Thơ là tiếng nói cất lên từ thế giới siêu thực trong tột cùng cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 89 - 93)

Chƣơng 3 : QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN VỀ THƠ

3.1. Thơ là tiếng nói cất lên từ thế giới siêu thực trong tột cùng cảm

xúc

Tác giả Nguyễn Bá Thành trong chuyên luận Chế Lan Viên với phong cách suy tƣởng đã khẳng định: “Thoát ly vào thơ và làm cho thơ thoát ly hiện thực. Đó là đặc điểm cốt lõi nhất của phong trào Thơ mới nói chung và Chế Lan Viên nói riêng”[46, tr. 45]. Nếu Thế Lữ ôm giấc mộng lên tiên, Lƣu Trọng Lƣ phiêu lƣu trong trƣờng tình, Huy Cận chôn thơ trong những mối sầu thiên cổ...thì Chế Lan Viên (cùng những nhà thơ trong trƣờng thơ loạn) lại chọn đi mãi về phía siêu hình. Nếu Hàn Mặc Tử nói: “Làm thơ tức là điên”, thì Chế Lan Viên thêm: “Làm thơ là làm sự phi thƣờng”. Quan niệm ấy của Chế Lan Viên đã nâng thơ vƣợt lên trên nhiệm vụ phản ánh hiện thực để bƣớc vào một cõi mới lạ, một thế giới khiến ngƣời thi sỹ rung cảm hồn phách, “đê mê” và “khoái lạc” (Chữ dùng của Bích Khê). Thế giới thơ ấy đối lập với thế giới hiện thực đời thƣờng, vì thế không thể lấy cách cảm, cách nghĩ, những tƣ duy của con ngƣời đời thƣờng để giải mã đƣợc thứ nghệ thuật thi ca ấy. Trong bài Tựa cho tập Điêu tàn, Chế Lan Viên quy thơ mình về thế giới của những điều “vô nghĩa hợp lý” và cƣời nhạo những ngƣời “tự cho là hiểu đƣợc nó”, để rồi “chê nó là giả dối”. Ông thấy cần phải nói cụ thể hơn về vấn đề này: “Thấy dòng sông Linh quằn quại trong thơ tôi, thấy ngƣời dũng sỹ vùng vẫy trong sách tôi, ngƣời ta hỏi: sông Linh ở đâu? Ngƣời dũng sỹ ăn mặc nhƣ thế nào? Hãy nghĩ lại! Có ai thấy vào buổi chiều, rụng ở tháp một viên gạch cũ mà hỏi: Viên gạch ấy chu vi bao nhiêu? Đúc từ đời nào? Ở đâu? Bởi ai? Và

để làm gì?”[80, tr. 23]. “Dòng sông Linh”, “viên gạch vỡ”, thuộc về quá khứ của một vong quốc Chàm. Đó là thế giới hƣ cấu, siêu hình đƣợc viết nên hoàn toàn trong trí tƣởng tƣợng của nhà thơ.

Sọ dừa, đầu lâu, ma hời sờ soạng, ...thế giới rùng rợn ấy trong Điêu tàn

của Chế Lan Viên là sản phẩm của một khát vọng lớn lao đƣợc thành thật của tâm hồn ngƣời thi sĩ. Trƣớc hết đó là sự thành thật với chính mình. Khi ngƣời thơ sáng tác, là khi “nó gào, nó thét, nó khóc, nó cƣời. Cái gì của nó cũng tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào máu mắt, nó cƣời tràn cả tủy là tủy”[80, tr. 23]...Cho nên thơ, trong quan niệm của Trƣờng thơ loạn mà tiêu biểu là Chế Lan Viên có thể coi là mĩ học của sự tột cùng, tột cùng cảm xúc và tột cùng của sự chân thành. Vì thế, ngƣời đời có thể cho rằng, những điều ngƣời thi sỹ kia nói là “vô nghĩa” nhƣng với nhà thơ, “cái gì nó nói đều có cả”. Có nghĩa là tác giả đặt lòng tin tƣởng tuyệt đối vào tiếng thơ của chính mình. Và xúc động thay, lòng tin tƣởng, sự thành thật của ông đặt trong thế giới thơ siêu hình ấy, lại có rất nhiều ngƣời tin ông và hiểu ông thành thật. Hoài Thanh đọc thơ ông và cảm nhận rất sâu sắc điều này. “Khi Chế Lan Viên kêu:

“Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta? Ý của ai trào lên trong đáy óc,

Để bay đi theo tiếng cƣời điệu khóc?”

tôi nhất quyết thi nhân thành thực hơn tôi khi tôi nói, chẳng hạn: tờ giấy kia trắng. Vì câu nói của tôi là một câu nói hờ hững, xuất tự tri giác, tôi vẫn tin mà không để vào đó tất cả lòng tin. Chế Lan Viên trái lại, đã để trong tiếng kêu hốt hoảng của mình một lòng tin đau đớn.

