Sơ lược về đặc điểm tình hình Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức tuyên giáo cấp huyện ở hà tĩnh hiện nay (Trang 39 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Sơ lược về đặc điểm tình hình Hà Tĩnh

Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,7 km², nằm cách Hà Nội 340 km, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông. Phía Tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500 m, phía dưới là vùng đồi thấp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh, trong đó tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm. Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam (mà đặc trưng là khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc), do vậy thời tiết, khí hậu nơi đây rất khắc nghiệt.

Hà Tĩnh có 1.227.554 người (theo điều tra dân số ngày 01/04/2009), với các dân tộc chủ yếu là người Kinh và một bộ phận dân tộc thiểu số khác cùng nhóm với người Kinh là người Chứt, Thái, Mường, Lào (với số lượng khoảng vài ngàn người) sống rải rác ở địa bàn các huyện miền núi: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương khê. Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện): Thành phố Hà Tĩnh (tỉnh lỵ), Thị xã Hồng Lĩnh, Huyện Cẩm Xuyên, Huyện Can Lộc, Huyện Đức Thọ, Huyện Hương Khê, Huyện Hương Sơn, Huyện Kỳ Anh, Huyện Nghi Xuân, Huyện Thạch Hà, Huyện Vũ Quang, Huyện Lộc Hà. Với tổng số 262 xã, phường, thị trấn.

Hà Tĩnh nằm trên dải đất miền Trung, mặc dầu thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được xem là một vùng đất "địa linh nhân kiệt", nổi tiếng về văn chương, khoa bảng, ở thời nào cũng xuất hiện nhiều anh hùng, chí sỹ và các bậc hiển tài. Hà Tĩnh cũng là vùng đất nổi tiếng bởi các danh lam, thắng cảnh và di tích, lịch sử đã đi vào thi ca, nhạc hoạ như: 99 ngạn Núi Hồng cùng các

dòng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông La và sông Lam... Trong đó Núi Hồng Lĩnh là một trong những địa danh đã được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cốđô Huế. Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng lĩnh là làng "Bát cảnh Trường Lưu" của dòng họ Nguyễn Huy. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, Mai Đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cùng với đó là sự nổi danh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn chương của các làng như: Thu Hoạch, Trường Lưu, Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá, Ích Hậu, Trung Lương, Ân Phú... Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng là tỉnh có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng, đã trở thành di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO và thế giới công nhận như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... đã bồi đắp, hình thành nên nhiều làng có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử từ bao đời nay.

Từ sau tái lập tỉnh lại nay (1991), với bản chất cần cù, năng động và sáng tạo, cùng với sự tập trung đầu tư, giúp đỡ của trung ương và các bộ, ban, ngành; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp qua các thời kỳĐại hội tỉnh Đảng bộ, đặc biệt là sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2005-2010) và Đại hội lần thứ XVII (2010-2015) đến nay, Hà Tĩnh đã thực sự tạo ra bước ngoặt lớn, mang tính đột phá trong xây dựng và phát triển, nhất là trong những năm gần đây. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 19,2%, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,4%, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 15%, Thương mại dịch vụ tăng 19,9%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng – thương mại dịch vụ 81,71%; Nông nghiệp 18,29%, góp phần đưa mức thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 24 triệu đồng/người (cao nhất từ trước tới nay). Đã và đang từng bước hình thành các khu công nghiệp tập trung mang tầm khu vực;

môi trường văn hoá - xã hội từng bước dược cải thiện, xây dựng theo hướng lành mạnh, hiện đại và bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan; lĩnh vực an ninh quốc phòng tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đời sống của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao... Từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2011-2015) đề ra: “…đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dich vụ phát triển, là một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực Bắc miền Trung” [12.tr. 36].

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thì Hà Tĩnh cũng còn nhiều khó khăn, thử thách như: xuất phát điểm về kinh tế thấp; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu; vốn tích luỹ ít, thiếu vốn nghiêm trọng; nền kinh tế còn nhiều yếu kém, nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn là một thử thách to lớn; một bộ phận nhân dân còn nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn; năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành, trình độ của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chưa đáp ứng được những đòi hỏi của giai đoạn mới. Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế thị trường, sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin làm thay đổi nhận thức và tác động sâu rộng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội: chính trị, tư tưởng, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Cùng với cả nước Hà Tĩnh đang từng bước hội nhập kinh tế ngày càng sâu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đang tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; dồn sức đẩy nhanh việc triển khai các công trình, dự án trọng điểm của quốc gia và của tỉnh trên địa bàn, do đó bên cạnh có điều kiện để tiếp cận với những giá trị văn hoá tiến bộ của các quốc gia, khu vực và trên thế giới, lại phải chịu ảnh hưởng rất nhiều luồng tư tưởng, văn hóa trái chiều, ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá dân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hóa, mất bản sắc dân tộc.

Với tinh thần quyết tâm cao, sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương, hiện nay Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đang tích cực triển khai

các chương trình hành động, đề án, đặc biệt là các công trình, dự án trong điểm của quốc gia, của tỉnh… để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, “sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống”. Đó cũng là để đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, khích lệ tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, thử thách, tranh thủ thời cơ để đưa công cuộc đổi mới phát triển, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm trước mắt, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức tuyên giáo cấp huyện ở hà tĩnh hiện nay (Trang 39 - 42)