7. Kết cấu của luận văn
1.2. Sự cần thiết và nội dung xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì
1.2.2. Nội dung xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì
- Khái niệm xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì
Xây dựng đạo đức cho thanh niên nói chung và thanh niên huyện Ba Vì nói riêng là quá trình tổ chức giáo dục và rèn luyện thanh niên làm cho họ có nhận thức đúng đắn về những chuẩn mực đạo đức của cộng đồng xã hội hiện nay và tự giác hoạt động theo những chuẩn mực đạo đức đó.
Nội dung xây dựng đạo đức cho thanh niên Ba Vì bao gồm cả quá trình xây dựng ý thức đạo đức và hành động đạo đức cho thanh niên, quá trình giáo dục các chuẩn mực đạo đức cho thanh niên và quá trình rèn luyện trên thực tế theo những chuẩn mực đạo đức đó của thanh niên.
Thanh niên Ba Vì là một bộ phận của thanh niên cả nước, nó có những đặc điểm chung với thanh niên cả nước, nhưng cũng có điểm đặc thù riêng của thanh niên Ba Vì. Việc xây dựng đạo đức cho thanh niên Ba Vì vừa bao hàm những nội dung chung với xây dựng đạo đức cho thanh niên cả nước, vừa có những nội dung
có tắnh đặc thù của địa phương Ba Vì. Từ những quan điểm trên đây, theo tác giả, việc xây dựng đạo đức cho thanh niên Ba Vì bao gồm một số nội dung sau đây:
Một là, xây dựng tình yêu quê hương, đất nước cho thanh niên
Ba Vì là vùng đất có nền văn hoá giàu bản sắc, có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng. Thế hệ thanh niên ở Ba Vì hiện nay vinh dự được kế thừa những giá trị văn hoá to lớn mà biết bao thế hệ cha anh họ đã tạo dựng nên.
Thanh niên Ba Vì hiện nay là thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong hoà bình, thống nhất đất nước, họ không trực tiếp chứng kiến những biến cố lịch sử to lớn. Họ không hiểu thấu đáo những hy sinh mất mát trong chiến tranh... Chắnh vì thế, việc giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên Ba Vì về lịch sử, về truyền thống cách mạng mà cha anh họ đã tạo dựng là nhiệm vụ rất cơ bản và quan trọng nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc, bồi đắp thêm cho hành trang tuổi trẻ trước yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định:
Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc [9, tr.111].
Tình yêu quê hương, yêu đất nước là giá trị đạo đức xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Là một trong những nguyên tắc của đạo đức mới. Khái quát lịch sử Việt Nam qua nhiều thế kỷ, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam ngày 11 -2- 1951 Hồ Chắ Minh nói:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước [56, tr.171].
Với đặc điểm tâm sinh lý của tuổi trẻ, thanh niên dễ dàng tiếp thu cái mới mà chóng quên đi quá khứ và khả năng chịu sự hướng dẫn, lôi cuốn cái mới, hiện đại hơn là truyền thống. Đặc biệt có những thanh niên bị nhiễm nặng tư tưởng sùng ngoại, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân theo kiểu phương Tây, các giá trị hiện đại lấn át giá trị truyền thống, giá trị trước mắt trội hơn giá trị lâu dài, lợi ắch cá
nhân coi trọng hơn lợi ắch Tổ quốc, tập thể, cộng đồng. Nhiều cách sống, ứng xử trái với đạo lý truyền thống tốt đẹp, những phong tục, tập quán của quê hương, của dân tộc. Trong bối cảnh xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, sự đan xen giữa giá trị thật, với các giá trị giả đang làm nhiều thanh niên mất định hướng, sống gấp, hưởng thụ mà không có ý thức và thời gian so sánh, nhận biết giá trị truyền thống. Vì thế càng đi vào hiện đại, càng hội nhập với khu vực và thế giới thì càng phải giáo dục thanh niên phát huy giá trị văn hoá dân tộc, khơi dậy trong thanh niên lòng tự hào dân tộc, biết gạn đục khơi trong, nâng niu, trân trọng và giữ gìn những giá trị truyền thống, có thái độ tôn trọng và biết ơn sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì hạnh phúc và tương lai của các thế hệ mai sau; Biết làm giàu tri thức của bản thân bằng trắ tuệ, tinh hoa văn hoá của nhân loại nhưng không bao giờ lãng quên cội nguồn, thờ ơ với truyền thống.
Như vậy, giáo dục giá trị truyền thống hình thành trong thanh niên tình cảm yêu quê hương, đất nước, trung thành với Tổ quốc và dân tộc, giúp thế hệ trẻ ở Ba Vì vượt qua những cám dỗ vật chất tầm thường do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và những phản giá trị văn hoá ngoại lai trong quá trình thực hiện chắnh sách mở cửa là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Chỉ trên cơ sở giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, con người mới đủ bản lĩnh để đứng vững trước sự đảo lộn định hướng giá trị, coi tiền bạc, địa vị và sự giàu sang vật chất là giá trị, mục đắch mà xem thường các giá trị tinh thần, chuẩn mực đạo đức.
