Quan điểm của Đảng bộ Hà Tĩnh về hoạt động đối ngoại phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở hà tĩnh từ năm 2005 – nay (Trang 46 - 53)

phát trin kinh tế

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII diễn ra từ ngày 09/9 - 11/9/2010, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng những năm cuối của thập kỷ 20 đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục nhưng còn tiềm ẩn những dấu hiệu bất ổn. Tuy nhiên, hoà bình, hợp tác, hội nhập và phát triển vẫn là xu thế tất yếu của thời đại. Ở trong nước, tình hình chính trịổn định, kinh tếđang trên đà phát triển nhanh, vị thế nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các địa phương, doanh nghiệp; các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam và môi trường đầu tư tại Hà Tĩnh. Tuy vậy, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, nông sản trong nước còn thấp; tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến thất thường; nguồn lực (cả vốn đầu tư và nhân lực) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều bất cập, yêu cầu cấp bách của công tác giải phóng mặt bằng, di dời tái định cư số hộ dân quá lớn, đặt ra nhiều vấn đề về giải quyết việc làm, các tác động xã hội cần tập trung xử lý dứt điểm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là các khu vực kinh tế trọng điểm và khu vực nông nghiệp - nông thôn; xử lý hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững còn khó khăn; năng lực, trình độ quản lý kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành còn bộc lộ một số yếu kém; công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập và phát triển.

Nhưng được sự quan tâm giúp đỡ to lớn của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh, các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn

tỉnh đã và đang được tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai theo kế hoạch đề ra. Nhiều công trình, dự án đã và sẽ đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, nội bộ đoàn kết, thống nhất; đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành, tích luỹ được những kinh nghiệm trong tổ chức, chỉđạo, điều hành…

Để Hà Tĩnh bắt nhịp được với tốc độ phát triển chung của đất nước và có những bước đột phá mới đưa tỉnh thoát khỏi tỉnh nghèo, Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần XVII đã đề ra mục tiêu cơ bản đó là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh

đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính

quyền các cấp, phát huy truyền thống và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đẩy

mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững,

sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển”[39, tr.67].

Với mục tiêu tổng quát đó, Đại hội cũng đã xác định các khâu đột phá là: - Đẩy nhanh tiến độ triển khai và phát huy hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá và xây dựng nông thôn mới.

- Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tiếp tục cải thiện môi trường và tăng cường xã hội hoá trong các lĩnh vực đầu tư.

- Tập trung phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị kinh doanh, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề… đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới.

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, nhất là các huyện Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, vùng sâu, vùng xa.

- Hướng mạnh về cơ sở, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đặc biệt là nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Đại hội cũng đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể đó là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 14%. Đến năm 2015, có cơ cấu GDP: Công nghiệp - xây dựng 41,6%; thương mại - dịch vụ 40,3%; nông - lâm - ngư nghiệp 18,1%; sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn, giá trị sản xuất đạt trên 65 triệu đồng/ha/năm; trên 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, những xã còn lại phấn đấu đạt từ 5 đến 10 tiêu chí; GDP bình quân đầu người trên 35 triệu đồng/năm; thu ngân sách nội địa đạt trên 5.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trên 280 triệu USD.

Đảm bảo 100% giáo viên các cấp đạt chuẩn, 85% trường học đạt chuẩn quốc gia; 90% trạm y tế xã, phường có bác sĩ, 80% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II, 30 giường bệnh/1vạn dân (cả 3 tuyến), 6,21 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,7%; hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; mở rộng bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) hàng năm giảm 3 - 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó, đào tạo nghề đạt 50%; mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 3,2 vạn lao động. Hoàn thành việc số hoá trong xây dựng và truyền dẫn các chương trình truyền hình của tỉnh, đồng thời phủ sóng qua vệ tinh.

Đảm bảo 100% đơn vị xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu và giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Hàng năm kết nạp trên 3.500 đảng viên mới; 100% thôn, xóm có chi bộ Đảng; trên 85% đảng bộ, chi bộ cơ sởđạt trong sạch, vững mạnh.

Để đạt được mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVII đề ra, một trong những giải pháp mà Đảng bộ Hà Tĩnh rất quan tâm đề ra đó là đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhằm thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế, quan điểm đó được thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, “Về Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đảm bảo

tăng trưởng hợp lý và bền vững; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp gắn với tập trung xây dựng các khu đô thị - công nghiệp - thương mại”, Đại hội đã nêu: “Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, huy động tối đa nội lực tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước, công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đời sống; đặc biệt là khuyến khích và ưu tiên thu hút vốn ngoài khu vực nhà nước đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh” [37,tr.72].

Thứ hai,Về phát triển đồng bộ và mở rộng các loại thị trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh trong hoạt động tài chính, thương mại -

dịch vụ”, đại hội đã đề ra: “Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung phát triển và mở rộng các thị trường mới trong khu vực và quốc tế. Nghiên cứu, tiếp cận thị trường Lào và Đông Bắc Thái Lan, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Đông Âu, EU, Mỹ… nhằm đảm bảo mục tiêu xuất khẩu hàng hóa nông, lâm sản và các hàng hóa khác” [37,tr.80]. .

