Quan điểm về công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức tuyên giáo cấp huyện ở hà tĩnh hiện nay (Trang 63 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Quan điểm về công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

tnh Hà Tĩnh

Công tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chếđộ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác tư tưởng, lý luận phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường

lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, những tinh hoa văn hoá thế giới chiếm vị trí chủđạo trong đời sống tinh thần xã hội.

Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cảđảng viên, trước hết là cấp uỷ các cấp và đồng chí bí thư cấp uỷ, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia, đóng góp của nhân dân, trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận của Đảng; phải phát huy dân chủ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Đảng và toàn xã hội để tạo bước phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí.

Công tác tư tưởng của Đảng là công tác đối với con người, một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững những quy luật riêng của tư tưởng, có thái độ, phương pháp khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện, giữa lí trí và tình cảm, giữa lời nói và việc làm, giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực; phải gắn bó mật thiết và phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao đời sống và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo dục, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cũng như trong toàn bộ hoạt động của Đảng, trong những năm qua các cấp uỷđảng đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo công tác giáo dục lý luận chính trị. Các hoạt động nhằm nâng cao công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng bộ từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm. Qua đó nhằm nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình và nhiệm vụ của tỉnh trên các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là theo sát tình hình diễn biến nhanh nhạy của thế giới, khu vực và trong nước có ảnh hưởng đến diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; tham gia giải quyết những khó khăn vướng mắc, các vấn đề bức xúc nổi cộm trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái

định cư, di dân để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh; về cải cách hành chính; về đào tạo nghề và giải quyết việc làm; về chất lượng chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân… Có thể nói việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị nói riêng, công tác tuyên giáo nói chung nhằm tập trung hướng tới hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực tế trong những năm qua, công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh đã trực tiếp có nhiều đóng góp quan trọng góp phần củng cố sự ổn định chính trị, sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận xã hội; tạo nên động lực thúc đẩy giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, tạo bước phát triển mới và bền vững của tỉnh nhà.

Với ý nghĩa hết sức quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị, do vậy, xuyên suốt trong các hoạt động của cấp uỷ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong thời gian qua đều chỉ rõ và xác định công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là khâu then chốt, mắt xích quan trọng, đầu tiên để thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng cũng như các nhiệm vụ chính trị quan trọng khác. Vì vậy trong suốt quá trình xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ đã luôn xác định và thường xuyên quan tâm, chỉ đạo việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ nói chung, mà một phần quan trọng trong đó là công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Quan điểm chỉ đạo này được cụ thể hoá bằng các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay, Ban Chấp hành Đảng bộ xác định mục tiêu tiêu phải tập trung nâng cao chát lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo các huyện, thành phố, thị xã và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nhằm từng bước nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, có kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Do vậy nhiệm

vụ trong thời gian tới của cấp uỷ, chính quyền các cấp đó là cần tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới phương thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo hướng “cơ bản, thiết thực, gắn với thực tiễn”, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đề ra trong tình hình mới. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo tinh thần Quyết định 185-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị; quan tâm tạo điều kiện về chế độ, chính sách, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Cấp uỷ, chính quyền địa phương định kỳ có kế hoạch làm việc, kiểm tra hoạt động của Ban Tuyên giáo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị; chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên theo Quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện (Ban hành kèm theo Quyết định số 1853-QĐ/BTGTW ngày 04/3/2010 của Ban Tuyên giáo Trung ương). Đặc biệt phải .

Các trung tâm BDCT huyện, thành, thị dưới sự lãnh đạo, chỉđạo của cấp uỷ và Ban Tuyên giáo cần căn cứ vào quy hoạch, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm sát với tình hình thực tiễn. Chủ động, tích cực triển khai nghiêm túc các chương trình theo quy định của Trung ương và tỉnh, quan tâm đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; nâng cao số lượng, chất lượng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các lớp học phù hợp với thực tiễn địa phương.

Về tổ chức bộ máy, cần tiếp tục rà soát lại đội ngũ cán bộ, giảng viên chuyên trách hiện có để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc luân chuyển hợp lý. Đào tạo và đào tạo lại những cán bộ, giảng viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; kiên quyết thay thế những cán bộ, giảng viên không đủ trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ và không có khả năng giảng dạy, quản lý. Xây dựng quy chế tuyển dụng, tiếp nhận những cán bộ, giảng viên về công tác tại Ban Tuyên giáo và các Trung tâm để đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn, chính trị, có năng lực giảng dạy và kiến thức thực tiễn.

