Tư tưởng triết học hiện sinh của M Heidegger và K.Jaspers

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi(Les Mouches) (Trang 28 - 40)

B. NỘI DUNG

1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học J.P Sartre

1.2.3. Tư tưởng triết học hiện sinh của M Heidegger và K.Jaspers

Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản kháng đối với chủ nghĩa duy lý thời kỳ cận đại và triết học cổ điển Đức nhƣng trƣớc hết là Chủ nghĩa hiện sinh ra đời phản ánh sự khủng hoảng tinh thần của giai cấp tƣ bản, khi bƣớc vào thời kỳ giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Đây là sự phản ứng tiêu cực của tầng lớp tri thức tiểu tƣ sản đối với sự tha hóa xã hội và đối mặt với mặt trái của thành tựu khoa học kỹ thuật trong xã hội đầu thế kỷ XX. Trong sự ra đời của triết học Sartre có sự ảnh hƣởng của các tƣ tƣởng triết học hiện sinh của M. Heidegger và K. Jaspers.

M. Heidegger ( 1889 – 1976 ) là một trong những đại biểu sáng lập ra chủ

nghĩa hiện sinh và cũng đƣợc xem là một trong các triết gia có tƣ tƣởng khó hiểu nhất trong lịch sử triết học. Ơng là triết gia có suy tƣ về cuộc đời, thế sự, đúng là đã đi vào vùng tăm tối của con ngƣời hiện đại. Bản thể luận triết học của ông nhƣ là một toà lâu đài nguy nga, tráng lệ, sống bên trong lâu đài ấy là một ơng hồng triết học. Ơng đã đi tìm cho triết học một nền tảng và nền tảng đó chính là “Về nền tảng của siêu hình học không phải là Hiện hữu và Thời gian, cũng

không phải Ý thức và Thời gian mà là Hữu thể và Thời gian”[ 29, 37]. Với câu

hỏi nền tảng của siêu hình học là “Tại sao lại có hiện vật mà khơng có vơ thể?” những câu hỏi đã đƣa nhà triết học tới một quan niệm triết học “Siêu hình học là

tra vấn vượt qua hiện vật để giữ lại hiện vật như là thế và trong tồn thể hầu có thể am hiểu được nó”. [29, 69]. Sự minh biện cho cái hiện hữu là quan trọng để

qua đó xây dựng bản thể Dasein.

Dasein là một nguyên nhân khởi thủy là nền tảng cho mọi cái hiện hữu. Cái hiện hữu là mặt khách quan của tồn tại ngƣời nhƣng cái hiện hữu này tự nó là vơ nghĩa, là hƣ vơ nếu không đƣợc soi sáng bằng tồn tại ngƣời. Sự tồn tại của cái hiện hữu chỉ tồn tại khi Dasein gán cho nó một ý nghĩa. Cái bàn trƣớc mắt tơi tồn tại khi tơi nhìn thấy nó là chiếc bàn, cái cây bởi nó là cái cây khi tơi phát hiện nó nhƣ là một cái cây…nhƣng phải lƣu ý rằng sự hiện hữu ấy khơng có nghĩa là tồn tại. Heidegger đã phân biệt thế nào là tồn tại ngƣời và thế nào là cái hiện hữu, song ông không ƣu tiên cho bên nào cả mà ông coi Dasein và Seiendes phải có liên hệ với nhau. Trong đó điểm phát hiện ra cái Seiendes là Dasein. Bản thân Dasein không phải là một sự vật, một vật chất cụ thể, không phải là cái Seindes mà là nguyên thuỷ của mọi cái Seiendes nói chung. Ở điểm này triết học truyền thống đã có sự nhầm lẫn tai hại.

