7. Kết cấu của luận văn
1.3. Nội dung vai trò của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong
1.3.3. Vai trò là nhân tố định hướng trong xây dựng đạo đức cho thanh
niên Ba vì của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Các giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở góp phần định hướng trong việc giáo dục ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cho thanh niên nói chung và thanh niên Ba Vì nói riêng.
Là sản phẩm của sự vận động và phát triển của tồn tại xã hội và mang tắnh thực tiễn lịch sử - cụ thể, các giá trị đạo đức truyền thống được xác định là cái tốt,
cái đúng, cái tắch cực, cái hay, cái đẹp, là khuôn mẫu, chuẩn mực lý tưởng có tác dụng điều chỉnh hành vi con người, đem lại sự phát triển và tiến bộ cho bản thân con người. Dó đó, từ lâu các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta đã đóng vai trò định hướng cho con người Việt Nam tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp, từ đó xây dựng một xã hội giầu tắnh nhân văn, nhân ái.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đến đạo đức, nhân cách con người Việt Nam là hết sức mạnh mẽ theo cả hai hướng tắch cực và tiêu cực. Bên cạnh đó là sự cố ý gieo rắc, tuyên truyền cho một lối sống vị kỷ, đề cao bản năng, dục vọng cá nhân, thực dụng, chạy theo đồng tiền của các thế lực phản động... tình hình đó càng khẳng định vai trò quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống trong việc định hướng cho chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội, làm cơ sở để mỗi con người tự trau dồi, xây dựng cho mình một nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng.
Chắnh vì thế, có thể nói trong quá trình xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở góp phần định hướng trong việc giáo dục ý thức đạo đức và hành vi đạo đức mới. Giáo Sư, Tiến sĩ Huỳnh Khái Vinh cho rằng:
ỘCách thức tối ưu là dựa vào đạo đức, cụ thể là các giá trị và chuẩn mực đạo đức. Trong khi pháp luật ở nước ta vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển (chứ chưa thể ở nấc thang hoàn thiện như ở những nước có truyền thống pháp quyền từ hàng trăm năm nay) thì giá trị đạo đức vẫn còn đóng vai trò hệ chuẩn phổ quát nhất đối với sự phát triển văn hoá, xây dựng con người. Thông qua giá trị đạo đức có thể phát huy đạo lý dân tộc và bản sắc dân tộc để phát triển văn hoá, xây dựng con người. Bởi lẽ các chuẩn đạo đức tương đối mềm dẻo, được xác định bằng các tắnh chất nên hay không nên. Chúng được kiểm tra bằng lương tâm, danh dự, trách nhiệm, nghĩa vụ, ý nghĩa cuộc sống và dư luận xã hội, tức là được kiểm tra bằng tắnh tự nguyện, tự giácỢ [80, tr.103].
Nói giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng đạo đức không có nghĩa là chúng ta giữ nguyên những giá trị đó mà nhất thiết phải có sự đổi mới, phải làm cho những giá trị đó được sống lại và phát triển tốt
trong những điều kiện mới. Đồng thời chúng ta phải bổ sung những giá trị mới của nhân loại, dân tộc như coi trọng những giá trị cá nhân, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệmẦ
Như vậy để xây dựng đạo đức mới, phải được định hướng bằng những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong quá trình kế thừa và đổi mới.
Trong quá trình kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống cần tránh hai khuynh hướng sai lầm cực đoan sau:
Một là, xu hướng tuyệt đối hoá cái hiện đại, quay lưng với truyền thống mà biểu hiện của nó thường là chạy theo đồng tiền, đua đòi, thắch hưởng thụ, lười lao độngẦ, đây là khuynh hướng cấp tiến thiển cận, ảo tưởng.
Hai là, xu hướng tuyệt đối hoá truyền thống, coi nhẹ cái hiện đại Ộsùng bái cái truyền thốngỢ, sống với lối sống cũ và đã qua, khôi phục cả những truyền thống lạc hậu, những hủ tụcẦ, đây là khuynh hướng bảo thủ.
Như vậy để khắc phục hai khuynh hướng sai lầm trên, đòi hỏi sự kế thừa phải trên cơ sở có chọn lọc, có phê phán với tinh thần đổi mới.
Giá trị đạo đức truyền thống chắnh là nền tảng, là cơ sở giúp cho thanh niên lựa chọn, tiếp thu những giá trị tiến bộ, văn minh, loại bỏ những cái xấu, cái phản giá trị.
