Chƣơng 3 : QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN VỀ THƠ
3.4. Vấn đề hình thức trong thơ
Là một nhà thơ chịu tìm tòi, suy ngẫm trong nghề, Chế Lan Viên nói nhiều đến vấn đề hình thức thơ không chỉ trong thơ mà còn trong các bài phê bình, tiểu luận. Chúng tôi tập trung vào những vấn đề về hình thức trở đi trở lại trong phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên: ngôn ngữ thơ, vần điệu trong thơ, những bộ phận của một bài thơ và sự phù hợp giữa nội dung và hình thức thơ.
Bàn về vấn đề ngôn ngữ trong thơ, trong bài viết Ngôn ngữ của quần chúng và của nhà văn, Chế Lan Viên đặc biệt nhấn mạnh hai khía cạnh: Thứ
nhất, phải học tiếng nói của quần chúng và học trong tất cả vẻ đa dạng của nó; thứ hai, phải coi trọng vai trò của nhà văn trong vấn đề sáng tạo ngôn ngữ. Ngôn ngữ của quần chúng tạo nên sự đa dạng cho ngôn ngữ thơ. Sự đa dạng ấy thể hiện rõ rệt trong ca dao. Khảo sát ngôn ngữ ca dao, điều ấn tƣợng nhất của Chế Lan Viên đó là cảm giác “lạ vô cùng” ngay cả đối với những câu thơ rất quen thuộc. Đi tìm cái lạ trong ngôn ngữ thơ quần chúng, khẳng định mỗi ngƣời nghệ sỹ cần phải học những sáng tạo của quần chúng, Chế Lan Viên đồng thời nêu rõ quan niệm của ông về ngôn ngữ thơ. Với ông, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ của sự sáng tạo. Quần chúng sáng tạo ngôn ngữ ngay trong lời nói hằng ngày của chính bản thân mình. Ngƣời nghệ sỹ cũng vậy, trong mỗi sáng tác, đừng để ngôn ngữ mãi là tài sản chung của xã hội, hãy biến ngôn ngữ thành sản phẩm riêng của cá nhân, hãy đem đến cho ngôn ngữ thơ cái dấu ấn cá nhân đậm nét.
Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ đƣợc tinh lọc, gọt giũa. Nhà thơ chính là ngƣời thợ ngôn ngữ ấy, vào trong cái bể bao la vô tận của quần chúng, tìm lấy cái đẹp vĩ đại của ngôn ngữ đang hoà tan trong ấy, và cấu tạo nên những tác phẩm. Theo Chế Lan Viên, một tác phẩm dù là tuyệt tác đi nữa, có là gì đâu trƣớc ngôn ngữ vô cùng phong phú của quần chúng nhân dân, nhƣ hạt muối có là gì bên cạnh bể. “Nhƣng về cấu tạo, về tổ chức mà nói, có phải hạt muối kia cao hơn chất mặn hoà tan trong bể? Những tác phẩm văn học nhƣ
TRUYỆN KIỀU, Chinh phụ ngâm, THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG, THƠ YÊN ĐỔ, Xống chụ xon xao (Thái), Tiếng hát làm dâu (Mèo), (...) là cao hơn tiếng nói thƣờng vì ngôn ngữ ở đấy nhờ có các tác giả vô danh hay hữu danh đã đƣợc kết tinh”[85, tr. 144].