Tồn tại ngƣời ( Dasein) là một tồn tại đặc biệt không tồn tại trong các điểm của khơng gian, khơng có trong thể xác của con ngƣời mà nó là một sự tồn tại tiên nghiệm, có liên hệ với tha nhân, là một khả năng luôn thiết kế mình. Tồn tại ngƣời gắn liền với thời gian với cấu trúc thời gian, tính lịch sử của cấu trúc thời gian : quá khứ, hiện tại, tƣơng lai. Với tƣ cách là nỗi ƣu tƣ, sự lo lắng, hay sợ hãi có cấu trúc chỉnh thể gồm ba yếu tố :

Tồn tại trong thế giới ( In-der-welt- sein) là dạng quá khứ của thời gian, phần xác định tiên nghiệm của con ngƣời. Nhƣng khơng nên hiểu nó là sự tồn tại bên một vật nào đó có tính khơng gian, cũng khơng phải là tồn tại nhƣ kiểu chủ thể - khách thể mà phải hiểu nhƣ là bị vứt bỏ vào trong đó một cách ngẫu nhiên.

Tồn tại của cái hiện hữu trong thế giới ( Sien- bei – innerweltlich) là

phƣơng thức quan hệ của tồn tại ngƣời với cái hiện hữu hay hiện hữu với hiện hữu. Xét về mặt thời gian thì là phần hiện tại của tồn tại ngƣời.

Dự phóng ( Vorweg- Sein) là cái phân biệt với các sự vật khác. Tồn tại ngƣời ln là một sự vƣợt trƣớc, chạy khỏi mình về phía trƣớc, nó ln tồn tại trong khả năng và thiết kế mình theo khả năng đó. Dự phóng ứng với tƣơng lai của thời gian.

Nỗi ƣu tƣ, sự sợ hãi, lo lắng... là bản chất của Dasein có tính tiên nghiệm. Với tƣ cách nhƣ vậy những bản chất này luôn hiện hữu thƣờng xuyên hƣớng tới các dạng khác nhau của hiện hữu để khẳng định cái tồn tại của con ngƣời. Tồn tại ngƣời khẳng định tính tồn tại thơng qua những siêu việt của nó với ý nghĩa là khả năng thực hiện các thiết kế về bản thân không bất định. Khẳng định này đƣợc hiểu về thời gian tính của tồn tại với giới hạn của nó.

Tồn tại và thời gian : Tồn tại ngƣời không phải là tồn tại trong thời gian mà

tồn tại với tƣ cách là thời gian, là thuộc tính, là một cấu trúc. Tính thời gian này xác định ý nghĩa của tồn tại ngƣời. Giới hạn của tồn tại ngƣời nằm ngay ở bản thân tồn tại vì tồn tại là hƣớng tới điểm cuối cùng là cái chết, điều không thể nào tránh khỏi ở hiện sinh. Cái chết thủ tiêu mọi dự định, thiết kế, biến mọi tham vọng của khả năng thành hƣ vô thuần tuý. Tồn tại dẫn tới cái chết là nỗi sợ hãi tiên nghiệm của bất cứ cá nhân nào và cũng không thể nào tránh đƣợc, không ai chết thay đƣợc cho ai. Cái chết là tận điểm của hiện sinh. Ai cũng có khả năng tự thiết kế bản thân mình sao cho khơng trùng lặp ở những ngƣời khác. Phê phán triết học truyền thống, Heidegger khẳng định con ngƣời có thể tạo ra bản chất của chính mình. Là điểm khác biệt so với những sự vật hay bất cứ hiện hữu nào khác. Lo âu là bản chất tiên thiên có trong con ngƣời chính vì vậy lo âu là những khởi nguyên cho mọi suy tƣ về đời ngƣời và kiếp ngƣời với ƣớc vọng thoát ra khỏi những băn khoăn ở cõi ngƣời mà trở về với chính mình. Nhƣ vậy vấn đề bản thể luận của ơng chính là cái ƣu tƣ, sợ hãi,...với tính cách là những bản chất nhất. Hiện sinh đồng nhất với ƣu tƣ, sợ hãi. Khả năng con ngƣời phải biến thành một sự hiện hữu mới là tồn tại đích thực của con ngƣời. Tồn tại và thời gian là

tác phẩm quan trọng nhất của Heidegger ở đây ơng đã trình bày tâm nguyện của mình là khám phá ra một bản thể luận mới nắm bắt đƣợc bản chất của tồn tại.

