Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội Hà Tĩnh từn ăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở hà tĩnh từ năm 2005 – nay (Trang 53 - 56)

đến nay

Hà Tĩnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ thuộc vùng duyên hải Miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông với 137 km bờ biển, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 145 km đường biên giới; cách thủđô Hà Nội 340km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.348km; diện tích đất tự nhiên 5.997 km2, dân số gần 1,3 triệu người, trong đó có 52,6% dân số trong độ tuổi lao động.

Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVI đề ra mục tiêu: “Phấn đấu đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2015 tỉnh ta trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung” [36, tr.16].

Từ năm 2005 - 2010, được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương, sự nổ lực cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, kinh tế Hà Tĩnh liên tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện; các công trình, dự án trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ; thu hút đầu tưđạt kết quả cao.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,6% (giai đoạn 2001 - 2005 là 8,6%/năm); khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chuyển biến nhanh, đóng góp trên 73% tăng trưởng kinh tế, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng từ 25,56% tăng lên 32,4%; thương mại - dịch vụ tăng từ 31,29% lên 32,6%; nông - lâm - ngư nghiệp từ 43,15% giảm xuống còn 35%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11 triệu đồng.

Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp 3,8%, Công nghiệp - Xây dựng 20,4%, Thương mại - Dịch vụ 10,8%. Cơ

cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng 36,7%; Nông - Lâm - Ngư nghiệp 32,2%, Thương mại - Dịch vụ 31,1%. GDP bình quân đầu người đạt 19,6 triệu đồng.

Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, đã ban hành cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các khu công nghiệp; các ngành, các cấp tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết nhanh, gọn các thủ tục… tạo điều kiện thu hút đầu tư đạt kết quả cao. Đến nay, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 133 dự án với tổng vốn đăng ký 192.247 tỷđồng, trong đó có nhiều dự án có tổng mức đầu tư lớn như: Khu Liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, Khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I và II... Do vậy, Các công trình, dự án trọng điểm được triển khai tích cực. Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã bóc được trên 7 triệu m3 đất tầng phủ; dự kiến chính thức bắt đầu khai thác quặng trong năm 2011. Đang đẩy nhanh tiến độ triển khai Nhà máy Luyện thép và công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ khai thác mỏ.

Riêng Khu kinh tế Vũng Áng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 84 dự án với số vốn đăng ký trên 180.000 tỷ đồng. Một số công trình, dự án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ, như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I (1.200MW); Khu Liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh; Khu Du lịch Hồ Tàu voi; Khu Đô thị - Dịch vụ Phú Vinh; Nhà máy Liên hợp gang thép của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh... Nhiều dự án có quy mô lớn đang triển khai các bước đểđược cấp giấy chứng nhận đầu tư, như: Nhà máy Lọc hoá dầu công suất 16 triệu tấn/năm (12,47 tỷ USD); Nhà máy Luyện thép của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II... Nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Dự án Hệ thống thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đã tổ chức khởi công xây dựng tiểu Dự án đập đầu mối. Tỉnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành phê duyệt tiểu Dự án hệ thống kênh mương để triển khai các bước tiếp theo.

Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã có 08 dự án đầu tư, 115 doanh nghiệp và trên 600 hộđã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đến nay, đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết một số khu chức năng: Khu vực cổng B, Khu công nghiệp - dịch vụ Đại Kim, Khu tái định cư Hà Tân, Khu đô thị tổng hợp Đá Mồng, quy hoạch chi tiết khu vực Cửa khẩu. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, triển khai các dự án đầu tư của các doanh nghiệp vào Khu kinh tế...

Bên cạnh đó hoạt động thương mại - dịch vụ từng bước được mở rộng, nâng cao chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; thương mại nội địa chuyển biến tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các ngành dịch vụ đạt 10,3%, đóng góp trên 30% tăng trưởng GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội bình quân hằng năm tăng trên 30%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm và năm 2010 đạt 55 triệu USD. Một số công trình, dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực thương mại, dịch vụ như: Bến số 1 và 2 cảng Vũng Áng, Tổng kho Xăng dầu Vũng Áng, Tổng kho Khí hóa lỏng Bắc Trung bộ, Trung tâm Thương mại và Khách sạn BMC…

Để đạt được kết quả đó, Hà Tĩnh đã tập trung huy động được nhiều nguồn

vốn đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển đô thị, đầu tư các công trình trọng điểm, xây dựng các khu kinh tế và khu công nghiệp. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn trong 5 năm đạt trên 28.000 tỷđồng, riêng năm 2010 đạt trên 7.200 tỷđồng (tăng 3,2 lần so với năm 2005). Cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm giảm dần, từ 70,25% xuống còn 44%; nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư tăng, chiếm 34% tổng vốn đầu tư xã hội trong năm 2010. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải, điện… được tăng cường.

Hoạt động kinh tế đối ngoại có bước phát triển mạnh, từ năm 2005 đến nay, đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được 17 chương trình, dự án ODA

với giá trị đầu tư 2.367 tỷđồng, đưa tổng số dự án triển khai trên địa bàn lên 33 dự án với tổng mức đầu tư trên 4.200 tỷ đồng. Các dự án ODA được thực hiện đảm bảo quy định và phát huy hiệu quả công tác quản lý viện trợ phi chính phủ; đã triển khai 190 dự án với tổng kinh phí tài trợ trên 340 tỷđồng.

Các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất, kinh doanh phát triển khá.

Công tác sắp xếp, đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước đạt kế hoạch đề ra; đã cổ phần hoá 46 doanh nghiệp nhà nước, chuyển 13 đơn vị thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; cơ cấu ngành nghề và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp có bước chuyển biến tích cực. Phần lớn các doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả, thu nhập của người lao động được nâng lên. Hà Tĩnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã. Toàn tỉnh có trên 2.400 doanh nghiệp hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt 201,3 nghìn tỷđồng, trong đó, các doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp chiếm 19%, thương mại - dịch vụ 40%, xây dựng 41%; 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký trên 10 tỷ USD. Quy mô vốn đăng ký của các doanh nghiệp tăng khá cao so với năm 2005, đến nay, bình quân đạt 6,164 tỷ đồng/doanh nghiệp, riêng tại Khu kinh tế Vũng Áng đạt 2.350 tỷ đồng/doanh nghiệp. Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cơ bản đã được chuyển đổi và từng bước hoạt động có hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 460 hợp tác xã, 01 liên hiệp hợp tác xã, 1.409 tổ hợp tác, với 213 ngàn xã viên, trong đó có 218 hợp tác xã hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở hà tĩnh từ năm 2005 – nay (Trang 53 - 56)