Tài năng của ngƣời nghệ sỹ biểu hiện trong việc sáng tạo ngôn ngữ. Chế Lan Viên làm sáng tỏ điều này bằng một loạt những ví dụ: “Cùng một ý ngƣời đàn bà khóc nhƣ cành hoa lê đẫm mƣa” lấy từ thơ Bạch Cƣ Dị (Lê hoa
nhất chi xuân đái vũ), Nguyễn Du viết: “Cành hoa lê đã đầm đìa giọt mƣa”...Tản Đà viết: “Cành hoa lê trĩu hạt mƣa xuân dầm”. Cùng một ý “bàn tay đàn đến chảy máu”, Nguyễn Du viết: “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”. Tƣơng An quận vƣơng viết: “Bốn dây ứa máu tì bà”...[85, tr. 146]. Ngôn ngữ trong thơ là thứ ngôn ngữ cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh và giàu cảm xúc. Đó là thứ ngôn ngữ đã đƣợc tinh luyện qua sự chọn lọc khắt khe của ngƣời nghệ sỹ. Song không nên hiểu rằng, cứ ngôn ngữ chau chuốt, cứ sáng tạo ngôn ngữ đa dạng mà có thể thành thơ. Thơ còn là tình, là ý, là tƣ tƣởng, là trí tuệ... vấn đề ở đây là Chế Lan Viên muốn nhấn mạnh ngôn ngữ của hình thức trong sự phù hợp với nội dung.
Với phong cách phê bình tranh biện, Chế Lan Viên trong những bài phê bình hay tiểu luận của mình thƣờng có cách nêu vấn đề từ các ý kiến trái chiều, để từ đó thể hiện ý kiến của bản thân, hoặc bác bỏ, hoặc đồng tình. Giọng điệu phê bình đanh thép từ tƣ duy phê bình quyền uy khiến Chế Lan Viên thƣờng đại ngôn khi trình bày quan niệm, viện dẫn Đảng nhƣ một nền tảng tƣ tƣởng vững vàng. Bàn về ngôn ngữ thơ hiện đại cần phải “mộc”. Chế Lan Viên đồng tình. Song có ngƣời khác lại bảo “chỉ mộc mới là thơ”. Và Chế Lan Viên đã ngay lập tức lên tiếng: “ Quả là các bạn ấy chƣa đƣợc thông tin về vấn đề này. Họ không đọc kĩ Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng khi Thủ tƣớng nói về câu ca dao mộc: “Hỡi cô tát nƣớc bên đàng”...và về câu thơ “Long lanh đáy nƣớc in trời” điêu luyện. “Một hòn ngọc hãy còn mộc mạc của dân gian và một hòn ngọc đã qua tay ngƣời thợ thiên tài””[85, tr. 325]. Quan niệm ngôn ngữ thơ mộc mạc với quan niệm ngôn ngữ thơ tinh luyện không đối lập mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau. Nó song hành tồn tại trong một nhà thơ, trong một nền thơ. Xuân Diệu viết không chút văn chƣơng: “Hỡi xe đang chạy với bu gà”. Lại cũng văn chƣơng đẹp đẽ khi ông viết: “Ngày hoá bếp hồng em chụm thổi - Đêm thành lụa tuyết để em thêu”. Ở
Việt Nam, ngƣời ta yêu ca dao mộc mạc và đề cao Truyện Kiều điêu luyện, tinh hoa.
Chế Lan Viên cho rằng, phải điêu luyện cật lực mới trở nên trong sáng. Ngôn ngữ thơ trong quan niệm Chế Lan Viên vì thế là thứ ngôn ngữ sáng tạo, tinh luyện, mà vẫn mộc mạc, giản dị và trong sáng. Đó là một yêu cầu nghệ thuật lớn lao và muôn thuở đối với ngôn ngữ thơ ca.
Hình thức thơ còn là vấn đề tạo vần cho thơ. Vần là một bộ phận của hình thức, vần góp phần làm ra thơ nhƣng thơ không phải là vần. Có rất nhiều ngƣời làm thơ dở nhƣng lại bỏ vần rất tuyệt. Nhƣ vậy, vần có thể tạo nên vẻ đẹp cho thơ, nhƣng chỉ có vần đẹp thì không thể là bài thơ hay.