Tồn tại đối với Heideger là sự khai mở, cái gì đó khơng dấu giếm, khơng che đậy hay sự náu mình. Nhƣ vậy cái gì đang tồn tại, cái đang là nhƣ là một sự

đang diễn ra. Nhƣng cả con ngƣời và sự vật lúc đó mới cùng hiện diện. Nói tồn tại là nói tơi và sự vật cùng phát lộ ra. Thơng qua sự lo âu ta có thể phát hiện ra tồn tại. Thực chất thì quan niệm tồn tại của ơng là thần bí : nhưng tồn tại – tồn tại là gì nhỉ ? Nó là chính nó. Để nhận biết và nói về nó, tư duy nhân loại cịn phải học ![29,17]. Tồn tại mới đƣợc khai mở qua hƣ không và xuyên qua hƣ khơng một cách thần bí. Phƣơng pháp áp dụng để xem xét tồn tại là hiện tƣợng học nhƣ một sự khai mở hay sự không che dấu của tồn tại. Nhận thức một cách trực tiếp, trực quan thuần tuý của ý thức tiên nghiệm đối với các hiện tƣợng, hiện tƣợng này là cái tự bộc lộ ra, chỉ ra chính mình. Hiện tƣợng này là mục đích của nhận thức. Tuy nhiên phƣơng pháp hiện tƣợng luận có một số điểm khác căn bản với E. Husserl. Heidegger đã bản thể luận hố , thơng qua việc ơng đƣa vào khái niệm Dasein và khái niệm hiện sinh thay cho khái niệm cái tôi , khái niệm ý thức những thứ ở Husserl trở thành đối tƣợng của phân tích hiện tƣợng học.

Hiện sinh đích thực

Tƣ tƣởng triết học về hiện sinh đã bóc trần những khía cạnh của tồn tại thơng qua những cái hiện hữu. Ở đó con ngƣời cũng là một cái hiện hữu nhằm giải thích rõ tồn tại của bản thân thơng qua chính sự hiện hữu này. Cái thật sự tồn tại chính là Dasien cái tồn tại ở đây và bây giờ. Ngƣời trực tiếp nêu ra câu hỏi về sự tồn tại của chính mình đi tìm giá trị cũng nhƣ mục đích của tồn tại ở đây. Không phải là sự tồn tại tất nhiên mà là sự tồn tại ngẫu nhiên trong một thế giới phức tạp và biến hành. Vì vậy theo Heidegger con ngƣời không đƣợc phép sống hay tồn tại theo kiểu sự hiện hữu đƣợc mà phải làm cho mình xứng danh vì đã sinh ra trong cuộc đời này. Thế mới khơng phải lãng phí sự tồn tại này.

Tồn tại ngƣời Dasien có bản chất là hiện sinh. Với bản chất này con ngƣời đã khơng cịn đƣợc diễn giải bằng bình diện lý trí. Cái phần thâm sâu của con ngƣời là sự lo âu, nỗi sợ hãi, cô đơn...đƣợc hiện hữu thƣờng xuyên. Những nỗi niềm này đã biến bản thân con ngƣời thành những tồn tại đích thực nhất mà triết học truyền thống lý tính đã khinh bỉ. Cái bản chất duy nhất của con ngƣờ và thế giới. Nỗi ƣu tƣ này liên tục đẩy con ngƣời vào việc nhìn ngắm lại bản thể tồn tại của mình bằng những sự kiện ngây thơ, ngẫu nhiên nhất. Bằng thiết kế vào thực tại để hƣớng tới một tƣơng lai khác.

