Thơ là tiếng nói của trí tƣởng tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 110 - 112)

Chƣơng 3 : QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN VỀ THƠ

3.3. Thơ là tiếng nói của trí tƣởng tƣợng

Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì tƣởng tƣợng là đôi cánh của thơ. Tƣởng tƣợng là hoạt động tâm lý, phân giải, tổ hợp các biểu tƣợng đã có để tạo ra hình tƣợng hoàn toàn mới. Mọi nghệ thuật đều cần đến tƣởng tƣợng. Thơ không xây dựng các hình tƣợng khách thể nhƣ nhân vật trong truyện hay kịch, kí mà xây dựng hình tƣợng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc đang diễn ra, vì thế, tƣởng tƣợng trong thơ càng có vai trò quan trọng. Trong quan niệm của nhà thơ Chế Lan Viên “thơ không có tƣởng tƣợng nhƣ bể đã cạn hết nƣớc, con cá không sống vào đâu đƣợc nữa”[85, tr. 697]. Thơ phản ánh thực tế bằng lung linh, bằng đƣờng cong cho nên nhà thơ rất cần trí tƣởng tƣợng.

Song tƣởng tƣợng Chế Lan Viên nói đến ở đây không phải là thứ tƣởng tƣợng huyễn hoặc thoát ly cuộc sống. Đồng thời với việc đề cao trí tƣởng tƣợng trong quan niệm về thơ của mình, ông quan tâm đặc biệt để lý giải sâu

sắc mối quan hệ khăng khít giữa trí tƣởng tƣợng và hiện thực. Trong bài nói chuyện Bình thơ – giảng thơ ông cho rằng: “Tƣởng tƣợng đi trƣớc mở đƣờng cho thực tế nhƣng chính tƣởng tƣợng là con đẻ của thực tế. Tác giả của Mai đình mộng kí nói rất đúng: “Chỉ những ngƣời có đại giác mới có đại mộng”. Sự hiểu biết rộng lớn ở đây trƣớc hết là sự hiểu biết thực tế, nên có thể nói: Có thực tế lớn mới có mơ mộng lớn”[85, tr. 696]. Mối quan hệ giữa tƣởng tƣợng trong thơ và thực tế đƣợc Chế Lan Viên thể hiện bằng hình ảnh con diều và sợi dây của nó. Thơ phải “lung linh” giữa giải thích đƣợc và không giải thích đƣợc, giống nhƣ con diều “khả bay và bất khả bay”, phải tung cánh đƣợc lên trời rất cao, đừng có chỉ là là mặt đất, nhƣng cũng phải có cái dây mà kéo xuống đất đƣợc, chứ đừng theo tƣởng tƣợng mà bay mất. Vấn đề là phải biết tƣởng tƣợng nhƣ thế nào, tƣởng tƣợng phải có sự giám sát của lý trí. Thơ thể hiện những hình ảnh của cuộc đời, đồng thời tạo thêm ra nhiều hình ảnh khác cho cuộc đời. Chế Lan Viên cho rằng thơ cần cái thật:

Em là con gái Bắc Giang

Nhƣng nó cũng cần cái hƣ:

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?

Em có tuổi hay không có tuổi?

Ông yêu cầu thơ cần cái chân xác:

Cá nục, cá chim cùng cá đé...

Và cũng cần cái huyễn hoặc:

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng... Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.

Hiện thực cuộc sống và thế giới cảm xúc trong thơ có hàng trăm, hàng nghìn cách thể hiện. Có lúc nói thực, có lúc nói hƣ, có khi nói thẳng, mà có lúc quanh co cũng rất cần thiết. Nghệ thuật đi bằng đƣờng cong dù nó vẫn là “đất đối đất”:

Những câu thơ pháo đất đối đất phải qua trời bằng một đƣờng cong Có những lúc câu thơ phải bắn cầu vồng

Mà ngƣời nhắm vẫn là nhắm thẳng”

(Nghĩ về nghề...nghĩ về thơ...nghĩ) Chế Lan Viên nói chuyện đi xem múa rối, có ngƣời nói con rối chỉ làm đƣợc mấy động tác, sao không đƣa ngƣời thật lên sân khấu có hơn không? Ông phản đối gay gắt: “Nói nhƣ vậy thì còn gì nghệ thuật múa rối nữa”. Thơ cũng vậy, “không có trí tƣởng tƣợng thì làm sao có đƣợc những câu thơ hay”[85, tr. 696].

Thơ cần sự thành thực của ngƣời nghệ sỹ. Mà tâm hồn ngƣời nghệ sỹ vốn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn và bay bổng. Cho nên, khi ngƣời nghệ sỹ viết nhƣng câu thơ mông lung, ảo diệu thì có thể đó chính là những thành thật nhất của tâm hồn con ngƣời ấy. Quan niệm thơ là nghệ thuật của trí tƣởng tƣợng, Chế Lan Viên muốn đƣa ngƣời đọc đến với muôn cách thể hiện của thơ ca về hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn của ngƣời nghệ sỹ, đồng thời mỗi ngƣời nghệ sỹ, bằng tất cả sự chân thành của trái tim và tâm hồn cần thiết phải làm cho thơ đạt đến cõi ảo, cõi mê.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)