Tác phẩm “Ruồi”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi(Les Mouches) (Trang 43 - 47)

B. NỘI DUNG

1.3. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của J.P Sartre và tác phẩm

1.3.2. Tác phẩm “Ruồi”

Về hình thức: “Ruồi” thuộc thể loại kịch; đƣợc viết thành các hồi và các

cảnh; cụ thể: 3 hồi.

Hồi 1: 6 cảnh: Orextơ tìm về quê hƣơng gặp lại mẹ, em và thấy lại đô thành

Argos.

Hồi 2: Chia làm 2 màn.

Màn thứ nhất: 4 cảnh: Chàng chứng kiến buổi lễ, chứng kiến Électre vùng

lên ở buổi lễ (Có thể coi đây là tình huống thách thức thứ nhất đối với Électre); chứng kiến Égixtơ đã duy trì trật tự bằng cách nào và ở màn này chàng đã đối

diện với sự tuyệt vọng cực điểm (có thể coi đây là tình huống thơi thúc nội tâm thứ nhất đối với Oreste) và phát hiện ra con đƣờng mới của mình.

Màn thứ hai: 8 cảnh: Orextơ và Électre cùng thực hiện hành động giết vua

Égisthe và Clytemnestre (mẹ của Orextơ) (Đây có thể coi là tình huống hành động đích thực của cả hai anh em) và tun ngơn chân lý mới của mình.

Hồi 3: 6 cảnh: Tiếp tục khẳng định chân lý mới phát hiện thông qua việc

chống lại Giuypite, chống lại các thần trả hận và đối diện với tình huống giới hạn thứ ba – gánh lấy nỗi ân hận của dân thành Argox, nhƣ một nhiệm vụ phải làm và dự định sẵn.

Xoay quanh hành động của Orextơ chống lại thế quyền (Égisthe và Clytemnestre – mẹ chàng), chống lại thần quyền (Giuypite); phê phán thái độ yếu đuối của Électre, dân Argox và của chính bản thân chàng (chống lại các nữ thần trả hận – Ruồi) và tun ngơn con ngƣời mà qua đó J. P. Sartre muốn gửi gắm. Sau những tháng ngày tha hƣơng nơi đất khách cùng với thầy giáo của mình. Chàng trai Orextơ hơm nay trở về thành bang Argox nơi mà chàng đƣợc sinh ra. Thành bang Argox vốn là nơi ngự trị của đức vua Agamennon và hoàng hậu Clytemnestre. Đức vua với lịng nhân từ của mình đã đạt đƣợc những chiến cơng chói lọi nhƣng nay đã trở thành một thành phố sống dở, chết dở, một thành phố nhung nhúc Ruồi nhặng.

Nguyên nhân chàng phải dời đơ thành là vì trƣớc kia, khi chàng đƣợc ba tuổi thì gia đình gặp biến cố. Mẹ chàng Hoàng hậu Clytemnestre dan díu với Egixtơ giết chết đức vua Agamennon để chiếm ngơi vua. Orextơ may mắn đƣợc một tên lính đƣa đi xa. Egixtơ lên ngơi trị vì với sự đồng tình của thần Jupiter, dồn tồn thể dân chúng thành Argox vào trong mặc cảm và tội lỗi, trong tâm trạng ăn năn và hối hận, trong thế luôn kiêng cữ, thú tội từng lời lẽ thốt ra. Chỉ có Electre chị của Orextơ, là dám phản kháng và nuôi mơ tƣởng báo thù cho cha ( Hồi I).

Orextơ trở về Argox, gặp lại chị và đích thân ra tay giết chết mẹ của mình và tình nhân Egixtơ. Chàng đã trả thù cho cha của mình, chàng đã tự mình quyết định và hiến trọn vẹn hành động ấy không một chút ăn năn hối lỗi, không kinh tởm, sợ sệt. Nhƣng chị của chàng lại lung lay khi thấy em trai của mình đích thân toại nguyện giấc mộng trả hận thay cho mình (Hồi II).

Cũng chính từ sự dao động ấy Electre đã lần tới chỗ ăn năn hối hận. Nàng nhẹ dạ cả tin theo lời dịu ngọt của thần Giuypite (Jupiter) để cuối cùng đoạn tuyệt tình nghĩa với Orextơ. Cịn Orextơ thì tin chắc vào hành động đích thực của mình, khơng ngại đƣơng đầu với thần Giuypite; chàng sẽ chịu sống cuộc sống cơ độc một mình, bị thành bang Argox nguyền rủa, sẽ bị bầy ruồi thần quấy rối. Nhƣng chàng đã thắng cuộc và dạy cho dân chúng thành bang Argox bài học về lịng dũng cảm và sự tự do đích thực của một con ngƣời ( Hồi III).