Học làm thơ, nhiều ngƣời băn khoăn hỏi Chế Lan Viên về cách gieo vần. Trả lời họ, ông đã nhắc đi nhắc lại quan niệm của mình về vai trò của vần trong thơ: “Thơ là tƣ tƣởng, là tình cảm, là cảm giác, là hình ảnh ...rồi thứ đến mới là vần và bằng trắc. Có nhiều ngƣời viết văn xuôi nhƣ Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc mà vẫn đƣợc gọi là thi sỹ, trong khi đó, nhiều nhà thơ vì có vần quá, nên lại rất “văn xuôi””[84, tr. 606].
Vần điệu trong thơ đƣợc Chế Lan Viên nói đến nhƣ chuyện của ngƣời phụ nữ đan áo, hay ngƣời đánh cờ mồm. Đan len và đánh cờ vốn không phải chuyện giản đơn, thế mà họ không nhầm lấy một mũi kim, một nƣớc cờ. Bởi họ đã thuộc lối đan len và lối đánh cờ. Nhà thơ cũng phải thuộc, phải quen lối gieo vần, lối bắt vần phối hợp với âm thanh, nhịp điệu, thì khi sáng tác mới có đƣợc sự thoả mái nhƣ ngồi đan len hay đánh cờ. Một bài thơ hay không thể đƣợc sáng tác từ một ngƣời làm thơ, cứ viết một chữ lại nhẩm xem có vần hay không vần, nó trắc trắc hay bằng bằng, cái câu tám chữ hay còn bảy chữ. Ngƣời làm thơ muốn sáng tạo nghệ thuật phải quen thuộc các âm thanh, vần điệu, quen thuộc những quy luật của ngôn ngữ của hình thức đến gần nhƣ có thể sử dụng nó trôi chảy nhƣ ngƣời đan len không biết tay mình lần từng mũi,
đánh cờ mà vẫn tiếp tục gánh lúa đi đƣờng, và bỏ vần, bỏ hàng chục hàng trăm vần hiểm hóc, éo le mà ý bài thơ vẫn cứ phăng phăng đi tới.
Vần không phải là tất cả bài thơ, nhƣng một trong những đặc trƣng của thơ là nhạc điệu, nhịp điệu đƣợc tạo nên trƣớc hết bởi cách gieo vần. Việc gieo vần trong thơ là tùy vào sự phù hợp của không chỉ nội dung mà còn thể loại. Nhƣng đối với ngƣời mới học làm thơ, Chế Lan Viên khuyên nên tập làm thơ có vần luôn, cho quen, cho thuộc bởi trƣớc hết vần điệu chính là đặc trƣng của thơ. Nếu không làm đƣợc thơ thì học thuộc và khi đã thấm sâu thì cách gieo vần tự nhiên trở thành khuôn mẫu vô hình trong tâm thức của chúng ta. “Và đến ngày kia mình quen với vần điệu nhƣ cá quen nƣớc. Cá đâu phải rẽ nƣớc ra mà đi một cách khó khăn, ngƣợc lại chính nƣớc đã nâng đỡ cho cá lội. Vần điệu sẽ không ngăn cản mà lại trợ hứng rất nhiều cho ngòi bút của chúng ta”[84, tr. 609].
Chế Lan Viên đã từng ví von: Thơ hay nhƣ ngƣời con gái đẹp, đi đến đâu cũng lấy đƣợc chồng. Theo cách ví von của ông thì có lẽ nội dung của thơ chính là vẻ đẹp tâm hồn, còn hình thức chính là dong dáng ngoại hình, tóc dài da trắng của cô gái đẹp. Trong mối quan hệ giữa vẻ đẹp tâm hồn bên trong và vẻ đẹp hình thức bên ngoài của con ngƣời, ca dao có câu: “tốt gỗ hơn tốt nƣớc sơn”. Có nghĩa là đặt trong lý luận về thơ, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của thơ là mối quan hệ khăng khít, phụ thuộc. Nội dung quyết định hình thức, hình thức thơ nhất định sẽ phải phù hợp với nội dung thơ nhất định. Sẽ không có nội dung nào nằm ngoài hình thức và ngƣợc lại, không có hình thức nào lại không thể hiện nội dung.
