7. Kết cấu của luận văn
1.3. Nội dung vai trò của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong
1.3.2. Vai trò động lực trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ba Vì
giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là ngọn nguồn và là động lực phát triển của dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh dân tộc, đặc biệt là kắch thắch thế hệ thanh niên vươn lên tự tin trong điều kiện mới hết sức phức tạp như hiện nay. Trong thời đại toàn cầu hóa dù muốn hay không, các quốc gia cũng phải mở cửa hoà nhập chung với thế giới hiện đại. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại làm cho các lĩnh vực của đời sống trở nên hết sức năng động, các điều kiện và yêu cầu cuộc sống luôn luôn thay đổi. Đặc biệt là các thành tựu của cuộc cách mạng tin học đã làm cho các luồng tư tưởng, các sản phẩm văn hoá được truyền bá nhanh chóng và rộng khắp. Chắnh những nhân tố mới của thời đại đã tạo nên những mối quan hệ mới có ảnh hưởng đến các quan hệ truyền thống và các chuẩn mực vốn tương đối ổn định. Tất cả những yếu tố mới ấy đã làm thay đổi tư duy, tác phong của con người nói chung, đặc biệt là tầng lớp thanh niên nói riêng, làm cho họ năng động hơn, nhạy cảm hơn, tăng khả năng nhận thức và cải tạo thế giới, thay đổi nhiều quan niệm sống của họ. Mặt khác nó cũng lại là cơ hội cho sự nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong đạo đức, lối sống. Trong đó đồng tiền trở nên có vai trò tối thượng trong việc điều tiết quan hệ giữa người với người trong xã hội. Thực tế đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới thế hệ thanh niên. Với sự non nớt của mình, họ
dễ bị cuốn vào vòng xoáy của cái lợi vật chất trước mắt mà quên đi những giá trị làm người, dần đánh mất lương tâm và danh dự...
Bên cạnh đó còn là sự chống phá của các thế lực thù địch, chúng tìm mọi cách để phá hoại thành quả cách mạng của chúng ta. Chúng tìm mọi cách phá hoại trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Trong đó thế hệ trẻ- chủ nhân tương lai của đất nước là mục tiêu mà chúng hướng tới. Chúng gieo rắc những văn hóa phẩm đồi trụy, mua chuộc, dụ dỗ, làm sa ngã thế hệ trẻ, lôi kéo họ vào con đường ăn chơi, sa đọa, lối sống lệch lạc, buông thả, thờ ơ với vận mệnh của đất nước, xa rời mục tiêu, lý tưởng đưa nước ta thành nước dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Vậy dựa vào đâu để con người có cơ sở sàng lọc những gì phù hợp, cần thiết cho sự phát triển riêng của Việt Nam và loại bỏ những cái không phù hợp với quá trình xây dựng đạo đức cho con người Việt Nam và thanh niên Việt Nam (trong đó có thanh niên Ba Vì)? Đó chắnh là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, nó sẽ trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc, khơi dậy ở thế hệ trẻ lòng tự hào dân tộc, ý chắ quật cường, không chịu khuất phục trước mọi cám dỗ của thời thế, vươn lên làm chủ cuộc sống, xây dựng và gìn giữ những giá trị tốt đẹp của dân tộc trong thời đại mới. Sẽ không bao giờ có con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện nếu như mỗi chúng ta không có hiểu biết, không thấm nhuần lịch sử hào hùng của dân tộc ta cùng với những giá trị truyền thống mà cha ông ta đã để lại. Vì thế việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên sẽ tạo khả năng to lớn cho sự hoàn thiện từng bước con người mới, từ đó sẽ nung nấu trong lòng họ những hoài bão, khát vọng đấu tranh và xây dựng tổ quốc ngày càng giàu mạnh, vì một xã hội Ộcông bằng, dân chủ và văn minhỢ.