Nhƣ vậy với quan điểm cơ bản này về Dasien, Heidegger đã khắc hoạ nên một sự đặc thù của tồn tại ngƣời so với những hiện hữu khác. Làm nổi bật lên cấp bậc tồn tại Dasien là cái khả năng hiện thực hố bản thân mình, ln thiết kế mới mẻ bản thân của tồn tại chính mình. Ơng đã đƣa ra một hình thái hiện sinh thực sự khác lạ so với những quan niệm về con ngƣời trong sử triết. Đó là cách lựa chọn lối sống của mình, tự làm nên bản chất của chính mình trong một viễn cảnh đa đoan và hỗn độn.

Con ngƣời ngay từ đầu là sự thống nhất với thế giới không tách biệt ra ngoài thế giới nhƣ một đơn tử. Nhƣng phải có con ngƣời thì thế giới này mới sáng rõ ra nhƣ nó vốn tồn tại. Với những ngƣời khác cũng vậy, con ngƣời không thể tách ra khỏi những cái tôi khác mà nằm trong một mối liên chủ tính thống nhất. Mỗi ngƣời có trách nhiệm và tự do của riêng mình.

Cuộc đời con ngƣời là một quá trình chạy trốn vì bản thiết kế cứ mãi dài đằng đẵng. Trong mọi hoàn cảnh con ngƣời đều có quyền lựa chọn thế này thế khác. Những thiết kế không bao giời đứng im lìm, bất động. Chính vì thế mà cuộc đời cứ lê thê mãi trong con đƣờng đi tìm lại chính mình. Nhƣng cuối cùng cũng có một tận cùng cho con ngƣời nhƣ là khả năng bất khả chạy trốn là cái chết. Khi đối mặt với cái chết thì mọi thứ trở nên hƣ vơ kể cả thiết kế của mình. Cái chết là điểm tận cùng của hiện sinh, thơng qua đó chúng ta mới có ý thức về

những gì mà chúng ta đang là, đồng thời cũng là sự tự do tuyệt đối nhất của con ngƣời hiện sinh.

K. Jaspers (1883 – 1969) là một triết gia tiêu biểu trong phong trào hiện

sinh Đức. Theo K. Jaspers thì triết học chính là lời kêu gọi thƣờng xuyên suy tƣ vƣợt ra ngoài hiện tồn của chúng ta và tri thức về thế giới. Chúng ta không thể hiểu đƣợc trực tiếp cái bản chất, muốn hiểu đƣợc bản thân mình thì phải thơng qua “ Tình huống giới hạn”.

Quan niệm của K. Jasper về tồn tại người.

Triết học theo, K. Jaspers là một sự tiếp cận không bao giờ kết thúc đối với hiện thực. Bởi vì, cái tuyệt đối của nó chỉ ra cách thức liên tục vƣợt ra ngoài mọi tồn tại, nhƣng cách thức ấy lại khơng thể tìm đƣợc trong một hệ thống...điều này chỉ ra cho chúng ta thấy hệ thống triết học của K. Jaspers đã đi vào những vùng u tối nhất của hiện sinh, những gì khó mơ tả nhất. Bản thể luận, đạo đức học, quan niệm về lịch sử… là những tƣ tƣởng triết học cơ bản của K. Jaspers đƣợc trình bày phổ biến và trở thành cơ sở lý luận cho triết học hiện sinh của J. P. Sartre. Siêu hình học của ơng vẫn là tìm kiếm tính xác thực của tồn tại ngƣời trong cái Siêu nghiệm.