Về vấn đề hình thức thơ, Chế Lan Viên rất quan tâm tới những cấu trúc của một bài thơ. Nếu trừ một bài thơ quá ngắn, thì thƣờng thƣờng, một bài thơ gồm có nhiều đoạn, một đoạn gồm có nhiều câu và một câu gồm có nhiều chữ. Và vì thế, để có một tác phẩm thi ca nghệ thuật hoàn mỹ về mặt hình
thức thì chữ, câu trong bài thơ là những bộ phận quan trọng, rất đáng quan tâm.
Chế Lan Viên cho rằng: “Chữ, từ là đơn vị thấp nhất, bé nhất trong bài thơ, bài văn. Thế nhƣng không đƣợc coi thƣờng nó. Thiếu một chữ, sai một từ có khi hỏng cả bài”[85, tr. 40]. Thơ hay ở sự súc tích cô đọng, cho nên lựa chọn chữ trong thơ là điều khiến ngƣời viết cần thận trọng. Ông hình dung rằng, chữ nhƣ một đạo quân và ngƣời làm thơ nhƣ ngƣời chỉ huy đạo quân ấy, để khi xếp chữ nào vào câu nào thì ở đó đã không chỉ tạo nên nghĩa mà còn tạo nên một sức gợi sâu sa trong lòng ngƣời đọc. Chữ trong thơ cần chính xác, những nếu chỉ cần chính xác thì các nhà khoa học có lẽ sẽ không còn tìm đến thơ. Thơ độc đáo là ở sự sáng tạo, sáng tạo trên từng con chữ. Khoa học nói một là một hai là hai, còn trong thơ thì “Mình với ta tuy hai mà một/ Ta với mình tuy một mà hai”. Chữ trong thơ có khả năng biến hóa khôn lƣờng nhƣ thế nên có khi, nhìn lại nghệ thuật thi ca trong triết lý và chiêm nghiệm, Chế Lan Viên coi nghệ thuật thi ca chính là một thứ nghệ thuật “chơi chữ”:
“Ở đây chơi chữ
Chữ trá hình – đang là ta, mà nó hóa ra mình Chữ đa nghĩa - ở bên bờ vô nghĩa
Để chơi trò chơi ấy
Những kẻ đã sống thật, đem đời mình thật Ra mà chơi chữ
Đầu chơi sau thật” (Chơi)
Từ vấn đề của chữ trong thơ, đến đây, suy tƣởng Chế Lan Viên hƣớng tới nghề làm thơ trong tính chất trò chơi đầy nghiệt ngã. Ngƣời nghệ sỹ trên hành trình làm nghệ thuật có khi phải dám đánh đổi, “đem đời mình thật” mà “chơi trong chữ”. Và khi ấy, mỗi chữ trong thơ đã soi bóng cả đời sống tâm
hồn ngƣời nghệ sỹ, không phải chỉ có ngọt bùi mà cả những đắng đót lặn vào trong.
Trong những suy nghĩa về thơ, ngƣời đọc thấy Chế Lan Viên nhiều lần suy nghĩ về câu thơ. Câu trong thơ khó viết bởi: “Vừa phải chở ý, vừa phải thông dòng, mà lại còn phải hay nữa. Thế mới thành thơ chứ chỉ chở ý và thông dòng thì đấy chỉ là câu văn vần” [85, tr. 44]. Tức là, theo Chế Lan Viên, câu thơ cần có sự thống nhất hài hòa trong một chỉnh thể, câu trƣớc gọi câu sau, câu sau nâng đỡ câu trƣớc để cùng chuyển tải đƣợc nội dung của bài thơ. Bài thơ đƣợc tạo nên từ những câu thơ, cho nên Chế Lan Viên yêu cầu cần có nhiều câu thơ hay, ý thơ đẹp, để tạo nên những bài thơ độc đáo và hấp dẫn.