Thực tế, trong những năm qua, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết và các văn bản hướng dẫn, chỉđạo sâu sát việc tổ chức học tập lý luận chính trị cho cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Trong đó có cán bộ các huyện, thành, thị uỷ và các Đảng uỷ trực thuộc - một mắt xích đặc biệt quan trọng trong qua trình chuyển tải các chỉ thị, nghị quyết, các đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Trung ương của tỉnh đến với cấp uỷ cơ sở, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp quần chúng nhân dân, góp phần quan trọng trong việc “đưa nghị quyết đi vào cuộc sống”. Điều này được thể hiện khá rõ và nhất quán từ việc nâng cao chất lượng giáo dục, các điều kiện đảm bảo cho giáo dục lý luận chính trị tại Trường Chính trị Trần Phú cho đến các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Trong nhiệm kỳ 2005-2010 (khoá XVI), Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết 07 “v tăng cường lãnh

đạo, chỉ đạo nâng cao cht lượng đào to, bi dưỡng cán b ti Trường Chính tr Trn Phú và Trung tâm bi dưỡng chính tr các huyn, th, thành phố”, trong đó xác định cụ thể: “Phấn đấu đến năm 2015, đạt 100% cán bộ cấp trưởng, phó phòng và đội ngũ chuyên viên các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính, được bồi dưỡng kiến thức theo chức danh và yêu cầu công việc...”. Nghị quyết 09 (khoá XVI) Nhiệm kỳ 2005-2010 về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” xác định “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở...”. Đặc biệt văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2011-2015) tiếp tục nhấn mạnh “về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị... Triển khai tích cực, có hiệu quả Nghị quyết 07 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Quán triệt và thực

hiện tốt Quy định 54 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng”, “Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chú trọng công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên; gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng với việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; coi trọng công tác phòng, chống các quan điểm, tư tưởng lệch lạc, lối sống thực dụng, chống mọi biểu hiện “tự chuyển hoá, tự diễn biến” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Bng 3: Các văn bản của tỉnh ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục lý luận chính trị nhiệm kỳ 2011 - 2015.

TT Tên văn bn S lượng Ghi chú

01 Nghị quyết 11-NQ/TU, ngày 19/11/2002 về tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng, lý luận trong thời gian tới.

01

02 Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 20/11/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại trường chính trị Trần Phú và TTBDCT các huyện, thành phố, thị xã.

01

03 Thông báo Kết luận số 20-TB/BTV, ngày 15/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng toàn diện Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

01

Bng 4: Các văn bản của huyện, thành, thị ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục lý luận chính trị nhiệm kỳ 2011 - 2015.

TT Tên văn bn Ghi chú S lượng

1 Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU, ngày 19/11/2002 về tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng, lý luận trong thời gian tới.

12 12/12 huyện, thành, thị uỷ ban hành

2 Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 20/11/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại trường chính trị Trần Phú và TTBDCT các huyện, thành phố, thị xã.

12 12/12 huyện, thành, thị uỷ ban hành

3 Ban hành nghị quyết chuyên đề cấp huyện, thành, thị

02/12 - Huyện Hương Sơn - Huyện Vũ Quang 4 Ban hành chỉ thị cấp huyện, thành, thị 5/12 - Huyện Nghi Xuân

- Tx Hồng Lĩnh - Huyện Đức Thọ - Huyện Cẩm Xuyên - Huyện Kỳ Anh

Ngun: Văn phòng Ban Tuyên giáo Tnh y.

Để làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống chính trị nói chung, tỉnh đặc biệt quan tâm đến trang bị kiến thức, giáo dục cho những người làm công tác tuyên truyền tại cơ sở. Hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, lí luận chính trị cho đội ngũ tuyên giáo, trong đó chú trọng đến đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện và cấp xã.

Tóm li: Công tác tuyên giáo đóng vị trị quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động của Đảng, đặc biệt là trong thời kỳ mới. Thực tế hiện nay đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở Hà Tĩnh đang còn gặp nhiều khó khăn, nhất là bất cập giữa trình độ lý luận chính trị, chuyên môn với yêu cầu nhiệm vụ; cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác Tuyên giáo cấp huyện còn có những khó khăn và chưa thoả đáng so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Do vậy trong thời gian tới đòi hỏi chúng ta cần xây dựng các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, trước mắt là những giải pháp để nâng cao trình độ chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo cấp huyện ở Hà Tĩnh nói riêng để giải quyết tốt, kịp thời những hạn chế, bất cập đã đề ra, từng bước đáp ứng được các yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

GII PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUN CHÍNH TR

CHO ĐỘI NGŨ CÁN B, CÔNG CHC TUYÊN GIÁO CP HUYN

HÀ TĨNH HIN NAY

3.1. Mt s quan đim chung cn quán trit khi đề ra và thc hin các gii pháp

Mt là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong công tác giáo dục lý luận chính trị hiện nay nói chung, đối với cán bộ tuyên giáo nói riêng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có khả năng tổ chức thực hiện thành công hoạt động trong lĩnh vực tuyên giáo của Đảng. Để công tác giáo dục lý luận chính trịđạt hiệu quả cao thì càng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao vai trò quản lý của Nhà nước. Cụ thể là, cấp uỷĐảng và chính quyền các cấp cần nâng cao trách nhiệm lãnh đạo và quản lý, tăng cường đầu tư công sức và kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục chính trị có bước phát triển mới.

Hai là, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức tuyên giáo cấp huyện ở hà tĩnh hiện nay (Trang 63 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)