Kết luận chƣơng 1

Tƣ tƣởng triết học của J. P. Sartre là kết quả của cuộc phản ánh tồn tại xã hội phƣơng Tây đang có những bƣớc chuyển quan trọng về mọi mặt. Tâm lý lo sợ trƣớc thực tế xã hội đảo điên tạo nên một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong lòng con ngƣời văn minh. Kẻ thống trị thế giới đang phát minh những khí giới có khả năng tiêu huỷ tồn tại ngƣời. Con ngƣời nhƣ một trị chơi của tạo hố. Có thể khái quát những lý luận sau cho sự ra đời tƣ tƣởng của J. P. Sartre :

Thứ nhất, tồn tại xã hội của phƣơng Tây lúc này đã chỉ ra cho chúng ta thấy

sự phức tạp của tồn tại ngƣời, mỗi bản vị là những cá tính độc đáo khơng có điểm tƣơng đồng. Mối liên hệ với xã hội đã tạo nên những tập đoàn ngƣời khủng lồ mà nhân vị cá nhân trở nên nhỏ bé, không thể cƣỡng lại đƣợc. Khoa học – kỹ thuật cùng với vô vàn những thành tựu mà nhân loại cùng đạt đƣợc lại làm tăng thêm áp lực trƣớc tồn tại của con ngƣời.

Thú hai, tƣ tƣởng triết học của các bậc tiền bối của J. P. Sartre đã trở nên quen thuộc trong giới tƣ sản đƣơng thời. Triết học đời sống của A. Bergson đã lý giải cuộc sống con ngƣời khơng phải bằng lý trí tƣ biện truyền thống mà bằng

trực giác. Chính vì vậy phƣơng pháp luận của trƣờng phái này đã đi sâu vào việc phát triển trực giác, phê phán khoa học nhƣ những dữ kiện sai lầm của việc lý giải cuộc sống. Triết học hiện tƣợng học của E. Husserl thì đi vào những khuynh hƣớng phức tạp của tồn tại ngƣời. Đối tƣợng mà Husserl quan tâm là các giai tầng của ý thức của bản thể tồn tại ngƣời. Qua `đó gạn lọc để đi tìm một ý thức

thuần tuý nhƣ Kant đã làm. Heidegger và K. Jasper là hai triết gia chủ yếu của

chủ nghĩa hiện sinh Đức. Với tƣ cách là học trị của Husserl hai ơng đã khai thác hiện tƣợng luận nhƣng với hai khuynh hƣớng tƣ tƣởng khác nhau. M. Heidegger thì cặm cụi đi tìm một ý nghĩa của tồn tại ngƣời đích thực là gì ? ở ơng những suy tƣ về thân phận con ngƣời mới là cơng việc của triết học, cịn ngồi ra là công việc của khoa học. Thế giới quan của ông là vơ thần. Ơng coi cơ sở mọi tồn tại là xuất phát từ chính bản thể ngƣời. Cịn K. Jasper thì lại chủ trƣơng theo hƣớng ngƣợc lại. Theo ơng thì thế giới cũng có sự tồn tại của một cái gì đó lên trên hết : Bao dung thể. Thực chất triết học của ông hƣớng tới một con đƣờng đã dọn sẵn là tồn tại một siêu việt thể nhƣ là một Thƣợng đế ở bên kia thế giới.

Thứ ba, Tƣ tƣởng triết học của J. P. Sartre cũng đƣợc nảy nở trên những cơ

sở lý luận và thực tiễn nhƣ thế. Ông mong muốn xây dựng nên một con ngƣời tự do với tinh thần trách nhiệm cao độ một khi ta không thể tách ra khỏi thế giới nhiều máu và nƣớc mắt này. Những sáng tác của ông đầy đủ mọi thể loại từ triết học tới văn học, từ các loại hình báo chí tới những kịch bản nghệ thuật. Tất cả di sản đồ sộ ấy đã chứng minh cho một triết gia đa tài trong lĩnh vực tƣ tƣởng và thực tiễn. Ở „„Ruồi‟‟ có những tƣ tƣởng triết học cơ bản, đƣợc trình bày ẩn đi trong tính văn học của nó. Tác phẩm “Ruồi” của J. P. Sartre là âm thanh cuồng nộ về một thời đại tha hoá tồn tại ngƣời. Tính chính trị nóng hổi của “Ruồi” thể hiện lòng yêu nƣớc, yêu tự do trong một J. P. Sartre dấn thân, can trƣờng trƣớc những mƣu toan thâm độc của những sức mạnh thù địch đang ngự trị trên thế giới và tại nƣớc Pháp. Ở đây, ta đã hình dung một thái độ phê phán những con ngƣời hèn nhát trốn tránh trách nhiệm của mình.

Chương 2

NHỮNG TƢ TUỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA J. P. SARTRE TRONG TÁC PHẨM “RUỒI”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng triết học của J.P. Sartre trong tác phẩm Ruổi(Les Mouches) (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)