Xuất phát điểm tƣơng đồng với Heidegger, K. Jasper đã tìm những điểm khởi đầu cho một triết lý “Siêu nghiệm” trên chính hiện sinh tự ngã. Tồn tại ngƣời theo cách nói của Heidegger hay Hữu của Jasper cần phải hiểu theo nghĩa tổng quát, phải là đối tƣợng suy tƣ của triết học. Hữu ( tồn tại ) là công việc của con ngƣời, do con ngƣời quan niệm, xét trên mọi bình diện trong đó cơ bản là bản thể luận và nhận thức luận. Triết lý phải là triết lý về Hữu lấy Hữu làm thƣớc đo cho mọi vấn đề. Sự hiện hữu của Hữu chỉ đƣợc phát hiện trên những tình huống giới hạn, tuyệt đối ở đây và bây giờ, nhƣng vô hạn trong thời gian. Hiện sinh của ngƣời đƣợc hiểu nhƣ là hữu nhân loại, hiện sinh là trung gian giữa vũ trụ và siêu vƣợt, giữa hiện tƣợng và hữu tự ngã. Nhƣ vậy trong hiện sinh không thể tách rời giữa vật chất và hiện tƣợng mà trái lại ơng thừa nhận có vật chất và ý

thức đƣợc thiết lập trong hiện sinh. Chính từ hiện sinh mà nảy nở ra các hƣớng vô cùng khác nhau, phong phú để cảm nhận một hiện sinh khả thể. Nhƣng khả thể ấy không đƣợc hiểu nhƣ một cái gì đó đóng khung, cơ đọng cứng đờ, bất động…bởi vì hiện sinh là một hiện sinh vƣợt lên trên mọi bản chất. K. Jasper ái ngại với tất cả các hệ thống triết học mang tham vọng quy tất cả mọi hiện sinh về với những quan niệm kiểu Platon, Hêghen...hiện sinh có khởi ngun bởi chính mình. Khơng có một cái cơ sở nào cho nó cả. Đây là một sự khác biệt với hầu hết các quan niệm khác trong triết học duy lý cổ điển. Hiện sinh đƣợc Ông hiểu nhƣ là một vong bản của chính nó, là tặng phẩm đối với chúng ta, là sự tự kiến tạo trong thời gian. Tuy vậy cái chính mình ấy lại đƣợc thiết lập bởi một tự do tự mình muốn mình. Tự do trong cách hiểu của ơng thì đó là một thái độ hƣớng tới chân lý. Tự do chỉ có thể có trong tƣơng quan với chân lý cần đạt tới. Ngƣời tự do là ngƣời can đảm hƣớng tới chân lý, hiến thân phục vụ cho chân lý ấy. Đây nhƣ là một màn dạo đầu cho sự đi tới trách nhiệm lớn lao cần đảm nhiệm của con ngƣời . Thái độ của ngƣời hiện sinh là phải lựa chọn. Lựa chọn ấy nằm bên cạnh tha nhân, tức là chọn tha nhân cái không phải tôi. Nhƣng phải hiểu tự do của ơng nhƣ là cái gì đó khơng thể đạt đƣợc, nếu đạt đƣợc tự do thì có nghĩa là lại đi về với Platơn, Hêghen…mối quan hệ giữa tơi và tha nhân có phải chăng sẽ không bao giờ tri kỷ ?. Phải có một nơi hẹn hị của cùng hai đối tác, để hiểu nhau. Đó là sự thơng cảm với tha nhân, nhƣng tơi cũng đƣợc tha nhân hiểu tôi nhƣ tôi hiểu tha nhân vậy. Nhƣ vậy trong xã hội này con ngƣời cần phải thơng hiểu lẫn nhau. Khơng có cái gọi là lẻ bóng trên đƣờng hiện sinh. Mỗi khi tơi triết lý điều ấy có nghĩa là tơi đang tham gia đối thoại với tha nhân lấy tha nhân làm cơ sở triết lý. Điều thiết yếu đối với mỗi bên là giữ đƣợc tính độc lập của chính mình, tự chủ ln là một cố gắng phải thực hiện để tránh sự hoà tan của hai ý thức, hai tự do. Cũng chính vì thế mà con ngƣời khơng loại bỏ đƣợc sự cô đơn bởi nếu nhƣ hai bên hồn tồn hiểu nhau rồi thì có thể nào nói tới tha nhân và tơi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi(Les Mouches) (Trang 28 - 40)