Hai là, xây dựng lý tưởng cách mạng cho thanh niên Ba Vì
Lý tưởng là những mục tiêu cao cả mà con người đặt ra để hướng hoạt động của mình tới mục tiêu đó. Trong cuộc sống của mình, con người không thể sống mà không có lý tưởng. Lý tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người hướng tới, vừa là động lực thôi thúc con người hành động để thoả mãn các nhu cầu, lợi ắch. Nếu như thiếu lý tưởng con người cảm thấy mình mất phương hướng, thiếu niềm tin trong cuộc sống. ỘLý tưởng của con người sẽ làm cho họ có thái độ tắch cực trong nhận thức, nồng nhiệt trong tình cảm, mãnh liệt trong ý chắ, quyết tâm trong hành độngỢ [76, tr.3]. Không có lý tưởng và niềm tin thì làm sao có đức hy sinh và lòng dũng cảm; sự cao thượng và lòng vị tha; dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận khó khăn,
gian khổ... nghĩa là không thể h́nh thành, phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách cho thanh niên.
Lý tưởng chưa phải là cái hiện thực, lý tưởng đó là mục đắch cao nhất, tốt đẹp nhất, là hình mẫu mà người ta phấn đấu để đạt tới. Đối với chúng ta, lý tưởng không phải là ảo tưởng, không phải là điều xa vời mà phải bắt nguồn từ cuộc sống. Lý tưởng đó được xây dựng trên cơ sở thế giới quan khoa học, là sự thống nhất giữa khoa học và niềm tin, giữa lý trắ và tình cảm. Để hình thành lý tưởng cho mình mỗi thanh niên phải biết phân tắch, đánh giá, lựa chọn, khái quát hoá hiện thực để xây dựng cho mình một hình ảnh mẫu mực cần vươn tới. Tất nhiên, hình ảnh đó phải phù hợp với xu thế phát triển của cuộc sống, của thời đại, với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Nếu xác định lý tưởng đúng đắn, cao đẹp người thanh niên sẽ trở thành một nhân cách có ắch cho xã hội, gia đình và chắnh bản thân mình.
Ý nghĩa cuộc sống của mỗi người, nhất là lớp trẻ không chỉ bó hẹp trong đời sống riêng tư mà phải vươn lên, gắn mình với xã hội, quan tâm tới mọi người, tới Tổ quốc, tới nhân dân trở thành lý tưởng và hoài bão lớn. Lý tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay là ỘĐộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộiỢ, phấn đấu vì một nước Việt Nam ỘDân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minhỢ vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội ngay trên mảnh đất của quê hương mình. Đây là một lý tưởng vừa cao đẹp, vừa khoa học.
Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên có nhiều nội dung. Trước hết, giáo dục nhận thức để giác ngộ lý tưởng, giúp họ hiểu lý tưởng đó cao đẹp như thế nào, xây dựng cho họ niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cách mạng, biết biến lý tưởng thành hiện thực, biết cụ thể hoá lý tưởng sống của mình trong lao động, học tập, sinh hoạt. Thứ hai, giáo dục tình cảm cách mạng, giáo dục lòng tin yêu đối với Đảng, với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động, với chế độ xã hội chủ nghĩa...
Việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay cần kết hợp những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. Lý tưởng cách mạng phải được củng cố bằng niềm tin vào hiện thực tốt đẹp của dân tộc.
Truyền thụ lý tưởng cách mạng cho thanh niên không chỉ nhằm giúp họ lĩnh hội được các giá trị văn hoá, lịch sử, hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầu mục tiêu của giáo dục mà còn phải nuôi dưỡng, bồi đắp cho thanh niên lòng nhiệt tình cách mạng và phương pháp cách mạng, nhất là những hiểu biết, tiếp cận vấn đề mới trong cuộc sống. Chúng ta coi việc giáo dục lý tưởng cách mạng là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của giáo dục đạo đức, là cơ sở, nền tảng để phát triển nhân cách con người Việt Nam nói chung và thanh niên nói riêng. Nhận thức được vấn đề này thanh niên bằng tất cả nhiệt tình, ý chắ, tài năng, trắ tuệ họ lấy phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, xây dựng xã hội dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh là lý tưởng sống của mình.
Ba là, xây dựng và rèn luyện tác phong học tập, có kỷ luật, có trách nhiệm cho thanh niên Ba Vì
Lao động là hoạt động đặc thù của con người, nhờ có lao động mà xã hội loài người vận động và phát triển. Trong cuộc sống con người, để đo phẩm giá của mình con người đã sử dụng rất nhiều chuẩn mực khác nhau, chẳng hạn như lương tâm trong sáng, động cơ hành vi hợp đạo đức, cuộc sống tinh thần lành mạnh, không vi phạm các chuẩn mực đạo đứcẦ trong số những chuẩn mực đó thì thái độ đối với lao động được xem là một trong những chuẩn mực quan trọng nhất. Bởi vì thông qua thái độ đối với lao động mà người ta đánh giá con người đó lao động nghiêm túc hay không nghiêm túc; trung thực hay giả dối; có trách nhiệm hay vô trách nhiệm; tiết kiệm hay lãng phắẦ
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chắ Minh luôn xác định vai trò to lớn của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chắnh Ph. Ăngghen đã từng viết: ỘLao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con ngườiỢ [48, tr.641].