Trong xu thế hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, dù muốn hay không, các quốc gia cũng phải mở cửa, hòa nhập chung với thế giới hiện đại. Hội nhập toàn diện trên tất cả các lĩnh vực là nguyên nhân và điều kiện làm xuất hiện và thúc đẩy quá trình tác động, xâm nhập, bổ sung, thậm chắ xung đột lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Trong đó, khả năng diễn ra sự ảnh hưởng, tác động, thậm chắ là áp đặt, lấn át về giá trị và lối sống của một số quốc gia, dân tộc tới một số quốc gia, dân tộc khác là điều không khó khăn. Sự bùng nổ của khoa học, công nghệ làm cho trắ tuệ con người phát triển chưa từng thấy, nhưng nó cũng làm cho tư duy của con người trở nên khô khan, công thức, cảm xúc đạo đức của con người trở nên khô cứng, lạnh lùng, nhạt nhẽo hơn. Trong quá trình hội nhập, không phải bao giờ các nước phát triển cũng vô tư, thiện chắ chuyển giao công nghệ hiện đại, ngược lại các nước chậm phát triển
luôn đứng trước nguy cơ trở thành Ộbãi rác Ợcông nghệ lạc hậu của họ, hoặc nếu có nhận được ưu đãi thì lại kèm theo những điều kiện về kinh tế, chắnh trị không mấy dễ chịu.
Đi liền với đó là sự du nhập của những quan điểm, các học thuyết trái ngược với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, thậm chắ là những phản giá trị, phản văn hóa, phản đạo đức, kắch thắch con người ham muốn hưởng lạc, tạo ra thứ quan niệm sống bất chấp luân thường, đạo lý; lòng nhân ái, sự hy sinh vì nghĩa, lối sống tình nghĩa, thủy chung nhường chỗ cho lối sống vị kỷ, thấp hèn. Sự biến đổi nhanh chóng của các giá trị xã hội đó đã dẫn tới tình trạng người lớn tuổi ngày càng suy giảm khả năng thắch nghi với cái hiện đại, trong khi đó, tuổi trẻ vốn năng động, nhạy cảm với cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh chóng những quan niệm mới, lối sống mới, từ đó lãng quên truyền thống cũ, dễ tạo ra sự xung đột giữa các thế hệ...
Trước tình hình đó, các giá trị đạo đức truyền thống với tư cách là Ộhệ chuẩn giá trịỢ, có vai trò như là màng lọc giúp cho thế hệ trẻ phân biệt đúng, sai, tốt, xấu, biết phân biệt cái gì ỘnênỢ và Ộkhông nênỢ tronh những hành vi, ứng xử của mình, từ đó lựa chọn đúng đắn và tiếp thu những giá trị tiến bộ, văn minh của nhân loại, cũng như lọc bỏ những cái xấu, cái phản giá trị, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay.
Tóm lại, giá trị đạo đức truyền thống- nền tảng đạo đức của xã hội Việt Nam là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành và làm nên cốt cách, bản sắc tinh thần phong phú, tốt đẹp của con người Việt Nam. Những giá trị đạo đức tốt đẹp luôn có tác động to lớn và tắch cực, điều chỉnh nhận thức và hành vi cá nhân cũng như các quan hệ xã hội theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Vì thế giáo dục đạo đức cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay càng cho thấy sự cần thiết phải phát huy mạnh mẽ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên, nhằm hình thành và dần hoàn thiện cho họ bản lĩnh, lối sống, nhân cách vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa hội nhập theo hướng nhân văn, đủ sức là lực lượng chủ lực trong sự nghiệp xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Tiểu kết chương 1
Giá trị đạo đức truyền thống - kết quả của quá trình hình thành và phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc, nền tảng đạo đức của xã hội Việt Nam là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành và làm nên cốt cách, bản sắc tinh thần phong phú, tốt đẹp của con người Việt Nam. Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp luôn có tác động to lớn và tắch cực, điều chỉnh nhận thức và hành vi cá nhân cũng như các quan hệ xã hội theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn có những đặc điểm tâm, sinh lý, nhận thức hết sức đặc biệt. Với sức trẻ, ước mơ và hoài bão lớn lao, họ gánh trên vai trọng trách là chủ nhân của đất nước trong tương lai. Vì vậy vận mệnh của dân tộc, cơ đồ của Tổ quốc, sự thành bại của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phụ thuộc rất nhiều vào việc thanh niên được giáo dục, bồi dưỡng toàn diện.