Ấy, ngƣời thƣờng có những nỗi đau tựa hồ vô lý vậy mà thành thực vô cùng”[44, tr. 240]. Đến với thơ Chế Lan Viên, Hoài Thanh đã đọc bằng cả tấm lòng của một ngƣời tri kỉ. Bởi những gì Hoài Thanh cảm nhận cũng chính

là những gì Chế Lan Viên khao khát khi quyển Điêu tàn đến tay bạn đọc. Kết thúc bài Tựa ông đã tâm tình: “Nếu, khi sách đọc xong mà cái buồn, cái chán, cái hãi hùng cũng ùa nhau đến bọc lấy hồn anh, làm cho anh phải cƣời, phải gào, phải khóc, thì xin anh chớ hẹp hòi gì mà cƣời cho mênh mang, gào cho vỡ cổ, khóc cho hả hê”[80, tr.24]

Với quan niệm thơ thoát ly hiện thực, Chế Lan Viên đã đƣa thơ thoát ra khỏi thời gian và không gian tồn tại bình thƣờng của cuộc sống con ngƣời, đƣa thơ từ cõi ý thức đến cõi vô thức, đƣa thơ từ cõi hữu hình đến cõi siêu hình. Cõi siêu hình trong Điêu tàn chính là quá khứ nƣớc non Chàm, một thế giới đau thƣơng thuộc về quá khứ, một miền xa xôi cách biệt với cuộc sống thực một khoảng cách vô tận. Khách thể thẩm mĩ độc đáo này đã khiến biết bao ngƣời yêu thơ Chế Lan Viên tìm cách lý giải. Song, theo chúng tôi, quá khứ dân tộc Chàm đi vào thơ Chế Lan Viên và trở thành đối tƣợng thẩm mỹ là bởi vì đối tƣợng thẩm mỹ này có thể cho phép nhà thơ tạo ra một quá khứ tƣởng tƣợng, trong những không gian và thời gian tƣởng tƣợng, để từ đó, Chế Lan Viên có thể âm thầm nói lên nỗi đau của một ngƣời dân nô lệ, nói lên nỗi u hoài, uất nghẹn của một thế hệ những nhà thơ không tìm thấy lối đi cho hành trình thơ cũng nhƣ hành trình cuộc đời của chính mình. Quan niệm thơ thoát ly trong cõi siêu hình phần nào đã đƣa thơ Chế Lan Viên đi khá xa về phía hƣ vô thần bí nhƣng phần nào vẫn khiến ngƣời đọc cảm nhận rõ tấm lòng của ông trƣớc thực tại, nói nhƣ Tố Hữu, chính là ngoảnh mặt nhƣng không quay lòng, trí lạc nhƣng lòng không lạc.

Trƣớc Cách mạng, do chịu ảnh hƣởng của trƣờng phái thơ tƣợng trƣng siêu thực phƣơng Tây thế kỉ XIX, Chế Lan Viên cho rằng thơ chính là tiếng nói của tột cùng cảm xúc trong thế giới siêu hình, một thế giới khác lạ hoàn toàn với đời thƣờng, với ngƣời thƣờng mà vô cùng chân thật với chính bản thân ngƣời nghệ sỹ. Quan niệm ấy đã đƣa thơ ông đến tận cõi hƣ vô xa xăm

mà vẫn không thoát khỏi nỗi buồn. Song ở một khía cạnh khác, chính nỗi buồn mang dấu ấn thời đại ấy là biểu hiện tha thiết của tấm lòng yêu đời, khao khát gắn bó với đời trong Chế Lan Viên. Tấm lòng ấy của ngƣời thi sỹ chính là điểm tựa tinh thần lớn lao để sau Cách mạng, con ngƣời “đi xa về hoá chậm” này có thể chan hoà với cuộc sống, chiến đấu, lao động của nhân dân trong thời đại Cách mạng hào hùng.

Trong hành trình hòa nhập, dấn thân của ngƣời nghệ sỹ đến với Cách mạng, phục vụ Cách mạng, Chế Lan Viên cũng nhƣ những văn nghệ sỹ tiền chiến lúc bấy giờ đã lên tiếng phủ nhận Thơ mới (trong đó có Điêu tàn). Họ tiến hành một cuộc “lột xác” để giác ngộ. Nhƣng dẫu sao, đó vẫn là máu thịt của tâm hồn ngƣời, nói “bỏ” không phải là chuyện giản đơn. Sau này, trong bài viết Thơ trong sách giáo khoa (Viết cho tạp chí Văn học 8/1963), Sông Thƣơng, sông Hƣơng trong dòng văn học (1986), Chế Lan Viên đã lên tiếng bênh vực Thơ mới, chiêu tuyết cho Thơ mới. Điều ấy khẳng định, Thơ mới có một ý nghĩa quan trọng, không thể phủ nhận trong tiến trình phát triển văn học. Điêu tàn của Chế Lan Viên cũng nhƣ tƣ duy thơ tƣợng trƣng siêu thực vốn không mâu thuẫn với tƣ duy thơ Cách mạng. Để phù hợp nhiệm vụ thơ phục vụ chính trị, tƣ duy thơ siêu thực tuy vắng bóng trong thành tựu thơ Chế Lan Viên trong thời đại Cách mạng, song ngƣời đọc lại thấy dấu ấn của Điêu tàn, thấy sự xuất hiện trở lại của tƣ duy thơ siêu thực khi ông viết Di cảo thơ. Quan niệm nghệ thuật thơ là thế giới của tƣ duy siêu thực trở lại không chỉ trong thơ của Chế Lan Viên mà còn xuất hiện đậm nét trong nhiều nhà thơ, đặc biệt là nhà thơ Thanh Thảo với nhu cầu đổi mới nghệ thuật sâu sắc. Điều đó khẳng định những tìm tòi, sáng tạo trong thơ của Chế Lan Viên từ những năm đầu thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)