng và tổ chức công tác tuyên truyền, báo chí, xuất bản, thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện. Chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu xử lý các điểm nóng, các vấn đề nhạy cảm, tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Chương 2

THC TRNG TRÌNH ĐỘ LÝ LUN CHÍNH TRỊ ĐỘI NGŨ CÁN B, CÔNG CHC TUYÊN GIÁO CP HUYN HÀ TĨNH HIN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức tuyên giáo cấp huyện ở hà tĩnh hiện nay (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)