Hồ Chắ Minh dạy rằng: lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong mỗi con người đặc biệt là thế hệ trẻ, đang lớn lên cần phải ý thức rằng: lao động sinh ra con người không chỉ vì lao động là phương tiện để tồn tại mà còn là điều kiện thực hiện nhu cầu sáng tạo, là sự thể hiện
bản chất người của con người và do đó lao động là sự thực hiện hạnh phúc cao nhất của con người.
Giá trị đạo đức của lao động là ở chỗ, thông qua lao động có ắch con người biết sống và cần phải sống bằng lao động trung thực của mình. Với lao động, con người chẳng những không gây trở ngại cho sự tồn tại của người khác mà còn có điều kiện giúp đỡ người khác và đóng góp cho xã hội, góp phần đem lại hạnh phúc cho mọi người. Sự thấu hiểu, cảm thông giữa những con người trong lao động là cơ sở hình thành những xúc cảm, tình cảm đạo đức, trong đó có tình cảm nghĩa vụ và tình cảm đạo đức như ý thức trách nhiệm, sự tận tuỵ cũng như niềm tự hào đối với công việc của mình. Những xúc cảm và tình cảm đạo đức là động lực thúc đẩy chủ thể đạo đức thực hiện hành vi đạo đức nhằm sáng tạo ra các giá trị đạo đức, nó tạo ra sự hứng thú và niềm say mê sáng tạo, là yếu tố đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của chủ thể. Do vậy, cần hình thành thái độ lao động tự giác, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật và đạt năng suất cao.
Chỉ có người nào biết quý trọng sức lao động của mình và của những người lao động khác, trân trọng những thành quả lao động, coi lao động như một nhu cầu sống thì người ấy mới có thể trở thành người lương thiện, người tốt. Con người khác con vật ở chỗ, con người có lao động, biết tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của mình, còn con vật thì chỉ biết sử dụng những cái có sẵn trong tự nhiên, lệ thuộc vào tự nhiên. Muốn trở thành con người chân chắnh, muốn Ộngười hơn nữaỢ thì phải rèn luyện để có một thái độ lao động tự giác, phải làm cho lao động trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. C.Mác đã từng nói: Tình yêu lao động là tình yêu đối với cuộc sống.
Truyền thống cần cù tiết kiệm có vai trò vô cùng quan trọng, nhờ thế mà cha ông ta đã xây dựng nên cuộc sống của mình và để lại cho các thế hệ hôm nay những thành quả đáng tự hào, đáng trân trọng. Mặc dù trong lao động, trong cuộc sống có nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nhờ tắnh cần cù, tiết kiệm mà dân tộc Việt Nam đã từng bước tiến lên bằng chắnh sức lao động của mình mà không phụ thuộc vào thế lực khác, dân tộc khác.
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển vô cùng mạnh mẽ, thì Ộcần cùỢ ở đây không chỉ là siêng năng, miệt mài lao động, mà cần cù trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ một cách nhanh chóng, sáng tạo, cần cù trên cơ sở khoa học, chứ không thể là Ộcần cù bù thông minhỢ.
Thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên Ba Vì nói riêng, hiện nay do ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường nên không ắt thanh niên có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, ăn chơi đua đòi xa hoa lãng phắ, lười lao động, ngại học tậpẦvì vậy cần giáo dục cho thanh niên kế thừa truyền thống cần cù, tiết kiệm trong quá trình học tập, lao động và trong cuộc sống trên tinh thần đổi mới.
Thanh niên Ba Vì hiện nay chiếm hơn 50% lực lượng lao động của huyện, đây là nguồn lực dồi dào thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với họ được lao động là động lực để rèn luyện và phát triển. Tuy nhiên, rất ắt thanh niên ý thức được vấn đề này nên dẫn đến lười lao động, ý thức và tinh thần lao động kém, không cống hiến hết tài năng, sức lực và trắ tuệ của mình trong công tác, học tập và lao động sản xuất, chỉ quen hưởng thụ mà không muốn làm việc. Ba vì lại là một huyện mà dân cư phần lớn là nông thôn và dân tộc là chủ yếu, họ quen làm việc trong môi trường tự do, không phải chịu sự quản lý của tổ chức nên họ thắch thì làm không thắch thì chơi, việc hôm nay không làm để ngày mai, công việc đơn giản không yêu cầu đến trình độ, kỹ thuật. Chắnh vì thế, khi nhập cuộc với công việc yêu