Nhƣ vậy, trong quan niệm của Chế Lan Viên hình thức thơ là một vấn đề quan trọng. Bởi không có một tác phẩm nghệ thuật nào nằm ngoài một hình thức nhất định. Hình thức rõ ràng bị chi phối bởi nội dung song nội dung chỉ có thể đƣợc thể hiện khi nó ở trong một hình thức phù hợp. Trả lời bạn yêu thơ về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của thơ, Chế Lan Viên có những khẳng định nội dung quyết định hình thức, ngƣợc lại hình thức cũng có ảnh hƣởng quan trọng đến nội dung. Nếu tả cái khí thế ào ạt của một cuộc biểu tình trong thể thơ lục bát, thì cái hình thức êm ả của lục bát sẽ phần nào hạn chế khí thế của cuộc biểu tình. Nội dung một bài thơ đã hay thì khi có vần có điệu vào càng hay, mà kể không bằng miệng, bằng văn xuôi cũng đảm bảo hay, thì vần điệu thêm vào mới không là nƣớc sơn giả phủ lên một thứ gỗ xấu. Ngƣời làm thơ, khi mới cầm bút viết thƣờng hay băn khoăn nên viết thơ tự do hay thơ vần luật, nên viết thơ bảy chữ hay thơ tám chữ, nên viết thơ có vần hay không vần...và cuối cùng thì, khi ý đã tới, tƣ tƣởng đã sáng, cảm xúc đã mãnh liệt, có lẽ thơ sẽ tự tìm đƣợc hình thức phù hợp.
Tiểu kết chƣơng 3:
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, chúng tôi xuất phát từ quan niệm thơ siêu thực của Chế Lan Viên trƣớc Cách mạng đến quan niệm thơ hiện thực Cách mạng, từ đó thấy đƣợc những yêu cầu có phần khắt khe của Chế Lan Viên trong thơ: thơ cần gắn bó với hiện thực, cần có ích, thơ cần có ý, có tƣ tƣởng và trí tuệ, cần có trí tƣởng tƣợng. Chế Lan Viên đồng thời rất đề cao vai trò của hình thức trong thơ.
Trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại, Chế Lan Viên là ngƣời tham gia tích cực, là tiếng nói đƣợc chờ đợi trong giới phê bình, lý luận. Đọc lý luận phê bình của Chế Lan Viên, ta thấy rõ tiềm lực dồi dào của một trí tuệ năng động. Những suy nghĩ, những quan niệm về thơ của Chế Lan Viên đã đóng góp không nhỏ cho lý luận văn học nƣớc nhà ở cả phƣơng diện lý luận lý thuyết đến kinh nghiệm thực tiễn sáng tác rất đáng trân trọng.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Chế Lan Viên đã để lại cho nền văn học Việt Nam một văn nghiệp đồ sộ, phong phú và đa dạng ở tất cả các thể loại, từ thơ ca, bút ký đến phê bình và tiểu luận. Với đề tài: “Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình và tiểu luận”, chúng tôi đã góp thêm những nghiên cứu chuyên sâu và tổng quát về quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên đƣợc thể hiện trong những tập phê bình và tiểu luận. Song dù là một chi lƣu của văn nghiệp Chế Lan Viên thì những trang phê bình và tiểu luận cũng đã lên tới con số hàng nghìn. Những vấn đề về quan niệm thơ đƣợc đề cập ở đây thực sự sâu sắc, phong phú lớn lao và nhiều ý nghĩa.
2. Từ cái nhìn khái quát về sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, mảng phê bình và tiểu luận có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với sáng tác của riêng ông. Điểm lại sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên ở các phƣơng diện thơ ca, văn xuôi bút kí và phê bình tiểu luận, chúng tôi hƣớng đến mục đích nhấn mạnh những giá trị của phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam hiện đại, từ