Thứ ba, “Về huy động tổng hợp và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình, dự án trọng điểm, tạo

động lực thúc đẩy phát triển”, trong đó: “Phấn đấu giai đoạn 2011 - 2015 huy

động tổng nguồn vốn đầu tư xã hội đạt 230.000 tỷđồng, trong đó lĩnh vực công nghiệp - xây dựng 138.000 tỷđồng, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp 58.000 tỷ đồng, khu vực dịch vụ 34.000 tỷđồng. Tập trung thu hút các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư và FDI; phấn đấu tổng nguồn vốn đăng ký đạt 235.000 tỷ đồng, các nguồn vốn ngân sách và ODA, NGO đạt 5.000 tỷ đồng. Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình đầu tư trọng điểm cấp Nhà nước nhằm khai thác tối đa, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách, nhất là nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Ưu tiên tập trung nguồn thu vượt kế hoạch cho đầu tư hạ tầng các dự án cấp bách.

Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các nhà đầu tư đúng tiến độ, nhất là các dự án trong Khu kinh tế Vũng Áng, Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, các dự án trong Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các dự án của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, các khu công nghiệp, các công trình đầu mối giao thông quan trọng, cảng biển...; tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp về đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm ổn định đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân các vùng tái định cư.

Đẩy mạnh xã hội hoá thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng các lĩnh vực: xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu, cụm công nghiệp, các lĩnh vực dịch vụ có trình độ cao theo các phương thức BT, BOT, BTO, BOO, PPP...; phấn đấu xây dựng, hoàn thiện cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu tại Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu công nghiệp Gia Lách, Khu công nghiệp Hạ Vàng và các cụm công nghiệp, làng nghề...

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác với các tỉnh của Lào, Thái Lan, các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế góp phần tăng thêm nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực…; thu hút trên 10 tỷ USD đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho các ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn ưu tiên. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị (khoá IX) về công tác người Việt Nam ở nước ngoài; vận động, tập hợp con em người Hà Tĩnh ở ngoại tỉnh, nước ngoài hướng về quê hương đầu tư phát triển kinh tế - xã hội” [37, tr.81, 82, 83].

Thứ tư, “Về đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thúc đẩy phát triển các

thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh”, đại hội nhấn

mạnh: “Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cụm công nghiệp theo hướng khuyến khích, ưu tiên các dự án sử dụng ít đất đai, tiêu tốn ít năng lượng, công nghệ và thiết bị hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường, có giá trị gia tăng cao, tạo nhiều việc làm ổn định cho người

lao động, các dự án đầu tư khai thác năng lượng tự nhiên có nhiều tiềm năng của tỉnh như: điện gió, điện mặt trời…vv. Cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính và rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ đầu tư, chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư, chính sách đất đai, chính sách phát triển nguồn nguyên liệu, chính sách phát triển nguồn nhân lực…

Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá, tiến tới tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm huy động tối đa nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn cho việc phát triển doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khuyến khích hợp tác, gắn kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất, kinh doanh. Có chính sách cụ thể hỗ trợ nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng... để các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các trang trại, gia trại, kinh tế tư nhân phát triển và hình thành mô hình sản xuất lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Tích cực tìm kiếm thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức xúc tiến thương mại, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài nhằm quảng bá, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu” [37,tr.85, 86]. .

Th năm, “Về phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực; tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa

học - công nghệ”, đại hội cũng đã đề ra “Tăng cường xã hội hoá giáo dục gắn với đa dạng hoá các hình thức đào tạo, trên cơ sở liên doanh, liên kết đào tạo trong và ngoài nước” [37,tr.86, 87]. .

Như vậy, có thể nói quan điểm về tăng cường các hoạt động đối ngoại nhằm thu hút nguồn lực ngoài để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, xem đó là một trong những giải phát quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.

Tiu kết chương 1

Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng việc kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong nước với quốc tế, trong đó yếu tố nội sinh giữ vai trò quyết định, tạo cho đất nước sức mạnh tổng hợp để phát triển.

Trong thời kỳđổi mới, việc xác định mục tiêu đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta luôn dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia, đồng thời quan tâm đúng mức đến nghĩa vụ quốc tế, giữ vững hòa bình thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xá hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trên cơ sở quan điểm, chính sách về hoạt động đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Đảng bộ Hà Tĩnh đã có quan điểm rất rõ ràng trong hoạt động đối ngoại nhằm thu hút nguồn lực bên ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chương 2

THC TRNG HOT ĐỘNG ĐỐI NGOI PHC V PHÁT TRIN KINH TẾ Ở HÀ TĨNH T NĂM 2005 - NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở hà tĩnh từ năm 2005 – nay (Trang 46 - 53)