Trong giai đoạn hiện nay, sự tác động mang tắnh hai mặt của các yếu tố thời đại đến thanh niên là điều không thể tránh khỏi. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải phát huy mạnh mẽ vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên nói chung và thanh niên Ba Vì nói riêng, nhằm hình thành và dần hoàn thiện cho họ bản lĩnh, lối sống, nhân cách vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa hiện đại hội nhập theo hướng nhân văn, đủ sức là lực lượng chủ lực trong sự nghiệp xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY
DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN HUYỆN BA VÌ HIỆN NAY 2.1. Thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hiện nay
2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân đưa đến thành tựu của vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ba Vì hiện nay
Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đóng vai trò nền tảng, là cơ sở, động lực trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên nói chung và thanh niên Ba Vì nói riêng. Vì vậy trong quá trình xây dựng đạo đức cho thanh niên Ba Vì các cấp ủy Đảng, chắnh quyền đã phát huy tối đa vai trò giá trị đạo đức truyền thống. Với sự nỗ lực của chủ thể xây dựng đạo đức, cùng với sự đoàn kết của quần chúng nhân dân việc thực hiện vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho thanh niên Ba Vì đã thu được những kết quả đáng khắch lệ, cụ thể:
Việc phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức cho thanh niên đã được các cấp bộ Đoàn trong huyện hết sức quan tâm với việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động cho đoàn viên thanh niên nhân dịp những ngày lễ lớn, với nhiều nội dung, hình thức phong phú như: mắt tinh kỷ niệm, thông qua hệ thống truyền thanh, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chi đoàn, chi hội, câu lạc bộ, tổ chức các diễn đàn và được nhiều đoàn viên thanh niên tham gia. Điển hình như để chào mừng 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2014 ) tối ngày 5/5 ban chấp hành Đoàn phối hợp với hội cựu chiến binh xã Tản Lĩnh tổ chức đêm giao lưu văn hóa với chủ đề Ộ60 năm âm vang Điện BiênỢ. Đêm giao lưu văn nghệ đã mang đến hào khắ của chiến thắng Điện Biên năm xưa. Ban thường vụ đoàn cũng chú trọng hoạt động giáo dục truyền thống cho đoàn viên thanh niên như tổ chức các cuộc thi ỘĐảng quang vinh - Bác Hồ vĩ đạiỢ, hay cuộc thi Ộ75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt NamỢ và đã thu hút được 420.500 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia.
Các chủ thể giáo dục quan tâm và đề ra các hình thức, phương pháp giáo dục khá phong phú. Các cơ quan, tổ chức đoàn thể có những mô hình giáo dục đạo đức thiết thực, bổ ắch, phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của thanh niên. Bằng những phương pháp và hình thức giáo dục khác nhau, ban tổ chức cơ sở Đoàn đã biết lồng ghép những nội dung giá trị đạo đức mới với những giá trị đạo đức truyền thống của địa phương, của dân tộc với những giá trị đạo đức của nhân loại và của thời đại vào các hoạt động để giáo dục thanh niên.
Trong công tác giáo dục truyền thống, gắn với các hoạt động kỷ niệm lớn của Đảng, đất nước, dân tộc và quê hương, các cấp bộ Đoàn trong toàn huyện đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục về truyền thống yêu nước, cách mạng cho đoàn viên thanh niên và được nhiều đoàn viên thanh niên tham gia như: Tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ. Đó là, các phong trào lớn như ỘThanh niên lập nghiệpỢ, ỘTuổi trẻ giữ nướcỢ do Trung ương Đoàn phát động được Ban thường vụ Huyện đoàn thực hiện và triển khai rộng trong toàn huyện, rồi những cuộc vận động: Ộthanh niên sống đẹp- sống có ắchỢ diễn đàn Ộthanh niên làm theo lời BácỢ đã được thanh niên ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Phong trào này đã góp phần hình thành cổ vũ động viên, khắch lệ thanh niên, nhiều thanh niên đã vươn lên lập thân, lập nghiệp và làm giầu ngay trên mảnh đất của gia đình và của địa phương mình.
Mặt khác, với sự phối hợp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chắ Minh các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, trên địa bàn huyện Ba Vì đã tổ chức nhiều cuộc thi, nhiều phong trào thiết thực nhằm giáo dục cho thanh niên hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống cách mạng của Đảng, của quê hương, dân tộc, từ đó khơi dậy được ý chắ tự lực, tự cường và niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Đó là các cuộc thi, các buổi tọa đàm, các phong trào Ộthanh niên lập nghiệpỢ, Ộtuổi trẻ giữ nướcỢẦ
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7) hàng năm, ban thường vụ huyện đoàn đã chỉ đạo 100% cơ sở đoàn tổ chức lễ dâng hương và thắp nến tri ân đồng loạt tại nghĩa trang địa phương mình vào ngày 26, 27/7; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, thăm và tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chắnh sách tại địa phýõng; ban thýờng vụ huyện đoàn cũng đã phối hợp với
phòng lao động thương binh xã hội tổ chức lễ dâng hương và thắp nến tri ân tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ huyện Ba Vì.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, Ban thường vụ huyện đoàn đã chỉ đạo tất cả các đoàn cơ sở khối xã, thị trấn trong toàn huyện thường xuyên duy trì hoạt động tổ, đội an ninh tự quản trên địa bàn dân cư, các đội thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kắch của các cơ sở tham gia đội an ninh xung kắch đảm bảo trật tự địa phương, đơn vị, duy trì các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các khu họp chợ, các địa điểm trước cổng trường Trung học phổ thông Quảng Oai, Trần Phú, Ba Vì, phổ thông trung học nội trú khi tan giờ học. Thiết thực hưởng ứng chương trình ỘTuổi trẻ thủ đô đồng hành với các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảoỢ, thường trực huyện đoàn cũng đi thăm, tặng 8 xuất quà (mỗi xuất trị giá 600 nghìn đồng ) cho 8 gia đình có người thân làm việc tại hải đảo (2 gia đình tại huyện Ba Vì